Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 25 đến bài 50

A/ I- MỤC TIÊU:

 1-Kiến thức:

 -Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình.

 - Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ.

 - Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, từ đó hứng thú kinh doanh.

 2- Kỹ năng:

 Vận dụng kiến thức vào thực tế.

 3- Thái độ:

 II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 Tranh vẽ H 50.1 , 50.2 ,50.3 ,50.4 SGK. Tài liệu luật doanh nghiệp, quản trị kinh doanh-

 III PHƯƠNH PHÁP:

 Trực quan, vấn đáp.

 IV- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

 

doc23 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 25 đến bài 50, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 2: TẠO LẬP DOANH NGHIỆP Chương 4: DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH Bài 50: DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP A/ I- MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình. - Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ. - Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, từ đó hứng thú kinh doanh. 2- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế. 3- Thái độ: II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh vẽ H 50.1 , 50.2 ,50.3 ,50.4 SGK. Tài liệu luật doanh nghiệp, quản trị kinh doanh- III PHƯƠNH PHÁP: Trực quan, vấn đáp. IV- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: -Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình. -Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp. B/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY: I-Ổn định lớp: (1 ph). II-Kiểm tra bài cũ: (5 ph) Câu hỏi: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Đáp án: -Bảo quản: Duy trì những đặc tính ban đầu của nông, lâm, thuỷ sản. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng của chúng. -Chế biến: Duy trì, nâng cao chất lượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. III- Giảng bài mới: (35 ph). HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG BÀI GIẢNG H: - Ở địa phương em các gia đình thường kd các hàng hoá gì? - Hàng hoá đó do họ sản xuất hay mua về bán lại? -Có cơ sở dịch vụ nào không? H: Vậy kinh doanh hộ gia định gồm mấy lĩnh vực? là những lĩnh vực nào? H: Dựa vào thông tin sgk + liên hệ thực tế hãy cho biết đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình? H: Để kd được các hộ gia đình cần có điều kiện gì? ( vốn +lao động) H: Vốn kd từ các nguồn nào? H: Chủ kd hộ gia đình thường sử dụng lao động như thế nào? H: Laođông linh hoạt là gì? I-Kinh doanh hộ gia đình. 1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình. - Kinh doanh hộ gia đình bao gồm: sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ. - Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản sau: + Kinh doanh hộ gia đình là một loại hình kinh doanh nhỏ, thuộc sở hữu tư nhân. Cá nhân ( chủ gia đình) là chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh. + Quy mô kinh doanh nhỏ. + Công nghệ kinh doanh đơn giản. + Lao động thường là thân nhân trong gia đình. 2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình. a) Tổ chức vốn kinh doanh. - vốn kinh doanh được chia làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. - Nguồn vốn chủ yếu là của bản thân gia đình. -Nguồn vốn khác: Vay ngân hàng, vay khác... b) Tổ chức sử dụng lao động. - Sử dụng lao động hộ gia đình. - Tổ chức việc sử dụng lao động linh hoạt: một lao động có thể làm nhiều việc khác nhau. 3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình. a) Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra. Mức bán sản Tổng số lượng sản Số sản phẩm = - phẩm ra thị trường phẩm sản xuất ra gia đình tự tiêu dùng Ví dụ 1: Gia đình em một năm sản xuất được 2 tấn thóc, số thóc để ăn và để giống là 1 tấn, số thóc còn lại để bán. Vậy số thóc bán ra thị trường là:2tấn-1tấn= 1tấn Ví dụ 2: Chị B chăn nuôi gia cầm và lợn thịt. Mỗi năm chị cho xuất chuồng 500kg lợn, 100kg gia cầm. Giá bán dao động trong khoảng 20 đến 25 ngàn đồng/1kg lợn và 30 đến 35 ngàn đồng/1kg gia cầm. Ví dụ 3: Anh T ở vùng trung du Bắc Bộ, anh trồng chè. Mỗi năm thu hoạch 2000kg chè các loại, anh bán 90% ra thị trường, 10% để alị chế biến gia công dùng cho gia đình. b) Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán. Mua gôm sản phẩm để bán là một hoạt động thương mại, lượng sản mua sẽ phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu bán ra. Ví dụ : Mặt hàng A mỗi ngày bán được 20 cái, bình quân mỗi tháng bán được 600 cái. Như vậy, kế hoạch mua gom mặt hàng A phải đủ để mỗi tahngs có 600 cái để bán ra. II- Doanh nghiệp nhỏ(DNN) 1.Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghệp nhỏ có ba đặc điểm cơ bản sau: - Doanh thu không lớn. - Số lượng lao động không nhiều. - Vốn kinh doanh ít. 2.Những thuật lợi và khó khăn của DNN. a) Thuận lợi. - Doanh nghiệp nhỏ tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường. - Doanh nghiệp nhỏ dễ quản lí chặt chẽ và hiệu quả. - Dễ dàng đổi mới công nghệ. b) Khó khăn. - Vốn ít nên khó có thể đầu tư đồng bộ. - Thường thiếu thông tin về thị trường. - Trình độ lao động thấp. - Trình độ quản lý thiếu chuyên nghiệp. 3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ. a) Hoạt động sản xuất hàng hoá. - Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: Thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc... b) Các hoạt động mua, bán hàng hoá. - Đại lí bán hàng: Vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu, hàng hoá tiêu dùng khác. - Bán lẽ hàng hoá tiêu dùng: hoa quả, bánh kẹo, quần áo... c) Các hoạt động dịch vụ. - Dịch vụ Internet phục vụ khai thác thông tin, vui chơi giải trí. - Dịch vụ bán, cho thuê sách, truyện... - Dịch vụ sửa chữa: xe máy, điện tử... - Các dịch vụ khác: ăn uống, cắt tóc, giải khác... BÀI 51 LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH A/ I- MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình. - Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ. - Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, từ đó hứng thú kinh doanh. 2- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế. 3- Thái độ: II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh vẽ H 50.1 50.2 50.3 50.4 SGK. III- PHƯƠNH PHÁP: Trực quan, vấn đáp. I - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: -Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình. -Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp. B/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY: I-ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 ph). II-KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 ph) Câu hỏi: I- GIẢNG BÀI MỚI: (35 ph). CÔNG VIỆC THẦY TRÒ NỘI DUNG BÀI GIẢNG LĨNH VỰC KINH DOANH Sản xuất công nghiệp THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT Sản xuất nông nghiệp Sản xuất tiểu thủ công nghiệp Đại lí bán hàng Mua bán trực tiếp Sửa chữa Bưu chính viễn thông Văn hoá, dịch vụ I.Xác định lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp có ba lĩnh vực kinh doanh Hình 51. Các lĩnh vực kinh doanh 1.Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh. Việc xác định lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp quyết định trên cơ sở các căn cứ cơ bản sau: - Thị trường có nhu cầu. - Đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. - Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội. - Hạn chế thấp nhất những ủi ro đến với doanh nghiệp. 2. Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp. Lĩnh vực kinh doanh phù hợp là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh, phù hợp với luật pháp và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nhiệp. Ví dụ: - Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực phù hợp và gần nguồn nguyên liệu, hoặc nghề truyền thống thì lựa chọn lĩnh vực kinh doanh sản xuất các sản phẩm cung ứng cho thị trường như: Các doanh nghiệp kinh doanh ở làng gốm Bát Tràng, mộc Đông Kị... - Ở các thành phố, các khu đô thị nên chọn những lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ. - Ở nông thôn: Kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp, kĩ thuật chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi..., hoặc các dịch vụ sửa chữa, may mặc, dịch vụ y tế, văn hoá. II- Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp phải được tiến hành một cách thận trọng, đảm bảo tính hiện thực và hiệu quả của các quyết định. Việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh được tiến hành theo các bước cơ bản sau: 1. Phân tích. - Phân tích môi trường kinh doanh. + Nhu cầu thị trường và mức độ thoả mãn nhu cầu của thị trường. + Các chính sách và pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá năng lực đội ngủ lao động của doanh nghiệp: + Trình độ chuyên môn. + Năng lực quản lí kinh doanh. - Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. - Phân tích điều kiện về kĩ thuật công nghệ. - Phân tích tài chính. + Vốn đầu tư kinh doanh và khả năng huy động vốn. + Thời gian hoàn vốn đầu tư. + Lợi nhuận. + Các rủi ro. 2. Quyết định lựa chọn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhà kinh doanh đi đén quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp. Ví dụ: Một xí nghiệp cơ khí X, năm đầu thành lập, chỉ sản xuất dụng cụ cơ khí cầm tay như: búa, kìm, rìu, kéo... Sang năm thứ hai, do dự đoán được nhu cầu thị trường về lĩnh vực khách sạn, nhà hàng sẽ phát triển do đó yêu cầu trang trí nội thất sẽ tăng. Giám đốc xí nghiệp quyết định tập trung đầu tư sản xuất bàn ghế cao cấp cho văn phòng, khách sạn, nhà hàng, lớp học, hội trường... Trong một năm, xí nghiệp đã sản xuất được hơn 30 sản phẩm với hàng nghìn chủng loại, đạt doanh thu trên 3 tỉ đồng và lãi thu về trên 200 triệu đồng. Từ số vốn ban đầu là 500 triệu đồng, nay xí nghiệp đã có vốn trên 1 tỉ đồng. Mục tiêu của xí nghiệp đạt doanh thu 10 tỉ đồng va sẽ xuât khẩu ra thị trường nước ngoài. Chương 5 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP Bài 53 XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH A/ I- MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình. - Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ. - Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, từ đó hứng thú kinh doanh. 2- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế. 3- Thái độ: II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh vẽ H 50.1 50.2 50.3 50.4 SGK. III- PHƯƠNH PHÁP: Trực quan, vấn đáp. I - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: -Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình. -Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp. B/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY: I-ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 ph). II-KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 ph) Câu hỏi: I- GIẢNG BÀI MỚI: (35 ph). CÔNG VIỆC THẦY HOẠT ĐỘNG TRỊ NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nhiệp kinh doanh theo nguyên tắc “ bán cái thị trường cần”. Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thường căn cứ vào 4 yéu tố cơ bản: nhu cầu thị trường; tình hình phát triên kinh tế xã hội; pháp luật hiện hành và khả năng của doanh nghiệp. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH DOANH NGHIỆP Nhu cầu thị trường Tình hình phát triển kinh tế xã hội -Phát triển sản xuất hàng hoá -Thu nhập dân cư Đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán hàng hoá Pháp luật hiện hành Chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước Khả năng của doanh nghiệp Vốn, lao động, công nghệ, trangthiết bị, nhà xưởng Hình 53.1 Sơ đồ về căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ: Nhu cầu về thức ăn gia súc ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, sản phẩm lại có khả năng tiêu thụ ở thị trường Campuchia và Lào, nên Công ty việt Phong quyết định đầu tư dây chuyền sản xuấtthức ăn gia súc có công suất 5tấn/giờ và dự kiến sẽ đạt 5tấn/giờ vào ăm sau. II. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 1.Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệpđều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau: Kế hoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng, kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động, kế hoạch sản xuất. Kế hoạch bán hàng Kế hoạch sản xuất Kế hoạch mua hàng Kế hoạch lao động Kế hoạch tài chính NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Hình 53.2 Sơ đồ về nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Kế hoạch =mức bán hàng thực+(-) các yếu bán hàng tế trong thời gian qua tố tăng, giảm Kế hoạch =Mức bán +(-) nhu cầu dự Mua hàng kế hoạch trữ hàng hoá Kế hoạch =Vốn hàng + tiền + tiền vốn kinh doanh hoá công thuế Kế hoạch lao = doanh số bán hàng(dịch vụ) động cần sử dụng định mức lao động của một người Kế hoạch= năng lực sản xuất x số tháng sản xuất 1 tháng Hình 53.3 sơ đồ phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh - Kế hoạch bán hàng được xác định trên cơ sở tổng thu nhu cầu thị trường thông qua các đơn đăt hàng ( hoặc hợp đồng mua hàng) của khách hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường thì kế hoạch ban shàng được xác định trên cơ sở dự đoán nhu cầu của thị trường. - Kế hoạch mua hàng được xác định phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian... với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp. - Kế hoạch vốn kinh doanh được xác địnhcăn cứ vào nhu cầu mua hàng hoá, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế. - kế hoạch lao động của daonh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với ké hoạch kinh doanh. - Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác định rên cơ sởnăng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định ( quý, năm...). Ví dụ: Một doanh nghệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/ tháng; nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Vậy kế hoạch sản xuất một năm của doanh nghiệp X là: 10.000 sản phẩm/tháng x 12 tháng = 120.000 sản phẩm Bài 54 THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP A/ I- MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình. - Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ. - Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, từ đó hứng thú kinh doanh. 2- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế. 3- Thái độ: II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh vẽ H 50.1 50.2 50.3 50.4 SGK. III- PHƯƠNH PHÁP: Trực quan, vấn đáp. I - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: -Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình. -Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp. B/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY: I-ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 ph). II-KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 ph) Câu hỏi: I- GIẢNG BÀI MỚI: (35 ph). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG BÀI GIẢNG I.Xác định ý tưởng kinh doanh Ý tưởng kinh doanh được xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. - Nhu cầu làm giàu của bản thân và có ích cho xã hội. Ông cha ta có câu “ Phi thường bất phú”. Hiểu nghĩa câu trên rằng: Muốn giàu phải làm kinh daonh. - Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như có nhu cầu của thị trường, có địa điểm kinh doanh thuận lợi, hoặc đơn giản là có tiền nhàn rỗi thích thử sức trên thị trường. Ví dụ: Thị trường thành phố có nhu cầu tiêu thụ rau sạch. Vì vậy, các hộ nông dân vùng ven đô tiến hành trồng rau sạch cung cấp cho nhu cầu sử dụng của dân cư thành phố. Hoặc có mặt băng rộng ở khu đông dân cư. Vì vậy, chủ hộ có ý định mở cửa hang kinh doanh các mặt hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của dân cư như rau, hoa, quả, thực phẩm chế biến sẵn... II. Triển khai việc thành lập doanh nghiệp. 1.Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích phương án kinh doanh là chứng minh được ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết. Để xây dựng phương án kinh doanh, người tiến hành nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của daonh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường với mục đích khác nhau, nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho việc tạo lập và phát triển doanh nghiệp. a)Thị trường của doanh nghiệp. Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. - Khách hàng hiện tại là những khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hoá với doanh nghiệp. - Khách hàng tiềm năng là những khách mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp. b) Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp. - Nghiên cứ thị trường của doanh nghiệp thực chất là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường. Nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào 3 yếu tố. + Thu nhập bằng tiền của dân cư. + Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá. + Giá cả hàng hoá trên thị trường. - Nghiên cứu thi trường của doanh nghiệp là tim ra phần thị trường cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nhiệp trả lời các câu hỏi sau: Ai mua hàng của doanh nghiệp? Mua ở đâu? Mua khi nào? Mua như thế nào? Từ đó, doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng và tiêu dùng hàng hoá của khách hàng. Tất cả các yếu tố trên giúp cho doanh nghiệp hình thành quy trình phục vụ khách hàng hiệu quả, đồng thời có các biện pháp thích hợp nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. c) Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường để xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bởi ba yếu tố sau: - Nguồn lực của doanh nghiệp ( vốn, nhân sự và cơ sở vật chất kĩ thuật) - Lợi thế tự nhiên của doanh nghiệp. - Khả năng tổ chức quản lí của doanh nghiệp. d) Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. - Nội dung lụa chọn cơ hội kinh doanh: + Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thoả mãn. + Xác định vì sao nhu cầu chưa thoả mãn. + Tìm cách để thoả mãn những nhu cầu đó. - Quy trinh flựa chọn cơ hội kinh doanh: Để lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp, nhà kinh doanh cần tiến hành các bước sau: + Xác định lĩnh vực kinh doanh. + Xác định loại hàng hoá, dịch vụ. + Xác định đối tượng khách hàng. + Xác định khả năng và nguồn lựccủa doanh nghiệp bao gồm vốn, công nghệ, nhân lực và thời gian. + Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh: Nhu cầu vốn đầu tư cho từng cơ hội kinh doanh; lợi nhuận của từng cơ hội, khi nào hoà vốn... + Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh theo các tiêu chí: sở thích, các chi tiêu tài chính hay mức độ rủi ro. 2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp. a) Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanhtheo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về nội dung hô sơ đăng kí. b) Hồ sơ đăng kí kinh doanh gồm. - Đơn đăng kí kinh doanh. - Điều lệ hoạt động doanh nghiệp. - Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh. c) Nội dung đơn đăng kí kinh doanh. - Tên doanh nghiệp. - Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp. - Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh. - Vốn đều lệ. - Vốn của chủ doanh nghiệp. - Họ, tên, cữ kí, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp. * Đơn đăng kí kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan cấp đăng kí kinh doanh quy định. Bài 55 QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP A/ I- MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình. - Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ. - Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, từ đó hứng thú kinh doanh. 2- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế. 3- Thái độ: II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh vẽ H 50.1 50.2 50.3 50.4 SGK. III- PHƯƠNH PHÁP: Trực quan, vấn đáp. I - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: -Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình. -Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp. B/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY: I-ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 ph). II-KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 ph) Câu hỏi: GIẢNG BÀI MỚI: (35 ph). CÔNG VIỆC THẦY CÔNG VIỆC TRÒ NỘI DUNG BAI GIẢNG I.Tổ chức hoạt động kinh doanh. 1. Xác định cơ cấu tổ chức kinh doanh. a) Đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm những bộ phận, cá nhân khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môm hoá theo những nhiệm vụ, công việc nhất định nhằm thực hiện mục tiêu xác định của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có hai đặc trưng cơ bản, đó là tính tập trung và tính tiêu chuẩn hoá: - Tính tập trung thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá nhân hay một bộ phận. Ví dụ: Các hoạt động mua, bán, giá cả, tuyển dụng nhân sự... đều do giám đốc doanh nghiệp quyết định. - Tính tiêu chuẩn hoá đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Ví dụ: Nhân viên bán hàng phải thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả bán hàng cho giám đốc doanh nghiệp; trước khi mua hàng, nhân viên phải lấy báo giá trình giám đốc... b) Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp để xác lập cơ cấu tổ chức phù hợp. - Doanh nghiệp nhỏ thường có mô hình cấu trúc đơn giản với các đặc điểm cơ bản như sau: + Quyền quản lí tập trung vào một người – giám đốc doanh nghiệp xử lí thông tin và quyết định vấn đề của doanh nghiệp. + Ít đầu mối quản lí, số lượng nhân viên ít. + Cấu trúc gọn nhẹ và dễ thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh. GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Nhân viên Bán hàng 1 Nhân viên Bán hàng 2 Nhân viên Bán hàng n ... Nhân viên kế toán Hình 55.1 Mô hình cấu trúc đơn giản Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và lớn sẽ có mô hình cấu trúc phức tạp hơn, đó là các loại cấu trúc theo chức năng chuyên môn, cấu trúc theo nghành hàng kinh doanh. GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Các đơn vị trực thuộc và nhân viên Phòng tổ chức nhân sự Phòng kế toán Phòng kinh doanh Hình 55.2 Mô hình cấu trúc chức năng GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Ngành hàng A Ngành hàng B Ngành hàng C Các đon vị trực thuộc và nhân viên Hình 55.3 Mô hình cấu trúc theo ngành hàng 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng, nó góp phần thực hiện các mục tiêu xác định của doanh nghiệp và biến các kế hoạch của doanh nghiệp thành những kết quả thực tế. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm các công việc sau: a) Phân chia nguồn lực của doanh nghiệp. Các nguồn lực của doanh nghiệp gồm: - Tài chính: Việc phân chia nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào nhu cầu mua, bán hàng hoá và tổ chức các dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. - Nhân lực: Doanh nghiệp phân công lao động trên cơ sở: + Xuất phát từ công việc để dung fngười. + Sử dụng đúng người để phát huy được khả năng và có hiệu quả. - Các nguồn lực khác ( trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển...), sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả. b) theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh. - Phân công người theo dõi tiến độ thực hiện từng côn

File đính kèm:

  • docGa-CN10 3.doc