I) MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết được các bước triển khai việc thành lập doanh nghiệp
II) CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu các tài liệu liên quan
- Học sinh: Đọc trước nội dung
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra bài cũ: 5’ Nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của donh nghiệp
Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 54: Thành lập doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 , tiết 48
Ngày soạn: 28/3/2009
BÀI 54: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
I) MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết được các bước triển khai việc thành lập doanh nghiệp
II) CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu các tài liệu liên quan
- Học sinh: Đọc trước nội dung
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra bài cũ: 5’ Nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của donh nghiệp
Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1: Giói thiệu bài 5’
- Sau khi chủ doanh nghiệp xác định kế hoạch kinh doanh cụ thể, thì việc tiếp theo là sẽ triển khai các bước để thành lập doanh nghiệp vậy các bước đó là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc xác định ý tưởng kinh doanh: 5’
I) Xác định ý tưởng kinh doanh:
Xuất phát từ nhiều lý do:
- Nhu cầu làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội
- Có nhu cầu của thị trường, có địa điểm kinh doanh thuận lợi, hoặc đơn giản là có tiền nhàn rỗi thích thử sức trên thị trường
- Nêu câu tục ngữ ‘phi thương bất phú”
- Hãy nêu các hoạt động kinh doanh ở địa phương
- Dựa trên ví dụ phân tích cho học sinh thấy các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp
- Suy nghĩ, nêu ví dụ
Hoạt động 3: Tìm hiểu triển khai việc thành lập doanh nghiệp 30’
II) Triển khai việc thành lập doanh nghiệp:
1) Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp
a) Thị trường của doanh nghiệp:
- Gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng
*Khách hàng hiện tại: Khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hóa với doanh nghiệp
*Khách hàng tiềm năng: Khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp
b)Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:
- Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường
- Nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào 3 yếu tố:
+ Thu nhập bằng tiền của dân cư
+ Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
+ Giá cả hàng hóa trên thị trường
c) Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp:
- Được xác định bởi 3 yếu tố:
+ Nguồn lực của doanh nghiệp ( vốn, nhân sự và cơ sở vật chất kĩ thuật)
+ Lợi thế tự nhiên của doanh nghiệp
+ Khả năng tổ chức quản lí doanh nghiệp
d) Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp:
- Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:
*Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu khách hàng chưa được thảo mãn
*Xác định vì sao nhu cầu chưa được thỏa mãn
*Tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó
- Qui trình lựa chọn cơ hội kinh doanh phù hợp:
*Xác định lĩnh vực kinh doanh
*Xác định loại hàng hóa, dịch vụ
*Xác định đối tượng khách hàng
*Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp
*Sắp xếp cơ hội kinh doanh theo các tiêu chí, sở thích, các chỉ tiêu tài chính hay mức độ rủi ro
2) Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp
a) Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp:
Phải lập và nộp đủ hổ sơ đăng kí kinh doanh theo qui định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ
b) Hồ sơ đăng kí kinh doanh gồm:
- Đơn đăng kí kinh doanh
- Điều lệ hoạt đông doanh nghiệp
- Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh
c) Nội dung đơn đăng kí kinh doanh:
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp
- Mục tiêu của ngành, nghề kinh doanh
- Vốn điều lệ
- Vốn của chủ doanh nghiệp
- Họ, tên, chữ kí, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp
Đơn phải theo mẫu thống nhất do cơ quan cấp đăng kí kinh doanh quy định
- Mục đích của việc phân tích phương án kinh doanh là chứng minh được ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết
- Để xây dựng phương án kinh doanh, người ta tiến hành nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp
- Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng là khách hàng gì?
- Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là nghiên cứu gì?
- Để mua một sản phẩm hàng hóa người ta cần chuẩn bị và quan tâm đến vấn đề gì?
- Người sản xuất để tạo ra sản phẩm cung ứng cho thị trường cần quan tâm đến cái gì?
- Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi: Ai mua hàng? Mua ở đâu? Mua khi nào? Mua như thế nào?
- Căn cứ vào đâu để xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp?
- Lợi thế tự nhiên của doanh nghiệp: Doanh nghiệp ở trung tâm thành phố có lợi thế hơn doanh nghiệp ở xa trung tâm vì lượng khách hàng đông hơn
- Một doanh nghiệp kinh doanh ở thành phố lớn có lợi thế hơn một doanh nghiệp kinh doanh ở nông thôn. Vì đời sống kinh tế ở thành phố cao hơn, mức tiêu dùng cao, khả năng mua sắm nhiều hơn nông thôn
Nêu một số ví dụ về cơ hội kinh doanh ở địa phương
- Hồ sơ đăng kí kinh doanh gồm những gì?
- Nội dung đăng kí kinh doanh như thế nào?
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường
- Sản xuất và bán rau, quả sạch, trồng cỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Đơn đăng kí kinh doanh
- Điều lệ hoạt đông doanh nghiệp
- Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp
- Mục tiêu của ngành, nghề kinh doanh
- Vốn điều lệ
- Vốn của chủ doanh nghiệp
- Họ, tên, chữ kí, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp
IV) CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 5’
*Củng cố: Thị trường của doanh nghiệp là gì? Cơ hội kinh doanh là gì?
Xây dựng phương án kinh doanh cho một doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
*Dặn dò: Học bài và đọc bài 55
File đính kèm:
- bai 54cn.doc