Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 10: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Biết được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.

- Biết được một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng chúng.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh vấn đề.

- Phát triển khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.

3/ Thái độ:

- Có quan điểm đúng đắn về SX nông lâm nghiệp.

- Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.

II. Chuẩn bị:

1/ GV:

a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

b) Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

 Tranh ảnh có liên quan.

2/ HS: Đọc bài mới. Chuẩn bị các mẫu phân vi sinh (nếu có).

III. Nội dung & tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1)

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 10: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết: 10 BÀI 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN. I. Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Biết được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. - Biết được một số loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử dụng chúng. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh vấn đề. Phát triển khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập. 3/ Thái độ: Có quan điểm đúng đắn về SX nông lâm nghiệp. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương. II. Chuẩn bị: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo. Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị các mẫu phân vi sinh (nếu có). III. Nội dung & tiến trình bài dạy : 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (5’) : Đặc điểm, tính chất & kĩ thuật sử dụng các loại phân bón hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật. 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS HĐ 1: Tìm hiểu nguyên lí SX phân vi sinh vật (5’) I. NGUYÊN LÍ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH: - Nguyên lí sản xuất: Phân lập & nhân chủng VSV đặc hiệu ® Trộn với chất nền ® Thành phẩm (phân bón vi sinh) HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng các loại phân bón VSV (30’) II. MỘT SỐ LOẠI PHÂN VSV THƯỜNG DÙNG: Phân VSV cố định đạm: - Loại phân bón có chứa các VSV cố định đạm như VK cố định đạm sống cộng sinh với cây họ Đậu (Nitragin) hoặc VSV sống hội sinh với cây lúa & 1 số cây trồng khác (Azogin). - Thành phần: than bùn, VK cố định đạm, ngtố khoáng đa & vi lượng. - Cách sử dụng: Tẩm hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất. Phân VSV chuyển hoá lân: - Loại phân bón chứa VSV chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ (Photphobacterin) hoặc VSV chuyển hoá lân khó tan thành lân dễ tan (Phân lân hữu cơ vi sinh). -Thành phần : Than bùn, VSV chuyển hoá lân, bột photphorit hoặc apatit, nguyên tố khoáng và vi lượng. -Cách sử dụng: Tẩm hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất. Phân VSV phân giải chất hữu cơ: - Là loại phân chứa VSV phân hủy và chuyển hoá các chất hữu cơ (chủ yếu là xenlulôzơ) thành các hợp chất khoáng cho cây hấp thụ. - Hai loại phân VSV phân giải chất hữu cơ thường gặp là: Estrasol (Nga) và Mana (Nhật) . - Cách sử dụng: Bón trực tiếp vào đất. + Phân nhóm HS thảo luận trả lời, xây dựng bài học. -Thế nào là công nghệ vi sinh? -Các loại phân VSV dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp. - Nguyên lí SX các loại phân VSV? - Hiện nay, chúng ta đang dùng những loại phân VSV cố định đạm nào? -Có thể dùng Nitragin bón cho các cây trồng không phải cây họ đậu được không? Tại sao? GV giải thích thêm mối quan hệ cộng sinh & hội sinh. Thành phần của phân VSV cố định đạm? Cách sử dụng. - Phân VSV chuyển hoá lân có những dạng nào? - Thành phần chính của phân VSV chuyển hoá lân. Cách sử dụng.Phân có thể dùng trộn chung với phân lân hoá học được không? Tại sao? - Thành phần chính trong phân VSV chuyển hoá chất hữu cơ. - Có những loại nào? Cách dùng? - Tại sao bón phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy quá trình khoáng hoá, giúp cây hấp thụ khoáng? Hs đọc SGK, thảo luận nhóm xây dựng bài học. - Công nghệ vi sinh nghiên cứu, khai thác hoạt động sống của VSV để sản xuất các sản phẩm có giá trị. -Phân VSV cố định đạm, chuyển hoá lân, phân giải chất hc. -Nhân chủng VSV đặc hiệu ® Trộn với chất nền. -Mỗi nhóm trả lời, BS xây dựng bài học. - Phân Nitragin, Azogin. - Không bởi vì VK cố định đạm này (thường là chủng Rhizôbium) chỉ sống cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu. HS nêu các thành phần của phân VSV cố định đạm & cách sử dụng. - Photphobacterin và phân lân hữu cơ vi sinh. - HS nêu các thành phần của phân VSV chuyển hóa lân & cách sử dụng. - Phân lân hữu cơ vi sinh có thể dùng trộn chung với phân lân hoá học nhằm chuyển hoá lân khó tan thành lân dễ tan. - VSV phân huỷ và chuyển hoá các chất hữu cơ thành các hợp chất khoáng cho cây hấp thụ. - Estrasol và Mana, dùng bón trực tiếp vào đất. - Vì VSV phân giải chất hữu cơ tiết ra enzim phân giải xenlulô. 4/ Củng cố (3’): Nêu đặc điểm, thành phần & cách sử dụng các loại phân bón VSV. 5/ Dặn dò (1’): Học bài cũ. Đọc bài mới. Chuẩn bị bài mới: Lọ nhựa, phân hóa học NPK, cây cà chua con.

File đính kèm:

  • doct10cn10.doc
Giáo án liên quan