Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 20: Chọn lọc giống vật nuôi

I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.

- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta.

2/ Kĩ năng:

Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề.

3/ Thái độ: Hình thành được thái độ say mê học tập, làm việc có khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1/ GV:

a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

b) Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

 Tranh ảnh có liên quan.

2/ HS: Đọc bài mới.

III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1)

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 20: Chọn lọc giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19. Tiết : 20 BÀI 23: CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi. - Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề. 3/ Thái độ: Hình thành được thái độ say mê học tập, làm việc có khoa học. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo. Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS : Đọc bài mới. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (5’) : 1/ Thế nào là sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi? 2/ Hãy trình bày quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? 3/ Tiến trình bài mới : HĐGV HĐHS NỘI DUNG Thông thường, nông dân khi chọn giống heo thịt, người ta cần chú ý quan sát đặc điểm gì? Cách chọn như vậy căn cứ vào yếu tố gì? -Trâu, bò VN có đđ thể chất: da khô, cơ xương phát triển, mỡ ít, thường dùng để cày, kéo. Vậy đđ thể chất là gì? - Cho VD về khả năng sinh trưởng, phát dục? - Cho VD về sức sản xuất? HS thảo luận nhóm đưa ra các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi. -Trước hết, người ta quan sát hình dáng bên ngoài của heo con như: heo có chiều dài, chân to, mông nở, vai lớn, Þ Ngoại hình. Cách chọn lọc đơn giản là căn cứ vào ngoại hình để dự đoán sức SX của vật nuôi (nông dân thường sử dụng dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi). - Thể chất: Là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi, được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi. - Trâu 41 tháng tuổi mới đẻ lứa đầu, gà đẻ từ ngày 134 trở đi. - Gà Tam Hoàng đẻ trứng 148 quả /năm. HĐ1: Tìm hiểu các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi. I. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi: (14’) 1/ Ngoại hình, thể chất: a) Ngoại hình: Là hình dáng bên ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng của giống. b) Thể chất: Là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi, được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi. 2/ Khả năng sinh trưởng, phát dục: Được đánh giá bằng tốc độ tăng khối lượng cơ thể và mức tiêu tốn thức ăn. 3/ Sức sản xuất: Là mức độ sản xuất ra sản phẩm, phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể. GV cho HS thảo luận nhóm phân biệt 2 pp chọn lọc giống vật nuôi. - Thế nào là chọn lọc hàng loạt ? Áp dụng đối với những loại nật nuôi nào? Ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt? - Thế nào là chọn lọc cá thể? Gồm mấy bước? Nội dung công việc từng bước. - Ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể. Đối tượng được áp dụng pp chọn lọc này. Dựa vào SGK/ trang 69 - 70 HS hoạt động nhóm xây dựng bài cụ thể: + Chọn lọc nhiều vật nuôi cùng 1 lúc: Chọn lọc hàng loạt. + Đối tượng chọn lọc: Chọn lọc tiểu gia súc & gia cầm cái. +Ưu:Nhanh,đơn giản,dễ làm. Nhược:Hiệu quả chọn lọc không cao. + chọn lọc căn cứ vào đặc điểm của từng cá thể vật nuôi. + Gồm 3 bước: Chọn lọc tổ tiên, chọn lọc bản thân, kiểm tra đời sau. Đối tượng áp dụng: Đại gia súc (thường chọn đực giống). +Ưu: Kiểm tra được KH và KG, chất lượng KT cao, tin cậy. +Nhược: Phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật cao. II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi: (20’) 1.Chọn lọc hàng loạt: - KN: Là chọn lọc số lượng nhiều vật nuôi 1 lúc hay trong thời gian ngắn. - Đối tượng áp dụng: Chọn lọc tiểu gia súc & gia cầm cái. - Ưu – nhược điểm: Nhanh, đơn giản, không tốn kém, dễ thực hiện nhưng hiệu quả chọn lọc không cao, không đạt được độ đồng đều của giống. 2.Chọn lọc cá thể: - KN: Là pp chọn lọc căn cứ vào đặc điểm của từng cá thể vật nuôi. Gồm 3 bước + Chọn lọc tổ tiên: Dựa vào phả hệ, tổ tiên của con vật. + Chọn lọc bản thân: Chọn những con vật có kết quả kiểm tra năng suất cá thể tốt làm giống. + Kiểm tra đời sau: Dựa vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không. - Đối tượng áp dụng: Đại gia súc (thường chọn đực giống). - Ưu – nhược điểm: Kiểm tra được kiểu hình & kiểu gen, chất lượng cao, độ tin cậy chính xác lớn. Đòi hỏi có cơ sở vật chất, kĩ thuật cao (Trung tâm chọn giống). 4/ Củng cố (4’) : Phân biệt chọn lọc hàng loạt & chọn lọc cá thể ở vật nuôi. 5/ Dặn dò (1’): Học bài cũ. Trả lời câu hỏi SGK/ trang 70. Chuẩn bị bài mới: Quan sát các hình ảnh vật nuôi SGK/ trang 71 – 73 & mô tả hình dạng ngoài của các loại vật nuôi đó.

File đính kèm:

  • doct20cn10.doc