I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Biết được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Biết được thế nào là tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi.
- Biết được nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
- Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
- Có ý thức bảo tồn giống vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 25: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 28: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
Tuần 22
Tiết 25
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Biết được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Biết được thế nào là tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi.
- Biết được nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.
Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
Có ý thức bảo tồn giống vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị trước câu hỏi: Chuẩn bị bài mới: Muốn vật nuôi cho nhiều sản phẩm thì phải đáp ứng nhu cầu gì của chúng? Nhu cầu dd của vật nuôi là gì?
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’)
2/ KT bài cũ (4’) : - Trình bày khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò?
- Trình bày quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò?
3/ Tiến trình bài mới :
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
GV giới thiệu: Để vật nuôi tồn tại, lớn lên & tạo sản phẩm thì cần cung cấp chất dd. Vậy: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là gì?
- Phân biệt nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất?
HS dựa vào SGK/ trang 81 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
- Là lượng thức ăn vật nuôi thu vào để duy trì sự sống và cho sản phẩm.
+ Duy trì: vật nuôi tồn tại, không cho sản phẩm.
+ Sản xuất: tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm.
HĐ 1: Tìm hiểu KN về nhu cầu dd của vật nuôi
I. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi: gồm 2 phần
- Nhu cầu duy trì: Lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt & các hoạt động sinh lí, không cho sản phẩm.
- Nhu cầu sản xuất: Lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm (thịt, trứng, sữa, sức kéo,...)
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung II/ SGK trang 82 thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung PHT (1).
-Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì?
Vật nuôi cần các chất dd nào? Các chất dd đó có ở đâu trong TĂ của vật nuôi? Mỗi chất có vai trò gì đối với cơ thể?
* Mở rộng:
- Đối với vật nuôi lấy thịt thì nhu cầu dd loại nào cần nhất?
- Nếu khẩu phần ăn thiếu prôtêin thì sao?
- Vật nuôi cần những loại khoáng nào? Vai trò của khoáng đối với cơ thể vật nuôi?
- Vật nuôi cần những loại vtm nào? Vai trò của của vtm?
Khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cho cơ thể vật nuôi, người ta còn quan tâm đến chỉ tiêu nào ngoài các chỉ tiêu dd trên?
Dựa vào II/ SGK trang 82, HS hoạt động nhóm xây dựng bài.
- Là lượng thức ăn cần thiết cho 1 vật nuôi trong 1 ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó.
HS dựa vào nội dung II/ SGK trang 82 thảo luận nhóm hoàn thành nội dung PHT (1).
- Nhu cầu dd về các chất cung cấp NL là cần nhất.
- Thiếu prôtêin a quá trình TĐC giảm, sức đề kháng yếu.
- Khoáng đa lượng & khoáng vi lượng. Tham gia điều hòa TĐC, cấu tạo cơ thể, cấu tạo enzim,
- Vật nuôi cần 2 nhóm:
+ Vtm B, C tan trong nước.
+ Vtm A, D, E, K tan trong dầu.
- Vai trò: Tham gia điều hòa TĐC.
Chỉ tiêu hàm lượng xơ & các a. a.
HĐ 2: Tìm hiểu các chỉ tiêu xây dựng tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
II. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi:
1/ Khái niệm: Lượng thức ăn cần thiết cho 1 vật nuôi trong 1 ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó.
2/ Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn:
a. Năng lượng: Có trong gluxit, lipit, protein. Lipit cho nguồn NL cao nhất, nhưng tinh bột là nguồn cung cấp NL chủ yếu & thường xuyên cho vật nuôi. NL tính bằng calo hoặc jun.
b. Protein: Có trong thức ăn, tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô và tạo sản phẩm.
c. Khoáng:
- Khoáng đa lượng: Na, Ca, Cl, P, Mg, (tính bằng g/ con/ ngày)
- Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Co, Mn, Zn, (tính bằng mg/ con/ ngày)
d. Vitamin: gồm 2 nhóm:
- Vitamin tan trong nước: (Vtm nhóm B & C) tham gia các phản ứng giải phóng NL.
- Vitamin tan trong dầu: (vtm A, D, E, K) tham gia các phản ứng cấu tạo cơ thể.
- Tính bằng UI, mg hoặc g.
e.Chất xơ, các axit amin: Khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cho cơ thể vật nuôi cũng quan tâm đến 2 hàm lượng xơ & a.a (đặc biệt là gà, lợn ).
GV y/c HS đọc phần III/ SGK trang 83 để trả lời câu hỏi:
- Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì?
-Khi phối hợp khẩu phần ăn phải tuân theo nguyên tắc gì? Tại sao?
HS đọc phần III/ SGK trang 83 để trả lời câu hỏi:
- Là tiêu chuẩn ăn xác định đã được tính cụ thể.
- Tính khoa học và tính kinh tế. Vì như thế mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cả về chất lượng và số lượng thức ăn, mới hạ được giá thành và đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.
HĐ 3: Tìm hiểu nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
III. Khẩu phần ăn của vật nuôi:
1/ Khái niệm: Là tiêu chuẩn ăn xác định đã được tính cụ thể.
2/ Nguyên tắc phối hợp khẩu phần:
-Tính khoa học: Đảm bảo đủ tiêu chuẩn, hợp khẩu vị và đặc điểm sinh lí tiêu hóa.
-Tính kinh tế: Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có để giảm chi phí, hạ giá thành.
PHIẾU HỌC TẬP (1)
Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn
Nguồn cung cấp
Chức năng
Năng lượng
Gluxit, lipit, protein, tinh bột
Duy trì mọi hoạt động sống của con vật
Protein
Đậu, thịt , cá, sữa
Tổng hợp các hoạt chất sinh học (enzim, hoocmon,kháng thể,), các mô và tạo sản phẩm
Khoáng
Các nguyên tố: Na, Ca, Cl, P, Mg, Fe, Cu, Co,
Tham gia điều hòa TĐC, cấu tạo cơ thể, cấu tạo enzim,
Vitamin
Rau xanh, tắm nắng
Điều hòa TĐC
Chất xơ
Rau, cỏ
Tiêu hóa
4/ Củng cố : (3’) Hãy nêu các chỉ số dd biểu thị tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi.
5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ. Trả lời các câu hỏi SGK/ trang 83. Xem bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Hãy liệt kê các loại TĂ dùng trong chăn nuôi mà em biết.
File đính kèm:
- t25cn10.doc