I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Biết được đặc điểm cơ bản của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản và chế biến.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề qua khả năng phân tích kênh hình, kênh chữ SGK.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
- Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 35: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến, nông, lâm, thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN, NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
Bài 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN, NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
Tuần 28
Tiết 35
I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Hiểu được mục đích, ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Biết được đặc điểm cơ bản của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản và chế biến.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề qua khả năng phân tích kênh hình, kênh chữ SGK.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Các đk nào làm cho vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh?
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’)
2/ KT bài cũ (5’) : Không KT bài cũ – thay bằng giới thiệu chương bài mới.
3/ Tiến trình bài mới:
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
* GV y/c HS đọc phần I/ SGK trang 118 – 119 để thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Lúa được bảo quản như thế nào?
- Tre, gỗ được bảo quản như thế nào?
-Tôm, cá được bảo quản như thế nào?
- Hãy kể các họat động chế biến nông, lâm, thủy sản mà em biết?
- Trình bày mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản? (Phiếu HT)
HS đọc phần I/ SGK trang 118 – 119 để thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Phơi khô, quạt sạch, đóng bao, đựng trong thùng kín.
- Ngâm trong nước để diệt trừ sâu bệnh, hạn chế nấm và mọt phá hoại.
- Phơi khô hoặc đông lạnh.
- Sát thóc thành gạo, làm mì sợi, nước mắm, nước giải khác từ trái cây, thịt hôïp, . . .
HS hoàn thành PHT
HĐ1: TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN (11’)
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản:
1 .Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, nông, lâm. thủy sản:
- Duy trì những đặc điểm ban đầu của sp.
- Hạn chế những tổn thất về số lượng và chất lượng.
2. Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến, nông, lâm. thủy sản:
-Duy trì, nâng cao chất lượng.
-Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị.
-Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
GV y/c HS phân tích kĩ các đặc điểm của nông, lâm, thủy, sản & trả lời câu hỏi:
-Vai trò của nông, lâm, thủy sản đ/v đời sống con người?
-Trong đk bình thường vì sao nông, lâm, thủy sản khó bảo quản lâu dài?
HS phân tích kĩ các đặc điểm của nông, lâm, thủy, sản & trả lời câu hỏi:
- Là nguồn LTTP chứa các chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: giấy, mỹ nghệ, gia dụng.
-Vì thường chứa nhiều nước là mt thuận lợi cho VSV xâm nhiễm gây thối.
HĐ2: TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÔNG, LÂM, THỦY SẢN (11’).
II. Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản:
- Là nguồn lương thực, thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Chứa nhiều nước trong rau, quả tươi.
- Dễ bị VSV xâm nhiễm gây hư hỏng.
- Lâm sản là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: giấy, mỹ nghệ, gia dụng.
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình bảo quản nông, lâm, thủy sản?
- Độ ẩm ảnh hưởng như thế nào?
- Nhiệt độ ảnh hưởng ra sao?
- Những loại SV nào gây hại?
- Độ ẩm, nhiệt độ, sinh vật gây hại.
- Độ ẩm cao làm cho sản phẩm khô bị ẩm trở lại là điều kiện thuận lợi cho VSV, côn trùng phát triển, phá hại.
- Nhiệt độ tăng làm cho VSV họat động mạnh, các phản ứng sinh hóa tăng làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm mạnh.
-Sinh vật gây hại:VSV, các loại động vật (chuột, gián, kiến, . . .)
HĐ3: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TRONG BQ NÔNG, LÂM, THỦY SẢN (10’)
III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản:
- Độ ẩm cao làm cho sản phẩm khô bị ẩm trở lại là điều kiện thuận lợi cho VSV, côn trùng phát triển, phá hại.
- Nhiệt độ tăng làm cho VSV hoạt động mạnh, các phản ứng sinh hóa tăng làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm mạnh.
- Sinh vật gây hại: VSV, các loại động vật (chuột, gián, kiến, . . .)
PHIẾU HỌC TẬP: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản:
Mục đích,
ý nghĩa
Công tác bảo quản
Công tác chế biến
- Duy trì những đặc điểm ban đầu.
- Hạn chế những tổn thất về số lượng và chất lượng.
- Duy trì, nâng cao chất lượng.
- Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị.
- Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
4/ Củng cố : (5’) Trình bày các đặc điểm của nông, lâm, thủy sản. Để bảo quản nông, lâm, thủy sản cần khắc phục những yếu tố nào?
5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ. Trả lời câu hỏi cuối bài SGK/ trang 121. Chuẩn bị bài mới: Làm thế nào để bảo quản củ, hạt giống ?
File đính kèm:
- t35cn10.doc