I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Biết được các loại kho và các phương pháp và quy trình bảo quản thóc, ngô, rau, hoa, quả tươi.
- Biết được phương pháp & quy trình công nghệ chế biến gạo, khoai sắn, các loại rau quả.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề qua những quy trình bảo quản, chế biến lương thực thực phẩm.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
- Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 37: Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 42, 44: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
Tuần
Tiết 37
I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Biết được các loại kho và các phương pháp và quy trình bảo quản thóc, ngô, rau, hoa, quả tươi.
- Biết được phương pháp & quy trình công nghệ chế biến gạo, khoai sắn, các loại rau quả.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề qua những quy trình bảo quản, chế biến lương thực thực phẩm.
- Phát triển tư duy cho HS. Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương.
3/ Thái độ:
Hình thành khả năng làm việc có khoa học.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Chuẩn bị bài mới: Làm thế nào để bảo quản củ, hạt giống ?
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’)
2/ KT bài cũ (3’) : -Trình bày tiêu chuẩn hạt giống, phương pháp và quy trình bảo quản hạt giống?
- Trình bày tiêu chuẩn hạt giống, phương pháp và quy trình bảo quản củ giống?
3/ Tiến trình bài mới:
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
GV y/c HS đọc nội dung I/ SGK trang 126 để thảo luận nhóm & trả lời câu hỏi:
Có những dạng kho nào bảo quản thóc, ngô?
- Xây nhà kho bằng gạch với tường nhằm mục đích gì?
- Gầm thông gió có ý nghĩa gì?
Nêu 1 số pp bảo quản thóc ngô.
-Trình bày quy trình bảo quản thóc ngô?
-Tại sao muốn bảo quản lâu dài, sắn cần phải thái lát?
- Khoai thường bị loại côn trùng nào phá hại?
HS đọc nội dung I/ SGK trang 126 để thảo luận nhóm & trả lời câu hỏi:
- Nhà kho, kho ciclo,
- Ngăn chặn, hạn chế sự phá hại của SV: chim, sâu bọ, chuột... Hạn chế tác động của nhiệt độ, độ ẩm.
+Hạn chế sự tăng nhiệt, độ ẩm, tránh ngập lụt.
+ Thu hoạch ® Tuốt, tẽ hạt ® Làm sạch và phân lọai ® Làm khô® Làm nguội ® Phân lọai theo chất lượng ® Bảo quản ® Sử dụng.
+ Để giảm lượng nước đến mức giới hạn chống VSV xâm nhiễm và giảm hô hấp.
+ Bọ hà khoai lang đục củ.
HĐ 1: TÌM HIỂU PP & QUY TRÌNH BẢO QUẢN – CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (20’)
I. Bảo quản và chế biến lương thực:
1. Bảo quản thóc, ngô:
a) Các dạng kho bảo quản:
-Nhà kho: có gầm thông gió, tường bằng gạch, mái che có trần cách nhiệt, kho thuận tiện cho việc chuyên chở.
-Kho ciclo: Được trang bị đồng bộ và hiện đại hơn.
b) Một số phương pháp bảo quản:
- Đổ rời, đóng bao, chum vại
- Ở các nước phát triển: bảo quản trong các ciclo được trang bị hiện đại.
c) Quy trình bảo quản thóc ngô:
+ Thu hoạch ® Tuốt, tẽ hạt ® Làm sạch và phân lọai ® Làm khô® Làm nguội ® Phân lọai theo chất lượng ® Bảo quản ®Sử dụng.
2. Bảo quản khoai lang, sắn:
a) Quy trình bảo quản sắn lát khô:
Thu hoạch ® Chặt cuống, gọt vỏ ® Làm sạch ® Thái lát ® Làm khô ® Đóng gói® Bảo quản kín, khô ráo® Sử dụng.
b) Quy trình bảo quản khoai lang tươi:
Thu hoạch & lựa chọn khoai ® Hong khô ® Xử lí chất chống nấm ® Xử lí chất chống nẩy mầm ® Phủ cát khô ® Bảo quản ® Sử dụng.
- Nông dân làm sạch thóc sau khi phơi khô?
- Chế biến gạo từ thóc bằng cách nào?
- Gạo lứt là gì?
-Trình bày quy trình chế biến gạo từ thóc?
-Trình bày quy trình chế biến tinh bột sắn?
+ Quạt sạch bụi, thóc lép, thu hạt to, nặng, chất lượng cao.
+ Xay gạo bằng cối hoặc giã gạo. Xí nghiệp lớn dùng máy hiện đại, quy mô lớn.
+ Gạo còn lớp vỏ cám bao ngoài.
+ Làm sạch thóc ® Xay ® Tách trấu ® Xát trắng ® Đánh bóng ® Bảo quản ® Sử dụng.
+ Thu hoạch ® Làm sạch ® Nghiền ® Tách bã ® Thu hồi tinh bột ® Bảo quản ướt ® Làm khô ® Đóng gói ® Sử dụng.
3.Chế biến gạo từ thóc:
Làm sạch thóc ® Xay ® Tách trấu ® Xát trắng ® Đánh bóng ® Bảo quản ® Sử dụng.
4.Chế biến sắn:
a) Một số pp chế biến sắn: phơi khô (thái lát, chặt khúc hoặc để cả củ, nạo thành sợi); chế biến bột sắn; lên men bột sắn,
b) Quy trình : Thu hoạch ® Làm sạch ® Nghiền ® Tách bã ® Thu hồi tinh bột ® Bảo quản ướt ® Làm khô ® Đóng gói ® Sử dụng.
- Vì sao rau quả tươi khó bảo quản?
- Nguyên tắc bảo quản rau, hoa, quả tươi là gì?
- Trình bày quy trình bảo quản lạnh rau,hoa, quả tươi?
- Nêu 1 số pp chế biến rau, hoa quả mà em biết.
- Trình bày quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp?
+Vì còn các hđ sống (hô hấp, chín, nẩy mầm), chứa nhiều dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị VSV xâm nhiễm.
+ Giữ trạng thái ngủ nghỉ, tránh VSV xâm nhiễm để giữ được chất lượng ban đầu của sản phẩm.
+ Thu hái ® Chọn lựa ® Làm sạch ® Làm ráo nước ® Bao gói ® Bảo quản lạnh ® Sử dụng.
Làm dưa chua, đóng hộp, sấy khô, chế biến đồ uống,
Rau, quả ® Phân loại ® Làm sạch ® Xử lí cơ học ® Xử lí nhiệt ® Vào hộp ® Bài khí ® Ghép mí ® Thanh trùng ® Làm nguội ® Bảo quản thành phẩm ® Sử dụng.
HĐ2: TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP & QUY TRÌNH BẢO QUẢN – CHẾ BIẾN CÁC LOẠI THỰC PHẨM ( 15’)
II. Bảo quản và chế biến rau, hoa, quả tươi:
1. Một số phương pháp bảo quản:
Điều kiện thường, lạnh (phổ biến nhất), môi trường khí biến đổi, hóa chất, chiếu xạ.
2. Quy trình bảo quản lạnh:
Thu hái ® Chọn lựa ® Làm sạch ® Làm ráo nước ® Bao gói ® Bảo quản lạnh ® Sử dụng.
3. Phương pháp & quy trình công nghệ chế biến rau, quả:
a. Một số pp chế biến rau, quả: Đóng hộp, sấy khô, chế biến nước uống, muối chua.
b. Quy trình: Rau, quả ® Phân loại ® Làm sạch ® Xử lí cơ học ® Xử lí nhiệt ® Vào hộp ® Bài khí ® Ghép mí ® Thanh trùng ® Làm nguội ® Bảo quản thành phẩm ® Sử dụng.
4/ Củng cố: (2’) Nêu lại các quy trình chế biến lương thực, thực phẩm.
5/ Dặn dò: (1’) Học bài cũ – Trả lời các câu hỏi SGK/ trang 130 & 137. Chuẩn bị bài mới: Hãy cho biết 1 số cách bảo quản – chế biến thịt, trứng, sữa ở địa phương.
File đính kèm:
- t37cn10.doc