Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 6: Thực hành: Xác định độ chua của đất

I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

Xác định được pH của đất bằng thiết bị thông thường.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành TN.

- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

3/ Thái độ: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, làm việc có khoa học.

II. Chuẩn bị:

1/ GV:

a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thực hành TN.

b) Phương tiện:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

- Các mẫu đất khô nghiền.

- Các dụng cụ, hoá chất (SGK).

- Máy đo pH.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2007 - Tiết 6: Thực hành: Xác định độ chua của đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết : 6 NS: 25/9/2007 Bài 8: Thực hành: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT I. Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Xác định được pH của đất bằng thiết bị thông thường. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành TN. Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 3/ Thái độ: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, làm việc có khoa học. II. Chuẩn bị: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thực hành TN. Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo. Các mẫu đất khô nghiền. Các dụng cụ, hoá chất (SGK). Máy đo pH. 2/ HS: Xem trước bài thực hành ở nhà. Chuẩn bị mẫu đất TN. III. Nội dung & cách tiến hành TN: 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ: (5’) Keo đất là gì ? Cấu tạo keo đất. Khả năng hấp phụ của đất là gì? Có những phản ứng dd đất nào ? Độ phì nhiêu của đất là gì? Làm thế nào để tăng độ phì nhiêu của đất? 3/ Nội dung & cách tiến hành: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS I.Chuẩn bị: -Mẫu đất khô đã nghiền nhỏ(từ 2-3 mẫu). -Máy đo pH. -Đồng hồ bấm giây. -Dd KCl 1N và nước cất. -Bình tamgiác 100ml : 2 - Ống đong 50ml : 2 -Cân kỹ thuật. II.Quy trình thực hành (30’): -Cân 20g mỗi mẫu đất cho vào 2 bình tam giác 100ml. -Đong 50ml dd KCl 1N đổ vào bình tam giác thứ nhất, 50ml nước cất đổ vào bình thứ 2. -Lắc 15 phút. - Đặt bầu điện cực của máy đo pH vào giữa dd, đọc kết quả TN ghi vào bảng mẫu (1). III.Đánh giá kết quả (5’) Mỗi nhóm tự đánh giá kết quả thực hành theo bảng (2) - Chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các em thực hành chính xác từng bước. - Pha dd KCl có nồng độ 1N: + Cân 74g KCl khô và tinh khiết, hoà tan vào 1l nước cất. - Pha dd chỉ thị màu tổng hợp: Cân + 0,025g thimon xanh. + 0,065g metin đỏ. + 0,04g bromthimon xanh. + 0,250g phenonphtalêin - Cho 4 loại hoá chất đó vào cốc 1000ml, cho thêm 400ml cồn tinh khiết. Khuấy tan hết. Đổ thêm nước cất vào cho đủ 1000ml, dd có màu đỏ. - Dùng dd NaOH 0,1N để trung hoà,dd chuyển sang màu xanh vàng ( pH = 7). - Bảo quản dd trong lọ màu nâu. -Nhắc nhở HS làm đúng quy trình, giữ vệ sinh nơi làm việc. -Sau khi các nhóm đã làm xong công việc, gọi 1 HS lên bảng ghi kết quả thực hành của các nhóm. - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. Sau khi các nhóm đã làm xong công việc, gọi 1 hs lên bảng ghi kết quả thực hành của các nhóm. -Mỗi nhóm cử 1 em lên báo cáo kết quả xác định pH. Bảng kết quả thí nghiệm (1) ; Mẫu đất Trị số pH pHH2O pHKCl Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Bảng đánh giá kết quả: Chỉ tiêu đánh giá Kết quả Người đánh giá Tốt Đạt Không Đạt Thực hiện quy trình IV. CỦNG CỐ:(3’) - Gọi 1 HS trình bày Quy trình thực hành. - Nhận xét giờ thực hành về các mặt: + Công việc chuẩn bị của HS. + Kĩ năng thao tác thực hành. + Kỉ luật, vệ sinh trong tiết học. V. DẶN DÒ: (1’) - Nộp bài báo cáo. Xem bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi:Đất xám bạc màu là gì? Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là gì?

File đính kèm:

  • doct6cn10.doc