I/ MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
-Học sinh biết được khái niệm các loại phân bón thường dùng trong sản xuất .
-Học sinh biết được đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
2-Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, tổng hợp.
3-Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình 12 SGK
III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Hỏi đáp.
- Diễn giảng.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12. Tiết 12.
Ngày soạn: 28/10/2010
Bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG
MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
-Học sinh biết được khái niệm các loại phân bón thường dùng trong sản xuất .
-Học sinh biết được đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
2-Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, tổng hợp.
3-Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình 12 SGK
III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Hỏi đáp.
Diễn giảng.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức lớp:1ph
2- Kiểm tra bài cũ:2phut
- Phẫu diện đất là gì?
Trả lời : Phẫu diện đất là mặt phẳng cắt thẳng góc với mặt đất từ trên xuống dưới.
3- Nội dung bài mới: (37ph)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
- Bón phân có tác dụng gì?
"Bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ được ở dạng khoáng. Để sử dụng phân bón có hiệu quả chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm ,tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bónà vào bài.
- Phân hóa học là loại phâ như thế nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Phân hoá học thường dùng là những loại phân nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Phân hữu cơ là loại phân như thế nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Phân vi sinh là những loại phân như thế nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Phân hóa học có đặc điểm gì?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Em hãy nêu đặc điểm của phân hữu cơ.
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Em hãy cho biết phân vi sinh vật có đặc điểm gì?
?các loại phân hoá học dễ tan gồm những loại nào ?Bón cho cây như thế nào là hợp lý?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Phân hóa học được sử dụng như thế nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Phân lân có đặc điểm gì và sử dụng như thế nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Phân đạm và Kali được sử dụng như thế nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Sử dụng phân hỗn hợp NPK như thế nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Vì sao không nên sử dụng phân hoá học quá nhiều?
" Bón phân hoá học nhiều gây chua cho đất do xảy ra sự trao đổi ion,ion H+ trên bề mặt hạt keo bị đẩy ra dung dịch đất và gây chua.- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Phân hữu cơ sử dụng như thế nào là hợp lý? Vì sao?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Phân vi sinh vật được sử dụng như thế nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- HS trả lời: Bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Là loại phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Đạm, Lân, Kali, NPK, Vi lượng.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Là loại phân được chế biến từ các chất thải của động vật, người, xác các loại thực vật và vi sinh vật
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Là loại phân có chứa các loại vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Chứa ít nguyên tố dinh duỡng,...
Dễ hòa tan,..Bón nhiều và liên tục à đất hóa chua.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: -Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay .Bón nhiều và liên tục không hại đất.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: -Chứa nhiều vi sinh vật sống... Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một nhóm cây trồng nhất định. Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không hại đất .
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Bón thúc là chính.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót. Phân đạm, lân có thể bón lót nhưng với lượng nhỏ
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Phân đạm và kali nên dùng để bón thúc, nếu bón lót chỉ với một lượng nhỏ.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.Tùy từng loại cây trồng mà bón từng loại NPK khác nhau - Lắng nghe.
- HS trả lời: gây ô nhiễm môi trường.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Phải ủ trước khi bón và bón lót vì:
+Khó tan, phân giải chậm
+Diệt mầm bệnh .
+Không gây ô nhiễm môi trường
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng; có thể bón trực tiếp vào đất
- Lắng nghe.
I/MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP:(7ph)
1-Phân hóa học:
-Là loại phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp.
-Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
-Phân hóa học có thể là phân đơn, phân đa: phân đạm, lân, kali...
2-Phân hữu cơ:
-Là loại phân được chế biến từ các chất thải của động vật, người, xác các loại thực vật và vi sinh vật .
-Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân bắc...
3-Phân vi sinh vật:
Là loại phân có chứa các loại vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
II /ĐẶC ĐIỂM ,TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP: (15ph)
1-Đặc điểm của phân hóa học:
-Chứa ít nguyên tố dinh duỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
-Dễ hòa tan( trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.
-Bón nhiều và liên tục à đất hóa chua.
2-Đặc điểm của phân hữu cơ:
-Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, nhưng thành phần và tỉ lệ không ổn định.
-Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được nên hiệu quả chậm.
-Bón nhiều và liên tục không hại đất.
3-Đặc điểm của phân vi sinh vật
-Chứa nhiều vi sinh vật sống. Khả năng sống và tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn.
-Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một nhóm cây trồng nhất định.
-Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không hại đất .
III/ KỸ THUẬT SỬ DỤNG :(15ph)
1-Sử dụng phân hóa học:
-Bón thúc là chính.
-Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót. Phân đạm, lân có thể bón lót nhưng với lượng nhỏ.
-Bón đạm, kali nhiều năm liên tục đất sẽ bị chua nên cần bón vôi để cải tạo.
-Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.Tùy từng loại cây trồng mà bón từng loại NPK khác nhau.
-Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, hiện nay đang có xu hướng sản xuất phân phức hợp, phân nén, phân chậm tan...
2-Sử dụng phân hữu cơ:
-Bón lót là chính.
-Ủ cho hoai trước khi bón.
3-Sử dụng phân vi sinh vật :
-Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
-Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất .
4- Củng cố và luyện tập:(4ph)
1/Loại phân bón nào dưới đây được dùng để bón lót?
A. Sunphat amôn. B. Urê. C. Supe lân. D. Kali clorua.
2/Loại phân bón nào dưới đây khi bón liên tục nhiều năm yhường gây chua cho đất
A. Lân hữu cơ vi sinh. B. Phân đạm
C. Phân hỗn hợp NPK D. Azogin.
Đáp án: 1/ C. 2/ B.
5- Dặn dò:(1ph)
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài 13 Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.
6. Rút kinh nghiệm:
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
Thái Thành Tài
File đính kèm:
- bai 12.doc