Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 2: Khảo nghiệm giống cây trồng

I/MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

-Học sinh biết được mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

-HS biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống cây trồng, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.

2-Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh.

3-Thái độ:

-Có nhận thức đúng đắn và thái độ tôn trọng đối với các nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông lâm, ngư, nghiệp qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân.

Liên hệ:-Ảnh hưởng của giống mới đến hệ sinh thái, đến cân bằng hệ sinh thái môi trường

II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

-Tìm hiểu, sưu tầm các số liệu về tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp ở địa phương.

-Tranh vẽ Hình2.1,hình2.2, hình2.3.

III/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Nghiên cứu SGK, quan sát tranh, thảo luận nhóm.

IV/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

 1-Ổn định tổ chức lớp:(1ph)

 2-Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu Phần1:NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP (4ph)

 3-Giảng bài mới:(35ph)

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 2: Khảo nghiệm giống cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2. Tiết 2. Ngày soạn: 18/08/2010. Chương1: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG Bài2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG I/MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -Học sinh biết được mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. -HS biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống cây trồng, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng. 2-Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh. 3-Thái độ: -Có nhận thức đúng đắn và thái độ tôn trọng đối với các nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông lâm, ngư, nghiệp qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân. Liên hệ:-Ảnh hưởng của giống mới đến hệ sinh thái, đến cân bằng hệ sinh thái môi trường II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Tìm hiểu, sưu tầm các số liệu về tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp ở địa phương. -Tranh vẽ Hình2.1,hình2.2, hình2.3. III/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nghiên cứu SGK, quan sát tranh, thảo luận nhóm. IV/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : 1-Ổn định tổ chức lớp:(1ph) 2-Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu Phần1:NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP (4ph) 3-Giảng bài mới:(35ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY H. ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GV: Vì sao các giống cây trồng phải khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất đại trà? GV gợi ý cho HS ? Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm dẫn đến hậu quả như thế nào? Liên hệ: ?Giống mới có ảnh hưởng đến hệ sinh thái không? ?Giống mới có phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường trong khu vực không? GV phân nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập: Loại thí nghiệm Mục đích Phạm vi tiến hành TN so sánh giống TN kiểm tra kỹ thuật TN sản xuất quảng cáo. GV hoàn chỉnh, nhấn mạnh mục đích của từng loại thí nghiệm. ? Khi nào giống được phổ biến trong sản xuất đại trà? ? Để người nông dân biết về một giống cây trồng cần phải làm gì? ?Mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo? ? Thí nghiệm được tiến hành trong phạm vi nào? HS : Đọc kỹ phần I SGk thảo luận nhóm để trả lời: Vì mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng thường chỉ biểu hiện ra trong những điều kiện nhất định. HS có thể trao đổi để trả lời : Nếu không qua khảo nghiệm không biết được những đặc tính giống và yêu cầu kỹ thuật canh tác nên hiệu quả sẽ thấp HS tiến hành đọc phần hai của bài thảo luận cử đại diện trả lời . Những nhóm khác bổ sung. HS: Nếu giống khảo nghiệm đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được phép phổ biến trong sản xuất. I/MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG:(10ph) 1-Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh là việc làm cần thiết. 2-Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận. Như vậy, một giống cây trồng mới chọn tạo hoặc mới nhập nội, nhất thiết phải qua khâu khảo nghiệm. II/ CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG:(25ph) 1-Thí nghiệm so sánh giống: a-Mục đích: So sánh giống mới chọn tạo hoặc nhập nội với các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng nông sản và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi. b-Phạm vi tiến hành :trên ruộng thí nghiêm và đối chứng ở từng địa phương. Nếu giống mới vượt trội so với giống phổ biến trong sản xuất đại trà về các chỉ tiêu trên thì được chọn và gởi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm trong mạng lươí khảo nghiệm giống trên toàn quốc. 2-Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật: a-Mục đích:Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng. b-Phạm vi tiến hành:Tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giốngTrên cơ sở đó, người ta xây dựng quy trình kỹ thuật gieo trồng để mở rộng sản xuất ra đại trà. Nếu giống khảo nghiệm đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được phép phổ biến trong sản xuất. 3-Thí nghiệm sản xuất quáng cáo: a-Mục đích:Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo. b-Phạm vi tiến hành: được triển khai trên diện rộng. Trong thời gian thí nghiệm, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả. đồng thời cần phải phổ biến quảng cáo trên thông tin đaị chúng để mọi người biết về giống mới. 4-Củng cố và luyện tập:(4ph) Hoàn thành bảng sau: Loại thí nghiệm Mục đích Phạm vi tiến hành Thí nghiệm so sánh giống Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật Thí nghiệm sản xuất quảng cáo GV ghi sẵn lên phiếu ,học sinh lên gắn vào những ô tương ứng 5-Dặn dò:(1ph) -Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. -Xem trước bài 3,4 Sản xuất giống cây trồng. 6-Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Thái Thành Tài

File đính kèm:

  • docbai 2.doc
Giáo án liên quan