I/ MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
- Nêu ra được nội dung công việc quản lí doanh nghiệp.
- Chỉ ra được nội dung của tổ chức hoạt động kinh doanh, nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giải thích được mối quan hệ các nội dung quản lí doanh nghiệp.
2-Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức vào thực tế.
Kỹ năng phân tích phán đoán để đưa ra quyết định kinh doanh thích hợp
3-Thái độ:
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh vẽ H 50.1 50.2 50.3 50.4 SGK.
III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Trực quan, vấn đáp
IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
-Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 41: Quản lí doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33, Tiết: 41.
Bài 55: QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
- Nêu ra được nội dung công việc quản lí doanh nghiệp.
- Chỉ ra được nội dung của tổ chức hoạt động kinh doanh, nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giải thích được mối quan hệ các nội dung quản lí doanh nghiệp.
2-Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức vào thực tế.
Kỹ năng phân tích phán đoán để đưa ra quyết định kinh doanh thích hợp
3-Thái độ:
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh vẽ H 50.1 50.2 50.3 50.4 SGK.
III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Trực quan, vấn đáp
IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
-Đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình.
-Đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh phù hợp.
V/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức lớp:(1ph)
2- Kiểm tra bài cũ:(4ph)
1- Làm thế nào đểlựa chọn lĩnh vực kinh doanh hợp lý?
2- ý nghĩa của việc phân tích môi trường kinh doanh, năng lực kinh doanh và tài chính kinh doanh?
3- Nội dung bài mới: (35ph)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS đọc SGK phần:
? Hạch toán kinh tế là gì?
+ GV giải thích các nội dung cơ bản về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.
+ GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và lấy VD minh hoạ.
? Vậy em hiểu thế nào là hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp?
? Doanh nghiệp dùng đơn vị đo lường nào để tính toán chi phí và hiệu quả kinh doanh?
? ý nghĩa của việc hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp là gì?
? Cơ sở để khẳng định doanh nghiệp kinh doanh có lãi là gì?
? Khi nào thì kết luận doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ?
? Doanh nghiệp không tiến hành hạch toán kinh tế thì có hậu quả gì?
- GV: Lấy VD minh hoạ từng chỉ tiêu:
+ Doanh thu
+ Chi phí
+ Lợi nhuận
- GV cho HS liên hệ thực tế, lấy ví dụ. Từ đó nhận xét và rút ra nội dung hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.
- GV: Kết luận lại các khái niệm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
- GV nêu công thức tính doanh thu. Sau đó lấy ví dụ minh hoạ.
- GV yêu cầu mỗi nhóm (theo bàn) cho ví dụ để tính doanh thu theo công thức.
- GV: Chi phí của mỗi loại doanh nghiệp có sự khác nhau và rất đa dạng. Vì vậy để xác định được tổng chi phí kinh doanh, doanh nghiệp phải tính từng loại phí phát sinh.
- GV lấy ví dụ cụ thể 1 lĩnh vực kinh doanh.
- GV nêu các công thức tính cho từng mục chi phí và lấy ví dụ (chi phí mua hàng hoá, chi phí tiền lương, quảng cáo)
- GV yêu cầu HS tính từng loại chi phí.
- GV: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu:
- GV treo sơ đồ H55-5 và giới thiệu cho HS biết các tiêu chí: đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- GV giải thích nội dung và ý nghĩa của từng tiêu chí, giải thích mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với từng tiêu chí
? Nếu doanh thu tăng thì hiệu quả kinh doanh như thế nào?
? Nếu doanh thu không đổi nhưng doanh nghiệp giảm chi phí thì hiệu quả kinh doanh như thế nào?
- GV: Hiệu quả kinh doanh là một nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển hay phá sản của doanh nghiệp. Vì vậy việc tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghệp luôn là vấn đề cấp thiết của các chủ doanh nghiệp. Vậy đó là biện pháp gì?
? Theo em các biện pháp đó là gì?
? Tại sao phải xác định cơ hội kinh doanh phù hợp?
? Sử dụng hiệu quả các nguồn lực bao gồm những vấn đề chính nào?
? Em hiểu thế nào về đổi mới công nghệ kinh doanh?
- GV: Là đổi mới phương thức mua, bán hàng, quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh
? Tiết kiệm chi phí bao gồm tiết kiệm những gì?
- GV giảng giải và kết luận
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và ghi bài
- HS đọc SGK và trả lời
HS đọc SGK và trả lời
- Trả lời.
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe
- Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời.
- Lắng nghe và ghi bài
II. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.
a) Hạch toán kinh tế là gì?
Hạch toán kinh tế là việc tính toán chi phí và kết quả kinh doanh ( doanh thu) của doanh nghiệp.
Trong thực tế, người ta thường dùng đơn vị tiền tệ để tính toán chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Ý nghĩ của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.
Hạch toán kinh tế, trong doanh nhiệp giúp cho chủ doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.
- Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là một số dương, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
- Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là một số âm, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ.
c) Nội dung hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.
Nội dung cơ bản của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp là xác đinh doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh.
- Doanh thu là lượng tiền bán sản phẩm hàng hóa hoặc tiền thu từ hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định ( 1 tháng, 1 quý hay 1 năm).
Ví dụ: Doanh thu bán sản phẩm hàng hoa của công ty A trong một năm đạt 1 tỉ đồng.
- Chi phí của doanh nghiệp là những khoản mà chủ doanhnghiệp phải trang trải trong thời kỳ kinh doanh để đạt được lượng doanh thu xác định.
Ví dụ: Tổng chi phí kinh doanh của công ty A trong một năm khoảng 9,2 tỉ đồng.
- Lợi nhuận kinh daonh của doanhnghiệp là một phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một thời kì nhất định.
Ví dụ: Lợi nhuận trong năm của công ti A là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tỏng chi phí kinh doanh:
10 tỉ đồng – 9,2 tỉ đồng = 0,8 tỉ đồng
d) Phương pháp hạch toán kinh tế.
- Phương pháp xác định doanh thu của doanh nghiệp:
Doanh thu của DN= Số lượng sản phẩm bán được x giá bán một sản phẩm.
Ví dụ: Doanh nghiệp thương mại mỗi tháng bán được 1.000 sản phẩm A, giá bán bình quân 1 sản phẩm 35.000 đồng. Vậy:
Doanh thu của sản phẩm
A= 1.000 x 35.000 = 35.000.000 đ/1 tháng
- Phương pháp xác định chi phí kinh doanh:
Chi phí của doanh nghiệp trong một kì kinh doanh rất đa dạng, vì vậy để xác định được tổng chi phí kinh doanh, doanh nghiệp phải tính từng laọi chi phí phát sinh.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu (NVL) = lượng NVL cần mua x giá mua từng loại NVL.
+ Chi phí tiền lương = Số lượng lao động sử dụng x tiền lương bình quân/ 1 lao động.
+ Chi phí mua hàng hoá = Lượng hàng hoá mua x giá mua bình quân một đơn vị hàng hoá.
+ Chi phí quản ls doanh nghiệp thường xác định bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định trên doanh thu.
Ví dụ: Chi phí quản lí bằng 2% trên doanh thu thực tế.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu.(h.55.5)
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Doanh thu và thị phần
Lợi nhuận
Mức giảm chi phí
Chỉ tiêu khác
Hình 55.5 Sơ đồ về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
a) Doanh thu và thị phần.
Là chỉ tiêu phnr ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp về quy mô.
- Doanh thu lớn và có khả năng tăng trưởng thể hiện quy mô phát triển của doanh nhiệp.
- Thị phần là phần thị trường của doanh nghiệp hay bộ phận khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Thị phần lớn thể hiện sự gia tăng khách hàng của doanh nghiệp trên thị trường.
b) Lợi nhuận.
Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận thể hiệnmối quan hệ giữa doanh thu và chi phí của soanh nghiệp bỏ ra để có được doanh thu đó.
c) Mức giảm chi phí.
Mức giảm chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiêu quả quản lí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khi doanh thu không có khả năng tăng được, thì giảm chi phí vẫn cho khả năng tăng lợi nhuận.
- Doanh thu thường tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên doanh thu tăng, chi phí tăng cũng tăng được lợi nhuận.
d) Tỉ lệ sinh lời.
Chỉ tiêu này là sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn đầu tư. Nó cho biết, cứ 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu lợi nhuận tương ứng trong một thời gian nhất định.
e) Các chỉ tiêu khác.
- Việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Mức đóng góp cho ngân sách.
- Mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.Xác địng cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trườn, xác định cơ hội kinh doanh là điều kiện quan trọng đối với doanh nghiệp.
Việc xác định cơ hội kinh doanh làm cho nhiều nhà kinh doanh phát triển không ngừng về quy mô và tăng lợi nhuận. Ngược lại, xác định không đúng cơ hội kinh doanh làm cho nhiều nhà kinh doanh phải trả giá.
2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
- Tổ chức và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Sử dụng tôt cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp.
3. Đổi mới công nghệ kinh doanh.
4. Tiết kiệm chi phí.
- Tiết kiệm chi phi vật chất.
- Tiết kiệm chi phi bằng tiền.
- Tiết kiệm trong sử dụng các dịch vụ như điện, nước, điện thoại và dịch vụ viễn thông,...
3). Củng cố: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiên ở cuối bài.
- Sử dụng các câu hỏi SGK.
4). Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà học bài và soạn bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
5). Rút kinh nghiệm:
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
Thái Thành Tài
File đính kèm:
- bai 55. tiet 2.doc