Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 5: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm, ngư nghiệp

I/ MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

-Học sinh hiểu được khái niệm nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

-Biết được nội dung cơ bản của quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

2-Kỹ năng:

Thực hiện được một số thao tác kỹ thuật cơ bản trong quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào.

 3-Thái độ:

 Ham hiểu biết khoa học công nghệ, có ý thức say sưa học tập hơn.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 5: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm, ngư nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5. Tiết: 5. Ngày soạn: 08/09/2010 Bài 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP I/ MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -Học sinh hiểu được khái niệm nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. -Biết được nội dung cơ bản của quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. 2-Kỹ năng: Thực hiện được một số thao tác kỹ thuật cơ bản trong quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào. 3-Thái độ: Ham hiểu biết khoa học công nghệ, có ý thức say sưa học tập hơn. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Hình 6 SGK. III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Hỏi đáp. Diễn giảng. IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1- Ổn định tổ chức lớp:(1ph) 2- Kiểm tra bài cũ:(4ph) 3- Nội dung bài mới: (35ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG - Để tạo ra nhiều giống cây trồng phong phú đa dạng người ta áp dụng biện pháp truyền thống gì? Với thời gian bao lâu? ÒCác phương pháp chọn và nhân giống cây truyền thống thường kéo dài và tốn nhiều vật liệu giống, tốn nhiều diện tích. Ngày nay nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, các nhà tạo giống đã đề ra phương pháp tạo và nhân giống mới vừa nhanh , tốn ít vật liệu, diện tích. Bài hôm nay chúng ta nghiên cứu về phương pháp đó. - Cơ thể các loài thực vật được cấu tạo như thế nào? - Các tế bào thực vật có thể sống khi tách rời khỏi cây mẹ không? Cần có những điều kiện gì? - Những tế bào được nuôi sống trong môi trường nhân tạo này sẽ phát triển như thế nào? - Vậy thế nào là nuôi cấy mô tế bào? - Tế bào thực vật có các hình thức sinh sản nào? - Vì sao một tế bào có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh? - Em hiểu thế nào về tính toàn năng của tế bào thực vật? - Em hãy trình bày quá trình phân chia, phân hóa, phản phân hóa tế bào thực vật? - Em hãy nêu bản chất của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào ? - Em hãy nêu ý nghĩa của công nghệ nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. - Quan sát sơ đồ cho biết các bước của quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào ? - Vật liệu nuôi cấy lấy từ bộ phận nào của cây và phải đảm bảo yêu cầu gì? - Tế bào mô phân sinh sau khi đã khử trùng được nuôi cấy trong môi trường nào ?Nhằm mục đích gì? - Kể tên một số giống cây trồng được nhân lên bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ? - HS trả lời: Phương pháp lai tạo, gây đột biến, gây đa bội thể...Với thời gian rất dài. - HS trả lời: từ tế bào. - HS trả lời: có nhưng cần môi trường thích hợp. - HS trả lời: thành cây hoàn chỉnh. - HS trả lời: Là phương pháp tách rời mô, tế bào đem nuôi cấy thành cây mới. - HS trả lời: nhân đôi. - HS trả lời: Nhờ tế bào có tính toàn năng, phân chia, phân hóa, phản phân hóa tế bào. - HS trả lời: tế bào mô rễ, thân, lá đều có thể thành cây mới. - HS trả lời: tế bào hợp tử phân chia, phân hóa chức năng, phản phân hóa: trở về dạng phôi sinh và phân hóa. - HS trả lời: Là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật trong điều kiện nhân tạo, vô trùng - HS trả lời: hệ số nhân cao, đồng nhất, sạch bệnh. - HS trả lời: chọn vật liệ nuôi cấy,, tạo rễ - HS trả lời: là tế bào mô phân sinh sạch bệnh. - HS trả lời: môi trường nhân tạo; tạo chồi. - HS trả lời: lúa chịu mặn, khoai môn; khoai tây, suplơ, măng tây...), giống cây nông nghiệp(mía, cà phê...), giống cây hoa( cẩm chướng, đồng tiền, lili...), cây ăn quả(chuối, dứa, dâu tây...), cây lâm nghiệp( bạch đàn keo lai, thông, tùng, trầm hương...) I/KHÁI NIÊM VỀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO : (5ph) Là phương pháp tách rời mô, tế bào đem nuôi cấy trong một môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hóa thành mô cơ quan và phát triển thành cây mới. II/CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO : (10ph) -Tính toàn năng tế bào. -Khả năng phân chia tế bào. -Khả năng phân hóa tế bào -Khả năng phản phân hóa tế bào. *Bản chất của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào : Là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hóa, phản phân hóa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật khi được nuôi cấy tách rời trong điều kiện nhân tạo, vô trùng. III/QUY TRÌNH CÔNH NGHỆ NHÂN GIỐNG BẰNG NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO : (20ph) 1. Ý nghĩa của công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào: - Nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp. - Hệ số nhân cao. - Sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền. - Sản phẩm nhân giống sạch bệnh. 2-Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào ; a-Chọn vật liệu nuôi cấy: -Là tế bào của mô phân sinh. -Không bị sâu bệnh (virut) được trồng trong buồng cách li để tránh hoàn toàn các nguồn lây bệnh. b-Khử trùng: -Phân cắt đỉnh sinh trưởng của vật liệu nuôi cấy thành các phân tử nhỏ. -Tẩy rửa bằng nước sạch và khử trùng. c-Tạo chồi trong môi trường nhân tạo: -Mẫu được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo chồi -Môi trường dinh dưỡng: MS d-Tạo rễ: -Khi chồi đã đạt chuẩn kích thước (về chiều cao) thì tách chồi và cấy chuyển sang môi trường tạo rẽ -Bổ sung chất kích thích sinh trưởng ( NAA, IBA) e-Cấy cây vào môi trường thích ứng để cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên. f-Trồng cây trong vườn ươm: -Sau khi cây phát triển bình thường và đạt tiêu chuẩn cây giống, chuyển cây ra vườn ươm. -Ứng dụng nuôi cấy mô: nhân nhanh được nhiều giống cây lương thực, thực phẩm(lúa chịu mặn, khoai môn; khoai tây, suplơ, măng tây...), giống cây nông nghiệp(mía, cà phê...), giống cây hoa( cẩm chướng, đồng tiền, lili...), cây ăn quả(chuối, dứa, dâu tây...), cây lâm nghiệp( bạch đàn keo lai, thông, tùng, trầm hương...) 4- Củng cố và luyện tập:(4ph) 1/Nêu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào .? 2/Hoàn thành sơ đồ sau: Chọn vật liệu nuôi cấy ? ? ? ? Trồng cây TVƯ 5- Dặn dò:(1ph) Học bài và soạn bài 7 một số tính chất của đất trồng. 6- Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Thái Thành Tài

File đính kèm:

  • docbai 6.doc