I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này HS cần:
a.Kiến thức
-Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng.
-Hiểu được khái niệm, mục đích của lai giống và biết được 1 số phương pháp lai thườngsử dụng trong chăn nuôi thuỷ sản.
b.Kỹ năng:
-Hình thành kỹ năng tư duy có định hướng về sử dụng biện pháp nhân giống phục vụ mục đích cụ thể để phát triển giống vật nuôi.
c.Thái độ:
Thận trọng, chính xác khi nhân giống.
II. Chuẩn bị :
-Hình 25.2, 25.3, 25.4, 25.5 phóng to ở SGK trang 75, 76.
III. Phương pháp: Quát sát, so sánh, phân tích, gợi mở, đàm thoại.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS_kiểm tra vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Thông qua ( vì tiết trước là tiết thực hành)
3. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Tiết 22: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết: 22
Ngày dạy:....../01/08
CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này HS cần:
a.Kiến thức
-Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng.
-Hiểu được khái niệm, mục đích của lai giống và biết được 1 số phương pháp lai thườngsử dụng trong chăn nuôi thuỷ sản.
b.Kỹ năng:
-Hình thành kỹ năng tư duy có định hướng về sử dụng biện pháp nhân giống phục vụ mục đích cụ thể để phát triển giống vật nuôi.
c.Thái độ:
Thận trọng, chính xác khi nhân giống.
II. Chuẩn bị :
-Hình 25.2, 25.3, 25.4, 25.5 phóng to ở SGK trang 75, 76.
III. Phương pháp: Quát sát, so sánh, phân tích, gợi mở, đàm thoại.
IV. Tiến trình
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS_kiểm tra vệ sinh lớp học.
Kiểm tra bài cũ:
-Thông qua ( vì tiết trước là tiết thực hành)
Bài mới:
Hoạt động của GV_HS
Nội dung bài học
I. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng
GV: Nêu VD gọi HS hình thành khái niệm.
Lợn Ỉ đực (k/h) X lợn Ỉ cái(k/h)
F1 lợn Ỉ
-Vậy thế nào là nhân giống thuần chủng?
I. Nhân giống thuần chủng
1. Khái niệm: là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống, thu được đời con mang đặc tính di truyền của giống đó.
2. Mục đích
- Phát triển về số lượng.
- Duy trì, củng cố, nâng cao về chất lượng của giống.
II. Lai giống
1. Khái niệm
- Lai giống là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống, nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới, tốt hơn bố mẹ.
2. Mục đích
-Sử dụng ưu thế lai, làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con, thu được hiệu quả cao.
3. Các phương pháp lai
a. Lai kinh tế
-Là lai giữa 2 cá thể khác giống tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn.
-Sử dụng con lai làm sản phẩm, không làm giống.
b. Lai gây thành( lai tổ hợp):
-Là lai hai hay nhiều giống sau đó chọn lọc các đời lai tốt để nhân lên tạo thành giống mới.
-HS nghiên cứu SGK để trả lời.
GV: nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
-HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi_có thể cho các em thảo luận theo bàn để trả lời.
Nhân giống thuần chủng được ứng dụng trong trường hợp nào?(-Phục hồi và duy trì các giống vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng.
-Phát triển đối với các giống nhập nội.
-Phát triển về số lượng và củng cố các
đặt tính mong muốn của các giống mới gây thành).
-GV hỏi HS suy nghĩ trả lời
II.Tìm hiểu về lai giống
GV:Yêu cầu HS đọc phần II.1 và trả lời các câu hỏi sau:
-GV Lai giống là gì?
-GV: Lai giống nhằm mục đích gì?
-HS đọc SGK và trả lời GV nhận xét và rút ra kết luận
GV: yêu cầu HS quan sát hình 25.2, 25.3. Ở bảng phụ GV giải thích 2 sơ đồ lai sau đó yêu cầu HS quan sát tiếp H25.4 SGK và đọc mục (a) trả lời lai kinh tế là gì? GV nhận xét và kết luận.
GV: chỉ định một vài em cho ví dụ về những công thức lai kinh tế mà em biết trong sản xuất ở địa phương.
HS: lai lợn Yooc sai(đực) X Ba xuyên (cái)
F1:Yooc x Ba xuyên
GV nhận xét bổ sung và chuyển sang phần b.
GV giới thiệu phương pháp lại gây thành ở SGK và kết luận.
- Phương pháp lai gây thành tổ hợp được nhiều vốn gen tốt của nhiều giống.
4. Củng cố luyện tập
-Trình bày khái niệm, mục đích của việc nhân giống TC, lai giống.
-Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai.
- Thế nào là lai gây thành, mục đích của lai gây thành là gì? Nêu sự khác nhau giữa lai kinh tế và lai gây thành?
5. Dăn dò_hướng dẫn tự học ở nhà
- Về xem lại bài
- Xem trước bài “ Sản xuất giống trong chân nuôi thuỷ sản”.
V. Rút kinh nghiệm
SGK
GV
HS
Thiết bị
File đính kèm:
- TIET22.doc