Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Tiết 27: Thực hành phân phối khẩu phần ăn cho vật nuôi

I.Mục tiêu

 Sau bài này GV cần làm cho HS.

a.Kiến thức:27

-Xác định được cơ sở phối trộn thức ăn hỗn hợp có tỉ lệ về thành phần dinh dưỡng xác định từ những thức ăn cụ thể và biết tỉ lệ dinh dưỡng của từng loại.

-Thực hiện được thao tác phối hợp thức ăn hỗn hợp từ công thức đã tính toán (cơ sở).

b.Kỹ năng: Tính tỉ lệ chính xác, cân đong, phối trộn đúng đều.

c.Thái độ:

Có ý thức vận dụng cách phối trộn thức ăn để cùng gia đình nuôi gia súc có năng suất cao.

II.Chuẩn bị:

-Thức ăn hỗn hợp đậm đặc: 2 kg/1 nhóm.

-Cám gạo : 7 kg/1 nhóm.

-Ngô bột : 3 kg/nhóm

-1 cân kỹ thuật, cân được 10 kg, có các loại quả cân 1kg,100g,10g.

-Máy tính

-Bảng thành phần Prcủa 1 số loại thức ăn và giá thành của từng loại thức ăn (đ/kg) sgk.

III.Phương pháp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Tiết 27: Thực hành phân phối khẩu phần ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Tiết 27 Ngày dạy: /02/08 THỰC HÀNH PHÂN PHỐI KHẨU PHẦN ĂN CHO VẬT NUÔI I.Mục tiêu Sau bài này GV cần làm cho HS. a.Kiến thức: -Xác định được cơ sở phối trộn thức ăn hỗn hợp có tỉ lệ về thành phần dinh dưỡng xác định từ những thức ăn cụ thể và biết tỉ lệ dinh dưỡng của từng loại. -Thực hiện được thao tác phối hợp thức ăn hỗn hợp từ công thức đã tính toán (cơ sở). b.Kỹ năng: Tính tỉ lệ chính xác, cân đong, phối trộn đúng đều. c.Thái độ: Có ý thức vận dụng cách phối trộn thức ăn để cùng gia đình nuôi gia súc có năng suất cao. II.Chuẩn bị: -Thức ăn hỗn hợp đậm đặc: 2 kg/1 nhóm. -Cám gạo : 7 kg/1 nhóm. -Ngô bột : 3 kg/nhóm -1 cân kỹ thuật, cân được 10 kg, có các loại quả cân 1kg,100g,10g. -Máy tính -Bảng thành phần Prcủa 1 số loại thức ăn và giá thành của từng loại thức ăn (đ/kg) sgk. III.Phương pháp. Thực hành_tìm tòi IV.Tiến trình. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS_chia lớp thành 4 nhóm. Kiểm tra bài cũ: GV thông báo nội qui của buổi thực hành. Bài mới. Hoạt động GV_HS Nội dung bài dạy I/Tìm hiểu về cơ sở lí thuyết GV: Làm thế nào xác định được tỉ lệ các chất trong thức ăn phù hợp với vật nuôi. Đó là nội dung bài thực hànhhôm nay. GV: Hướng dẫn học sinh qua VD +Phối trộn để được thức ăn hỗn hợp có tỉ lệ 17% (0,17)Pr từ các nguyên liệu sau. -HS: ghi chép theo hướng dẫn của GV +Biết tỉ lệ đột ngột /cám gạo bằng 1/3 GV gợi ý để HS làm theo. GV: Cần trộn bao nhiêu phần hỗn hợp dậm đặc với bao nhiêu phần hỗn hợp ngô và cám? -Cơ sở để xác định tỉ lệ các thành phần trong thức ăn hỗn hợp: +Biết tỉ lệ các loại thức ăn dùng để phối trộn. +Biết được tỉ lệ % chất dinh dưỡng chủ yếu (Pr) trong từng loại thức ăn dùng để phối trộn. +Biết tỉ lệ % các chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cần phối trộn. -Thức ăn hỗn hợp đậm đặc: 42% (0,42)Pr -Ngô bột 9% (0,9)Pr -Cám gạo 13% (0,13)Pr * Theo đầu bài thì hỗn hợp ngô và cám gạo có tỉ lệ Pr là bao nhiêu? (0,12) Nếu gọi TL % hỗn hợp đậm đặc là X và TL % hỗn hợp ngô và cám là Y Ta cương trình: X + Y=100% (1,0) -Nếu có X% là hỗn hợp đậm đặc sẽ có bao nhiêu % tỉ lệ Pro trong đó?(0,42) -Tương tự có TL% Pr trong Y ngô cám là 0,12 Y -Ta có ptr thứ 2 như thế nào 0,42X + 0,12 Y= 0,17. Giải hệ phương trình X+Y=100KG 0,24X + 0,12y=0,17 ĐƯỢC x=0,1667(16,67%) Y=0.833(83,33%) Trong đó ngô (20,38%) Gạo ==0,625 (62,5 %). - Giao nguyên liệu cho mỗi nhóm. - Cân các nguyên liệu - Phối hợp và trộn đều - Cách tính TL từng loại thành phần. - Cách cân từng loại thành phần - Cách phối trộn - TL % Pr trong thức ăn phối trộn và số gram từng loại thức ăn trong thức ăn phối trộn GV: từ tính toán trên em nào suy ra: nếu cần trộn 10kg thức ăn hỗn hợp cần cân bao nhiêu kg ngô bột HS trả lời trước lớp gv tổng kết. -Cần cân 1,667 Kg thức ăn hỗn hợp đậm đặc. -Cần cân 2,083 Kg ngô bột -6,250 Kg cám ngô. II/Học sinh thực hành GV: yêu cầu HS bắt đầu thực hành. - GV: theo dõi quá trình cân Nguyên liệu của mỗi nhóm theo dõi các thao tác phôí trộn sao cho các thành phần thức ăn trộn đều. HS viết báo cáo theo nhóm. Củng cố_luyện tập - GV nhận xét về. - Kết quả tính toán - Ý thức thực hiện - Vệ sinh môi trường. Hướng dẫn bài tập về nhà Tự tính theo phương pháp hình vuông Pearson V. Rút kinh nghiệm SGK GV HS Thiết bị

File đính kèm:

  • docTIET27.doc