I. Mục tiêu: Sau khi học bài này học sinh cần :
a. Kiến thức: Biết được đặc điểm tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng khái quát hoá, tổng hợp.
c. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị: H12 SGK.
III. Phương pháp
Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS + vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ
§ Nêu tính chất của đất mặn và biện pháp cải tạo (10đ).
§ Đáp án
- Tính chất của đất mặn : Thành phần cơ giới nặng, đất chặt (4đ)
- Biện pháp cải tạo
+ Biện pháp thuỷ lợi (3đ)
+ Biện pháp bón vôi (3đ)
§ Nêu tính chất của đất phèn và các biện pháp cải tạo?(10 đ)
§ Đáp án:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Tiết 9: Đặc điểm tính chất kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 9
ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I. Mục tiêu: Sau khi học bài này học sinh cần :
a. Kiến thức: Biết được đặc điểm tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng khái quát hoá, tổng hợp.
c. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị: H12 SGK.
III. Phương pháp
Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS + vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất của đất mặn và biện pháp cải tạo (10đ).
Đáp án
- Tính chất của đất mặn : Thành phần cơ giới nặng, đất chặt(4đ)
- Biện pháp cải tạo
+ Biện pháp thuỷ lợi(3đ)
+ Biện pháp bón vôi(3đ)
Nêu tính chất của đất phèn và các biện pháp cải tạo?(10 đ)
Đáp án:
- Tính chất thành phần cơ giới nặng, khi khô nứt nẻ, đất chua(5đ).
- Các biện pháp cải tạo
+ Biện pháp thuỷ lợi(1đ)
+ Biện pháp bón vôi(1đ)
+ Biện pháp bón phân hữu cơ(1đ)
+ Biện pháp cày sâu phơi ải (1đ)
+ Biện pháp lên liếp(1đ)
3. Bài mới
Hoạt động của GV_HS
Nội dung bài học
Mục tiêu: Biết được các loại phân thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
Tiến trình:
- Phân bón thường dùng trong nông nghiệp gồm mấy nhóm? Là những nhóm nào cho ví dụ?
- GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi nêu trên.
- GV: giải thích:VSV nốt sần Nitragin, xuất phát từ nốt rễ đậu mà người ta chọn lọc và chế thành phân VSV
+ Azotobacterin: là VSV tự dưỡng ưa khí, sống tự do trong đất, có khả năng cố định đạm không khí.
+ Vi sinh vật kháng sinh: Là loại được chế từ Actrinomycet, có khả năng tiết ra chất hạn chế hoặc giết các loại vi sinh vật khác đồng thời kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và tính chất của phân hoá học, hữu cơ, phân vi sinh vật.
Tiến trình
- GV: Cho HS đọc SGK /39 đồng thời thảo luận theo bàn để trả lời.
- Phân hoá học có đặc điểm gì? Tại sao gọi là phân hoá học?
+ Cho biết tính chất của nó?
+ Nếu bón phân hoá học nhiều và liên tục nhiều năm thì đất có bị gì không? Tại sao?
- Tại sao gọi là phân hữu cơ ?
- Phân hữu cơ chứa những loại nguyên tố dinh dưỡng nào?
- Thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng của phân hữu cơ có ổn định không?
- Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây có sử dụng được ngay hay không ? tại sao?
- Bón phân hữu cơ liên tục và nhiều năm vào đất có làm ảnh hưởng cho đất không?
- Vì sao gọi là phân vi sinh?
- Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào đâu?
- Bón phân vi sinh nhiều và lâu có làm ảnh hưởng xấu đến đất không ?
Mục tiêu: Biết được cách sử dụng các loại phân đã học
Tiến hành:
* Vì sao khi dùng phân đạm, Kali bón lót phải bón lượng nhỏ ? nếu bón lượng lớn thì sao?(để cây có khả năng sử dụng hết chất dinh dưỡng)
* Dựa vào đặc điểm của phân hữu cơ, em hãy cho biết vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính? Dùng phân hữu cơ bón thúc có được không?
* Phân vi sinh là một loại phân chế từ một số loại vi sinh vật có ích đối với các cây trồng. Sau khi bón vào đất, những vi sinh vật này phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng tốt đối với cây trồng và độ phì nhiêu của đất.
I. Một số loại phân bón thông thường dùng trong nông, lâm nghiệp
Gồm 3 nhóm
+ Phân hoá học: đạm, lân
+ Phân hữu cơ: phân cây xanh, phân chuồng, phân bắc
+ Phân vi sinh:VSV nốt sần Nitragin, phân azotobac_terin (sinh vật tự dưỡng ưa khí), phân Phosphobacterin có tác dụng phân giải lân hữu cơ trong đất, phân vi sinh vật kháng sinh.
II. Đặc điểm tính chấtcủa một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
1. Đặc điểm của phân hoá học: chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
- Dể tan (trừ phân lân)
- Bón nhiều và liên tục làm cho đất xấu đi
2. Đặc điểm của phân hữu cơ.
- Chứa nhiều nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng.
- Tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định
- Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ, cây không sử dụng được ngay mà phải trải qua quá trình khoáng hoá.
- Bón liên tục và nhiều năm làm cho đất tốt lên.
3. Đặc điểm của phân vi sinh vật
- Có chứa vi sinh vật sống
- Mỗi loại chỉ thích hợp với 1 hoặc 1 nhóm cây trồng nhất định.
- Không làm hại đất.
III. Kỹ thuật sử dụng
1. Sử dụng phân hoá học:
- Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hoà tan, dùng để bón thúc và bón với lượng nhỏ.
2. Sử dụng phân hữu cơ:
Để bón lót.
3. Sử dụng phân vi sinh vật
- Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
- Có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.
4. Củng cố và luyện tập
- Thế nào là phân bón hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật? Lấy ví dụ minh hoạ.
- Nêu đặc điểm và cách sử dụng của phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Về đọc bài, đọc phần thông tin bổ sung và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 41
- Xem trước bài “Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón”
- Đọc kĩ phần I, II1 và II2.
V. Rút kinh nghiệm
- Đa số các em không biết phân vi sinh vật là phân gì, cần giải thích để các em biết và có thể giới thiệu thực tế để các em tìm hiểu.
File đính kèm:
- TIET9.doc