Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Tiết: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn

I/Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Giải thích được nguyên nhân, đặc điểm và biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn và đấn phèn.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa nguyên nhân, đặc điểm và biện pháp cải tạo đất mặn và đất phèn

2.Kĩ năng

- Từ các đặc điểm của hai loại đất HS phân biệt được hai loại đất phèn và và đất mặn

-Biết giải thích cơ cấu vi của các phản ứng hoá học vi mô trong đất khi sử dụng biện pháp bón vôi

3.Thái độ

- Có ý thức bảo vệ và cải tạo đất phèn và đất mặn để phát triển sản xuất

II/Chuẩn bị

1.Giáo viên

- Xem lại kiến thức hoá học về: kí hiệu hoá học của vôi, các phản ứng hoá học của vôi đối với nước, hợp chất của nhôm và một số chất khác

2.Học sinh

- Xem trước nội dung ở nhà

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Tiết: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết: Ngày dạy:................ BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN I/Mục tiêu bài học 1.Kiến thức - Giải thích được nguyên nhân, đặc điểm và biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn và đấn phèn. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa nguyên nhân, đặc điểm và biện pháp cải tạo đất mặn và đất phèn 2.Kĩ năng - Từ các đặc điểm của hai loại đất HS phân biệt được hai loại đất phèn và và đất mặn -Biết giải thích cơ cấu vi của các phản ứng hoá học vi mô trong đất khi sử dụng biện pháp bón vôi 3.Thái độ - Có ý thức bảo vệ và cải tạo đất phèn và đất mặn để phát triển sản xuất II/Chuẩn bị 1.Giáo viên - Xem lại kiến thức hoá học về: kí hiệu hoá học của vôi, các phản ứng hoá học của vôi đối với nước, hợp chất của nhôm và một số chất khác 2.Học sinh - Xem trước nội dung ở nhà III/Phương pháp dạy học Tìm tòi, đàm thoại, thuyết trình IV/Tiến trình dạy học 1/Ổn định lớp Điểm danh, kiểm tra tác phong và vệ sinh lớp của HS 2/Kiểm tra 15 phút a/Đề: Nêu tính chất và biện pháp cải tạo đất xám bạc màu Em hãy giải thích tác dụng của biện pháp cày sâu kết hợp với bĩn phân hữu cơ, phân hố học thích hợp cho loại đất này b/Đáp án - Về tính chất.Nêu được: +Bề mặt đất mỏng , thành phần cơ giới nhẹ(1đ) +Đất thường khô hạn (0,5) +Tỉ lệ cát lớn; lượng sét , keo đất ít(1,5đ) +Đất chua hoặc rất chua(1đ) + Đất nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn(1đ) + Số lượng vi sinh vật ít.Hoạt động của vi sinh vật đất yếu (1đ) -Về biện pháp cải tạo.Nêu được: +Xây dựng hê thống thuỷ lợi(0,5) +Cày sâu kết hợp với bón phân hữu cơ, phân hoá học hợp lí(1,5) +Bón vôi cải tạo đất (0,5) +Luân canh cây trồng(0,5) -Giải thích được:Vì đất xám bạc màu có bề mặt mỏng và nghèo chất dinh dưỡng nên cần phải cày sâu và bón phân hợp lí để cải tạo đất (1đ) 3/Giảng bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học I/Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành và đặc điểm của đất mặn GV:Nguyên nhân hình thành đất mặn là gì? HS: Đọc sách trả lời GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nhận GV:Đất mặn có các đặc điểm nào ? HS: Đọc sách trả lời GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nhận II/Tìm hiểu ve àbiện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn GV: Để cải tạo đất mặn người ta sử dụng các biện pháp nào? HS: Đọc sách trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Yêu cầu HS phân tích tác dụng của từng biện pháp HS: Đọc sách, phân tích theo ý kiến cá nhân GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nhận GV: Đất mặn được ứng dụng làm gì cho sản xuất cậy trồng và đời sống ? HS: Đọc sách trả lời GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nhận III/ Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành và đặc điểm của đất phèn GV:Nguyên nhân hình thành đất phèn là gì? HS: Đọc sách trả lời GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nhận GV:Đất phèn có các đặc điểm nào ? HS: Đọc sách trả lời GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nhận IV/Tìm hiểu ve àbiện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn GV: Để cải tạo đất phèn người ta sử dụng các biện pháp nào? HS: Đọc sách trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Yêu cầu HS phân tích tác dụng của từng biện pháp HS: Đọc sách, phân tích theo ý kiến cá nhân GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nhận GV: Đất phèn thích hợp cho các loại cây trồng nào ? HS: Đọc sách trả lời GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nhận I/Cải tạo và sử dụng đất mặn 1/Nguyên nhân hình thành -Đất mặn được hình thành do hai nguyên nhân chính là: + Do nước biển tràn vào + Do ảnh hưởng của nước ngầm từ biển ngấm vào 2/Đặc điểm, tính chất của đất mặn Đất có thành phần nặng.Tỉ lệ sét từ 50% đến 60% Đất chặt, thấm nước kém.Khi bị ướt, đất dẻo dình.Khi bị khô, đất co lại, nứt nẻ Đất chức nhiều muối NaCl, Na2SO4 Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm Hoạt động của vi sinh vật đất yếu 3/ Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng a/Biện pháp cải tạo Biện pháp thuỷ lợi:Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lí Biện pháp bón vôi: Khi bón vôi cho đất sẽ tạo ra phản ứng trao đổi ion trong đất + Sau khi bón vôi một thời gian, tiến hành tháo nước rửa mặn + Sau khi rửa mặn, bón bổ sung chất chất hữu cơ để tăng độ phì nhiêu của đất -Trồng cây chịu mặn:Trồng cây chịu mặn để giảm bớt lượng natri trong đất b/ Sử dụng đất mặn Đất mặn sau khi cải tạo có thể trồng lúa Đất mặn thích hợp cho cây trồng cói Đất mặn dùng để nuôi trồng thuỷ sản Đất mặn dùng để trồng rừng giữ đất và bảo vệ môi trường II/Cải tạo và sử dụng đất phèn 1/Nguyên nhân hình thành Do nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh(ở vùng đồng bằng ven biển) phân huỷ giải phóng ra lưu huỳnh(S) kết hợp với sắt (Fe) trong phù sa tạo thành pyrit (FeS2 ), FeS2 bị ôxi hoá tạo thành axít sunphurit làm cho đất chua Tầng chứa FeS2 gọi là tầng sinh phèn 2/Đặc điểm, tính chất của đất phèn Đất phèn có thành phần cơ giới nặng Đất rất chua Đất có độ phì nhiêu thấp Hoạt động của vi sinh vật đất yếu 3/biện pháp cải tạo và hướng sử dụng a/Biện pháp cải tạo -Xây dựng hệ thống thuỷ lợi tưới, tiêu hợp lí - Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm -Bón phân để nâng cao độ phì nhiêu của đất -Cày sâu, phơi ải -Lên liếp (luống) b/Sử dụng đất phèn Trồng lúa Trồng cây chịu phèn 4/Củng cố và luyện tập - GV sử dụng các câu hỏi tái hiện và gọi HS trả lời - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về tác dụng của các biện pháp cải tạo đất trong SGK 5/Hướng dẫn HS tự học ở nhà Về nhà học bài, tham khảo bài 11 trang 36-37 SGK và tự thực hành ở nhà Tiết tới học bài 12, xem trước nội dung phần I trang 38-39 SGK V/Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiet 8.doc
Giáo án liên quan