Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Trường THPT Nguyễn Du

1. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1.1. Kiến thức:

- Nêu được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

- Nêu được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.

1.2. Kỹ năng:

- Phát triển được các kĩ năng như phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.

- Đánh giá được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở gia đình và địa phương.

1.3. Thái độ: có ước muốn làm giàu bằng các nghề trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

2. CHUẨN BỊ:

2.1. Học sinh: Sách: SGK, vở ghi lí thuyết, bút,

2.2. Giáo viên:

 

doc32 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Trường THPT Nguyễn Du, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP Tuần: 01 Tiết dạy: 01 BÀI 1 - BÀI MỞ ĐẦU Ngày soạn: 15/08/2011 MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1.1. Kiến thức: - Nêu được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - Nêu được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới. 1.2. Kỹ năng: - Phát triển được các kĩ năng như phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. - Đánh giá được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở gia đình và địa phương. 1.3. Thái độ: có ước muốn làm giàu bằng các nghề trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. CHUẨN BỊ: 2.1. Học sinh: Sách: SGK, vở ghi lí thuyết, bút, 2.2. Giáo viên: 2.2.1) Phương tiện dạy học: - Các hình H1.1 H1.3 - SGK, Sách giáo viên, tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công Nghệ trung học phổ thông 2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học Ổn định tổ chức lớp Giới thiệu bài mới - Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, chúng ta thu đạt được những thành tựu đáng tự hào: kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm.  - Chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong 10 năm, từ 2011 – 2020 do Đại hội Đảng lần thứ XI nêu ra là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Cơ cấu ngành trong GDP: Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội. Trọng tâm của bài: mục I, III SGK Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh CH1: Hãy cho biết cơ cấu tổng sản phẩm ở nước ta trong các năm 1995, 2000 và 2004 do những ngành nào đóng góp và đóng góp bao nhiêu %? CH2: Vậy em có nhận xét gì về đóng góp của ngành nông, lâm, nghiệp vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước? GV nhận xét, nhấn mạnh: mặc dù sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước song sự đóng góp của ngành lại có xu hướng giảm dần (cụ thể 1995: 27,2% ; 2000: 24,5% ; 2004: 21,7% ) CH3: Em nào có thể giải thích được tại sao lại có xu hướng này? Mặc dù sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đang có xu hướng giảm dần, song nó vẫn thu hút được số lượng lớn lao động (nêu ra các số liệu trong hình 1.2 SGK trang 6) CH4: Qua các số liệu trong hình 1.2 cho chúng ta thấy điều gì? CH5: Ngoài 2 vai trò trên, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp còn có những vai trò nào khác? Quan sát và nghiên cứu H1.1 rồi tiến hành thảo luận nhóm trả lời CH1, 2 HS có thể trả lời: do nước ta đang đẩy mạnh CNH – HĐH đất nông nghiệp ngày càng giảm, sự đóng góp của ngành dịch vụ ngày càng tăng.... Quan sát hình 1.2trả lời câu hỏi Nghiên cứu mục I.2, I.3 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu 5 và lệnh 2, 3 SGK 1. Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. Hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay Trong những năm gần đây, ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta đã thu được những thành tựu rất quan trọng. Nhưng bên cạnh những thành tựu thu được thì ngành này cũng còn những hạn chế cần phải khắc phục. Vậy những thành tựu và hạn chế đó là gì? CH6: Nêu một số thành tựu mà ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã đạt được từ 1995 – 2004? CH7: Hãy nêu một số hạn chế mà gành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta đang gặp phải? Chăm chú theo dõi Nghiên cứu nội dung mục 1 và 2 tiến hành thảo luận nóm để trả lời CH6, 7 và lệnh 4, 5 SGK 2. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp của nước ta hiện nay 2.1. Thành tựu. - Sản xuất lương thực liên tục tăng. - Bước đầu đã hình thành được một số ngành sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung - Các sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. 2.2. Hạn chế. - Năng suất và chất lượng còn thấp - Kĩ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hoá chất lượng cao HĐ3: Tìm hiểu về phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta. Hoạt động của GV và HS Kết quả - Nội dung Chính vì còn gặp phải những hạn chế nêu trên, cộng với những tác động xấu của việc CNH – HĐH đất nước, nên trong thời gian tới, nước ta cần phải có những phương hướng, nhiệm vụ mang tính chiến lược để cho ngành nông, lâm, ngư nghiệp phát triển một cách bền vững. Vậy những phương hướng và nhiệm vụ đó là gì? ... CH8: Hãy nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới? Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và nêu ra 5 nhiệm vụ chính của ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời gian tới 3. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta. Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này trở thành ngành sản xuất chính. Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái. Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn tạo giống vật nuoi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài số 2 3. Nhận xét, rút kinh nghiệm sau khi giảng dạy: CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG Tuần: 02 Tiết dạy: 02 Bài: 2 KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG Ngày soạn: 20 /08/2011 Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1.1. Kiến thức: - Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. - Nêu được nội dung của các thí nghiệm được áp dụng trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng. 1.2. Kỹ năng: Tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, làm việc với SGK ,... 1.3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất của gia đình và địa phương. Chuẩn bị: 2.1. Học sinh: Sách: SGK, vở ghi lí thuyết, bút, đọc trước bài 2 2.2. Giáo viên: 2.2.1) Phương tiện dạy học: - SGK, Sách giáo viên, tài liệu về giống cây trồng, ... - Các hình H2.1 H2.3 - Sử dụng phiếu học tập đã thiết kế sẵn cho phần III. 2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân? Câu 2: Nêu những phương hướng và nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, nghiệp của nước ta hiện nay. Bài mới: mục II Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng Như nhiệm vụ 4 đã nêu: Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng ta phải áp dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ vào lĩnh vực chọn tạo giống. Tuy nhiên khi chọn hay tạo ra được một giống cây trồng mới thì nhất thiết giống đó phải trải qua các khâu khảo nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Vậy khảo nghiệm giống cây trồng nhằm mục đích gì và được tiến hành như thế nào? Trả lời cho câu hỏi này cũng là nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay. Hoạt động 1: Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh NVĐ: Một giống cây trồng mới được chọn tạo hoặc nhập nội, trước khi đưa vào sản xuất đại trà thì nhất thiết phải trải qua các khâu khảo nghiệm. Vậy công tác khảo nghiệm giống cây trồng được tiến hành như thế nào? Mục đích, ý nghĩa của công tác này là gì?1 NVĐ: Chúng ta biết rằng mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng thường chỉ biểu hiện ra trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. CH1: Vậy cơ sở khoa học của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là gì? CH2: Vậy Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là gì? CH3: Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm thì kết quả sẽ như thế nào? Chăm chú lắng nghe Nghiên cứu nội dung I thảo luận nhóm để trả lời CH1, 2 Dựa vào kiến thức đã học cùng phân tích ,suy nghĩ trả lời 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. 1.1. Cơ sở khoa học. Mối tương tác giữa những tính trạng, đặc điểm của giống cây trồng với điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật canh tác 1.2. Mục đích. - Nhằm đánh giá và công nhận giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng sinh thái và hệ thống luôn canh - Xác định những yêu cầu kĩ thuật và hướng sử dụng giống mới. 1.3. Ý nghĩa. Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu của kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng giống mới được công nhận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng CH4: Hãy cho biết, để khảo nghiệm giống cây trồng, người ta đã tiến hành những loại thí nghiệm nào? CH5: Hãy cho biết, để khảo nghiệm giống cây trồng, người ta đã tiến hành những loại thí nghiệm nào? GV chia lớp ra thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm nghiên cứu mục III SGK để hoàn thành phiếu học tập sau trong 10 phút. GV gọi đại diện của một vài nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả, GV và các nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh những nội dung của phiếu học tập. GV kết luận: Như vậy để giống mới được đưa vào sản xuất đại trà thì giống đó cần phải đạt được các yêu cầu kĩ thuật như: có năng xuất cao, chất lượng tốt, tính chống chịu cao, phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng sinh thái. Muốn xác định được các chỉ tiêu trên thì giống đó phải được khảo nghiệm qua ba loại thí nghiệm là TN SSG, TN KTKT và TN SXQC. Ba loại thí nghiệm này cũng là ba bước chính của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. HS trả lời: người ta đã tiến hành làm 3 loại thí nghiệm là: thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, thí nghiệm sản xuất quảng cáo Các nhóm nghiên cứu SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập: loại TN Nội dung So sánh giống Kiểm tra kĩ thuật Sản xuất quảng cáo Mục đích tiến hành Điều kiện tiến hành Phạm vi tiến hành Yêu cầu khi tiến hành 2. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng. 2.1. Thí nghiệm so sánh giống. Mục đích: nhằm xác định những ưu điểm của giống mới hoặc giống nhập nội Điều kiện tiến hành: khi có giống mới chọn tạo hoặc giống nhập nội Phạm vi tiến hành: được tiến hành ở các cơ quan chọn tạo giống Yêu cầu khi tiến hành: Phải so sánh toàn diện về các chỉ tiêu như sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu giữa giống mới với giống phổ biến trong sản xuất đại trà. 2.2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. Mục đích: Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng(thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ bón phân....) Điều kiện tiến hành: Khi giống đã trải qua thí nghiệm so sánh và được gửi đến trung tâm khảo nghiệm giống Quốc gia Phạm vi tiến hành: Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia Yêu cầu khi tiến hành: Phải xây dựng được quy trình kĩ thuật gieo trồng để chuẩn bị cho sản xuất đại trà 2.3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. Mục đích: Nhằm tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất Điều kiện tiến hành: Sau khi giống đã trải qua thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được phép phổ biến trong sản xuất đại trà Phạm vi tiến hành: Được triển khai trên diện tích rộng lớn Yêu cầu: Cần tổ chức “hội nghị đầu bờ” và quảng cáo giống trên các phương tiện thông tin đại chúng Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò - Trả lời các câu hỏi cuối bài - Tìm hiểu và tham gia một số hội nghị đầu bờ được tổ chức ở địa phương (nếu có). - Đọc trước bài 3 và bài 4 SGK 3. Nhận xét, rút kinh nghiệm giảng dạy. Tuần: 03, 04 Tiết dạy: 03, 04 Bài: 3,4 SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG Ngày soạn: 28/08/2011 Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1.1. Kiến thức: - Nêu được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng. - Nêu được các giai đoạn chính trong hệ thống sản xuất giống cây trồng. - Hiểu và trình bày được quy trình sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp. 1.2. Kỹ năng: tập trung rèn luyện kĩ năng phân tích , kĩ năng so sánh, hoạt động nhóm 1.3. Thái độ: - Hình thành ý thức lao động, thói quen làm việc khoa học. - Vận dung được kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất của gia đình và địa phương. 2. Chuẩn bị: 2.1. Học sinh: Sách: SGK, vở ghi lí thuyết, bút, đọc và chuẩn bị trước bài 3, 4 2.2. Giáo viên: 2.2.1) Phương tiện dạy học: - SGK, Sách giáo viên, tài liệu về giống cây trồng, ... - Các hình H3.1; 3.2; 3.3; 4.1 và 4.2 trong SGK. - Sử dụng bảng quy trình sản xuất giống cây trồng được thiết kế trên khổ A0. 2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi kiểm tra tiết 3: Kể tên các loại thí nghiệm được áp dụng để khảo nghiệm giống cây trồng và nêu mục đích của từng loại thí nghiệm đó. Câu hỏi kiểm tra tiết 4: So sánh quy trình sản xuất giống cây trồng ở cây tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng? Bài mới: mục III quy trình sản xuất giống cây trồng Dẫn nhập vào bài mới: Qua tiết học trước chúng ta đã biết rằng: để đưa một giống cây trồng nào đó vào sản xuất đại trà thì giống đó cần phải được khảo nghiệm một cách nghiêm ngặt. Thế nhưng vấn đề đặt ra là giống đó đã được sản xuất theo quy trình như thế nào? Bài học hôm này sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh CH1: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì? CH2: Theo em, trong ba mục đích thì mục đích nào là quan trọng nhất? Vì sao? - GV giảng giải: Trong công tác sản xuất giống cây trồng thì việc tạo ra số lượng giống cần thiết là quan trọng hơn cả, còn việc duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống là việc làm thường xuyên và việc đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất là hệ quả của việc tạo ra số lượng nhiều để cung cấp cho sản xuất. Nghiên cứu mục I để trả lời HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi: Học sinh chăm chú lắng nghe 1. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ thống sản xuất giống cây trồng CH3: Hệ thống sản xuất giống cây trồng bắt đầu từ đâu và kết thúc khi nào ? CH4: Hệ thống sản xuất GCT gồm những giai đoạn nào? CH5: Thế nào là hạt SNC, nơi nào có nhiệm vụ sản xuất hạt SNC? (Là lô hạt giống được nhân ra từ giống tác giả hoặc phục tráng giống sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của TCN hoặc TCVN) CH6: Thế nào là hạt NC, nơi nào có nhiệm vụ sản xuất hạt NC? (Là lô hạt chất lượng cao được nhân ra từ lô hạt SNC theo quy trình của Bộ NN và PTNT và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của TCN hoặc TCVN) CH7: Thế nào là hạt XN, nơi nào có nhiệm vụ sản xuất hạt XN? (hạt chất lượng cao, được nhân ra từ hạt NC; Sản xuất tại cơ sở nhân giống địa phương) - Chú ý: Mối quan hệ giữa 3 loại hạt giống + Về mặt DT: SNC(P)NC(F1)XN(F2) + Về mặt SL: SNC < NC < XN + Về mặt CL: SNC > NC > XN CH8: Thực hiện lệnh 1 SGK trang 13 Nghiên cứu phần đầu mục II và quan sát H3.1 để trả lời Gồm 3 giai đoạn: SẢN XUẤT HẠT SNC SẢN XUẤT HẠT NC SẢN XUẤT HẠT XN SẢN XUẤT ĐẠI TRÀ GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 Nghiên cứu kĩ nội dung mục II thảo luận nhóm để trả lời Suy nghĩ để trả lời 2. Hệ thống sản xuất giống cây trồng HTSXGCT Được bắt đầu từ khi nhận được hạt giống do các cơ sở chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà HTSXGCT gồm 3 giai đoạn : GĐ1: Sản xuất hạt giống SNC GĐ2: Sản xuất hạt giống NC GDD: Sản xuất hạt giống xác nhận cung cấp cho sản xuất đại trà Hoạt động 3: Tìm hiểu về quy trình sản xuất giống cây trồng CH9: Hãy cho biết, quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được xây dựng dựa trên đặc điểm chủ yếu nào? CH10: Vậy dựa vào phương thức sinh sản, cây trồng nông nghiệp được chia thành mấy nhóm, đó là những nhóm nào? - NVĐ: Vậy quy trình sản xuất giống ở 3 nhóm cây này có điểm gì giống và khác nhau. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về việc sản xuất giống ở 3 nhóm cây này. trước tiên ta tìm hiểu III.1 CH11: Lấy ví dụ về một số loại cây trồng nông nghiệp có hình thức sinh sản bằng tự thụ phấn? CH12: Trong trường hợp nào thì áp dụng quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì hay sơ đồ phục tráng? - Thông báo: Trong quy trình sản xuất hạt giống đều HS trả lời: Có 3 khâu kĩ thuật được thể hiện là: gieo, chọn lọc và thu hoạch. Với 3 khâu kĩ thuật này thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng được tóm tắt như bảng sau - Treo bảng tóm tắt, giảng cho HS hiểu - NVĐ: Vậy đối với cây trồng TPC thì quy trình SXG diễn ra ntn III.1b CH13: Có những khâu kĩ thuật chủ yếu nào được thể hiện trong quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo? - Thông báo: Với ba khâu kĩ thuật này thì quy trình sản xuất hạt giống ở cây trồng thụ phấn chéo được tóm tắt như bảng sau (GV treo bảng tóm tắt quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo lên bảng và giảng giải cho HS hiểu) CH14: Đối với nhóm cây trồng nhân giống vô tính thì quy trình sản xuất giống diễn ra như thế nào? - NVĐ:: Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nhưng hiện nay do nạn phá rừng, khai thác rừng tràn lan đã làm cho nguồn tài nguyên này suy kiệt. Sự suy kiệt rừng đã gây ra những tác động tiêu cực cho đời sống của con người... Vì vậy 1 trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải được tiến hành là trồng rừng, khôi phục rừng. Để trồng rừng, khôi phục rừng, ta phải tiến hành sản xuất giống cây rừng. Vậy quy trình sản xuất giống cây rừng được tiến hành như thế nào và gặp những khó khăn gì? 2 CH15: Khi sản xuất giống cây rừng các nhà chọn tạo giống gặp những khó khăn gì? Hướng khắc phục ? CH16: Hãy trình bày quy trình sản xuất giống cây rừng? Chủ yếu dựa vào phương thức sinh sản của cây trồng. HS trả lời: 3 nhóm (tự thụ phấn, thụ phấn chéo và sinh sản vô Quan sát hình 3.2 và 3.3 và nghiên cứu nội dung mục III.1a), III.1b) SGK thảo luận nhom để trả lời câu hỏi SXG theo sơ đồ duy trì: trong trường hợp đã có sẵn hạt TG hoặc hạt SNC. Trường hợp giống đang được sử dụng nhưng có biểu hiện thoái hóa hoặc đã bị thoái hóa. Đặc biệt là những giông không rõ nguồn gốc Quan sát, lắng nghe và ghi chép bài vào vở Quan sát H4.1, nghiên cứu thông tin trong SGK để trả lời: có 3 khâu kĩ thuật(gieo ở khu cách li, chọn lọc, thu hoạch) Quan sát, lắng nghe và ghi chép bài vào vở HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi Nghiên cứu mục III.2, thảo luận nhóm để trả lời 3. Quy trình sản xuất giống cây trồng 3.1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp 3.1.1. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn. Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa Đã có sẵn hạt tác giả hoặc hạt siêu nguyên chủng * Điều kiện áp dụng: * Điều kiện áp dụng: * Quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì *Quy trình sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng Kĩ thuật Năm(vụ) Gieo Chọn lọc Thu hoạch 1 GNN hoặc GBTH Các cây ưu tú Hạt 2 Thành từng dòng 4– 5 dòng đúng giống Hạt 3 NSB và SNC TNSS 4 SNC NC 5 NC XN Kĩ thuật Năm(vụ) Gieo Chọn lọc Thu hoạch 1 HTG Các cây ưu tú Hạt 2 Thành từng dòng Các dòng đúng giống Hạt SNC 3 Hạt SNC Hạt NC 4 Hạt NC Hạt XN 3.1.2. Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo. - Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo (ngô, bí, mướp...) Kĩ thuật Năm(vụ) Gieo ở khu cách li Chọn lọc Thu hoạch 1 Hạt SNC Giữ lại những cây đúng giống(loại bỏ những cây xấu trước khi tung phấn) Hạt 2 Thành từng hàng Giữ lại những cây đạt yêu cầu Hạt SNC 3 Hạt SNC Giữ lại những cây đạt yêu cầu(loại bỏ những cây xấu trước khi tung phấn) Hạt NC 4 Hạt NC Giữ lại những cây đạt yêu cầu(loại bỏ những cây xấu trước khi tung phấn) Hạt XN 3.1.3. Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính - Giai đoạn 1: Chọn lọc và duy trì thế hệ vô tính đạt cấp SNC( củ, cành, hom,thân...) - Giai đoạn 2: Tổ chức sản xuất vật liệu giống cấp NC từ SNC - Giai đoạn 3: Tổ chức sản xuất vật liệu giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ giống NC 3.2. Sản xuất giống cây rừng - Quy trình sản xuất + Chọn những cây trội, khảo nghiệm và chọn lấy những cây đạt tiêu chuẩn để xây dựng rừng giống hoặc vườn giống + Lấy giống từ rừng giống hoặc vườn giống sản xuất cây con để cung cấp cho sản xuất - Khó khăn: + Cây rừng có đời sống dài ngày, thời gian thu hoạch hạt rất lâu + Diện tích trồng lớn, nên đòi hỏi số lượng cây giống nhiều... - Biện pháp khắc phục khó khăn: áp dụng công nghệ nuôi cấy mô và giâm hom Hoạt động4: Củng cố và hoàn thiện kiến thức - Củng cố: So sánh sự giống và khác nhau trong quy trình sản xuất giống ở 3 nhóm cây trồng? So sánh SXG ở cây trồng tự thụ phấn SXG ở cây trồng thụ phấn chéo SXG ở cây trồng nhân giống vô tính Giống nhau Đều sản xuất cây giống theo ba cấp độ bắt đầu từ cấp SNC đến cấp NC và cuối cùng là cấp XN Khác nhau - Vật liệu khởi đầu là hạt tác giả, hạt nhập nội hoặc hạt bị thoái hoá - Không đòi hỏi yêu cầu cách li cao - Sự chọn lọc được tiến hành chủ yếu ở giai đoạn sản xuất giống cấp SNC - Vật liệu khởi đầu là hạt tác giả hoặc hạt SNC - Yêu cầu cách li nghiêm ngặt - Sự chọn lọc được tiến hành liên tục cho tới khi thu được hạt giống XN - Vật liệu khởi đầu là thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp SNC - Không yêu cầu cách li - Sự chọn lọc được tiến hành ngay trên vật liệu khởi đầu - Dặn dò: Đọc trước bài 5 và chuẩn bị một số vật liệu sau: + Từ 50 – 100 hạt giống ( ngô, lạc, đỗ....) + Dao cắt hạt loại nhỏ (dao gọt hoa quả) 3. Nhận xét, rút kinh nghiệm giảng dạy. ...................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an CN tuan 01 15.doc