I . Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập với SGK.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- GV: Phóng to các hình SGK, sơ đồ, phiếu học tập.
- HS: Nghiên cứu trước các nội dung của bài mới.
94 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Trường THPT Trần Văn Giàu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
I . Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập với SGK.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- GV: Phóng to các hình SGK, sơ đồ, phiếu học tập.
- HS: Nghiên cứu trước các nội dung của bài mới.
2. Phương pháp
- Thảo luận nhóm, giảng giải, minh hoạ .
- Sử dụng phương pháp vấn đáp để khai thác, gợi nhớ những kiến thức đã biết qua học tập và thực tiển đời sống.
III.Tiến trình dạy
1. Ổn định: Kiểm tra nề nếp và sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
H. ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV: Theo em, nước ta có những thuận lợi nào để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp?
- GV: Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu thông tin biểu đồ (hình 1.1- sgk) và nhận xét sự đóng góp của N, L, NN?
? Vai trò ngành N, L, NN đối với chúng ta?
? Nêu một số các sản phẩm của Nông, Lâm, Ngư Nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến?
- Yêu cầu HS chú ý theo dõi nội dung số liệu trong bảng 1 sgk để trả lời câu hỏi:
? Dựa vào số liệu qua các năm của bảng 1 em có nhận xét gì?
? Tính tỷ lệ % của sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp so với tổng hàng hoá XK? Từ đó có Nxét gì?
- Hướng dẫn cho HS phân tích hình 1.2:
? So sánh LLLĐ trong nghành nông, lâm, ngư nghiệp so với các ngành khác? Ý nghĩa?
=> Đánh giá, hoàn thiện kiến thức.
CĐặt vấn đề về môi trường: Thông qua hoạt động sản xuất các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái cả về mặt tích cực và tiêu cực. Vậy em hãy:
? Biện pháp khắc phục tránh những hậu quả đó?
- Cho HS n/c nội dung câu hỏi SGK và trả lời
=> Đánh giá kiến thức.
- Yêu cầu HS:
+ Lấy VD về 1 số sản phẩm N, L, NN đã được XK ra thị trường quốc tế?
? Theo em, tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hiện nay còn có những hạn chế gì?
+ Tại sao năng suất, chất lượng còn thấp?
- Nhấn mạnh: vậy để khắc phục và hạn chế những hậu quả không tốt tới môi trường thì chúng ta cần phải quan tâm tới việc áp dụng khoa học kĩ thuật một cách đồng bộ, quan tâm tới VS môi trường cộng đồng trong quá trình sản xuất.
- Trong thời gian tới, nghành nông , lâm, ngư nghiệp của nước ta cần thực hiện những nhiệm vụ gì?
+ Làm thế nào để chăn nuôi có thể chở thành một nền sản xuất chính trong điều kiện dịch bệnh hiện nay?
+ Cần làm gì để có một môi trường sinh thái trong sạch trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp?
- HS nêu được:
Khí hậu, đất đai thích hợp cho ST, PT của nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tính siêng năng cần cù của người nông dân.
-HS: Tìm hiểu thông tin biểu đồ và nhận xét về sự đóng góp của N, L, NN qua các năm.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS: So sánh số liệu và nêu nhận xét.
+ Hàng nông, lâm sản xuất khẩu qua các năm là tăng.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS Nêu được: Có ý thức trong lao động sản xuất.. trong việc sử dụng thuốc hoá học trong quá trình chế biến, bảo quản, khai thác ..
- Trả lời theo câu hỏi sgk.
+ Nêu lên được: Gạo, cafe, cá tra, cá ba sa, tôm, gỗ....
+ Nêu được: Chưa có nhận thức đúng đắn về công tác bảo vệ môi trường, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt nên trong quá trình sản xuất còn có những tác động gây ô nhiễm tới môi trường như: Đất, nước, không khí...
+ Nêu được: trình độ sản xuất còn lạc hậu, áp dụng khoa học vào sản xuất chưa đồng bộ, chưa khoa học
- Lắng nghe.
+ Trả lời
+ Nêu được: Việc ứng dụng khoa học, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường...
+ Nêu được: tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để mọi người cùng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh cộng đồng, vệ sinh môi trường sinh thái...
I. Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
2. Ngành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
3. Ngành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu
4. Tình hình Nông, Lâm, Ngư Nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các nghành kinh tế
II. Tình hình sản xuất Nông, Lâm, Ngư Nghiệp của nước ta hiện nay
1. Thành tựu:
a. Sản xuất lương thực tăng liên tục.
b. Bước đầu đã hình thành một số nghành sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
c. Một số sản phẩm của nghành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
2. Hạn chế: (nội dung sgk)
- GDMT: Trình độ SX còn thấp, chưa đồng bộ, chưa khoa học, chưa quan tâm tới lợi ích lâu dài nên quá trình sản xuất còn gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí.
III. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Nông, Lâm, Ngư nghiệp nước ta
(nội dung sgk)
4. Rèn luyện, kiểm tra đánh giá
Câu 1. Em hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Câu 2. Nêu những hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay. Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3. Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới.
5. Hướng dẫn học ở nhà
Trả lời câu hỏi cuối bài.
-Xem trước bài 2 SGK.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Về nội dung:
Về phương pháp: .
.
Về phương tiện:
.
Về thời gian: .
.
Về học sinh: ..
.
VII. Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Công nghệ 10, Nhà xuất bản GD, năm xuất bản 2012, Tác giả Nguyễn Văn Khôi ( chủ biên)
Ban giám hiệu TTCM thông qua Ngày tháng năm 2013
Kí tên Kí tên Người soạn bài
Cô Phạm Thị Kim Anh Cô Võ Thị Mai Dung
Tuần: 1
Tiết: 2
Chương 1. TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Bài 2. KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết được mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- HS biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống cây trồng, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh.
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập với SGK.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
3. Thái độ
- Có nhận thức đúng đắn và thái độ tôn trọng đối với các nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông lâm, ngư, nghiệp qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân.
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- GV: Phiếu học tập, sơ đồ.
- HS: Nghiên cứu trước các nội dung của bài mới.
2. Phương pháp
- Thảo luận nhóm, giảng giải, minh hoạ .
- Sử dụng phương pháp vấn đáp để khai thác, gợi nhớ những kiến thức đã biết qua học tập và thực tiển đời sống.
III.Tiến trình dạy
1. Ổn định: Kiểm tra nề nếp và sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Vì sao các giống cây trồng phải khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất đại trà?
? Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm dẫn đến hậu quả như thế nào?
Liên hệ:
?Giống mới có ảnh hưởng đến hệ sinh thái không?
?Giống mới có phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường trong khu vực không?
- GV phân nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
Loại thí nghiệm
Mục đích
Phạm vi tiến hành
TN so sánh giống
TN kiểm tra kỹ thuật
TN sản xuất quảng cáo.
GV hoàn chỉnh, nhấn mạnh mục đích của từng loại thí nghiệm.
? Khi nào giống được phổ biến trong sản xuất đại trà?
?Để người nông dân biết về một giống cây trồng cần phải làm gì?
?Mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo?
? Thí nghiệm được tiến hành trong phạm vi nào?
- HS : Đọc kỹ phần I SGk thảo luận nhóm để trả lời
- HS có thể trao đổi để trả lời :Nếu không qua khảo nghiệm không biết được những đặc tính giống và yêu cầu kỹ thuật canh tác nên hiệu quả sẽ thấp
HS tiến hành đọc phần hai của bài thảo luận cử đại diện trả lời .
Những nhóm khác bổ sung.
- HS: Nếu giống khảo nghiệm đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được phép phổ biến trong sản xuất.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
1. Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh là việc làm cần thiết.
2. Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận.
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trống
1. Thí nghiệm so sánh giống
-Mục đích: So sánh giống mới chọn tạo hoặc nhập nội với các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng nông sản và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.
- Nếu giống mới vượt trội so với giống phổ biến trong sản xuất đại trà về các chỉ tiêu trên thì được chọn và gởi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm trong mạng lươí khảo nghiệm giống trên toàn quốc.
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật:
-Mục đích:Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng.
-Nếu giống khảo nghiệm đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được phép phổ biến trong sản xuất.
3.Thí nghiệm sản xuất quảng cáo:
-Mục đích:Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
4. Rèn luyện, kiểm tra đánh giá và luyện tập:(4ph)
-Trả lời câu hỏi cuối bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà:(1ph)
-Xem trước bài 3,4/ SGK.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Về nội dung:
Về phương pháp: .
.
Về phương tiện:
.
Về thời gian: .
.
Về học sinh: ..
.
VII. Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Công nghệ 10, Nhà xuất bản GD, năm xuất bản 2012, Tác giả Nguyễn Văn Khôi ( chủ biên)
Ban giám hiệu TTCM thông qua Ngày tháng năm 2013
Kí tên Kí tên Người soạn bài
Cô Phạm Thị Kim Anh Cô Võ Thị Mai Dung
Tuần: 2
Tiết: 3,4
BÀI 3,4: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
Nắm được hệ thống sản xuất giống cây trồng.
Biết được qui trình của sản xuất giống cây trồng.
Kĩ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
Thái độ:
Có ý thức giữ gìn, bảo vệ giống tốt, quý của địa phương.
Có ý thức lựa chọn giống phù hợp với điều kiện giống của địa phương.
Trọng tâm bài học:
- Quy trình sản xuất giống cây trồng.
Phương pháp dạy học:
Thuyết trình.
Hỏi đáp.
Hoạt động nhóm.
Phương tiện dạy học.
Tìm hiểu các số liệu về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam có liên quan đến bài học.
Tranh vẽ các quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn, thụ phấn chéo.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức: 1’
Kiểm tra bài cũ: 3’
Câu 1: Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất?
Câu 2: Kể tên các loại khảo nghiệm giống cây trồng? Mục đích của các loại thí nghiệm trên?
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
3’
- Gv yêu cầu hs đọc mục I sgk.
- Nêu mục đích của sản xuất giống cây trồng?
- Hs đọc kĩ mục I sgk và trả lời
I. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:
- Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống.
- Tạo ra số lượng giống cần thiết cung cấp cho sản xuất đại trà.
- Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống sản xuất giống cây trồng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
- Hệ thống sản xuất giống cây trồng bắt đầu từ khâu nào? Khi nào kết thúc?
- Cho hs quan sát hình 3.1/ tr 12 sgk và hỏi: hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm có mấy giai đoạn? Nội dung của từng giai đoạn?
- Thế nào là hạt siêu nguyên chủng?
- Nhiệm vụ của giai đoạn 1 là gì?
- Nơi nào có nhiệm vụ sản xuất hạt siêu nguyên chủng?
- Thế nào là hạt nguyên chủng?
- Tại sao hạt siêu nguyên chủng và hạt nguyên chủng được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên ngành?
- Mục đích của sản xuất hạt giống xác nhận?
- Hs tìm hiểu mục II của sgk trả lời.
- Hs quan sát tranh 3.1 và trả lời câu hỏi.
- Có chất lượng và độ thuần khiết cao.
- Hs tìm hiểu sgk và trả lời.
- Hs suy nghĩ trả lời: hạt siêu nguyên chủng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao và sự theo dõi chặt chẽ, chống pha tạp, đảm bảo duy trì và củng cố kiểu gen thuần chủng của giống.
- Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.
II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng:
Bắt đầu: khi nhận hạt giống do cơ sở nhà nước cung cấp.
Kết thúc: có được hạt giống xác nhận.
Gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: sản xuất hạt siêu nguyên chủng
+ Giai đoạn 2: sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng
+ Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận cung cấp cho sản xuất đại trà.
Hoạt động 3: Quy trình sản xuất giống cây trồng:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
- Gv giới thiệu sơ lược về các hình thức sinh sản ở thực vật: tự thụ phấn, thụ phấn chéo, sinh sản vô tính.
- Hướng dẫn hs quan sát hình 3.2 và hỏi: quy trình sản xuất cây trồng tự thụ phấn từ hạt tác giả diễn ra trong mấy năm? Nhiệm vụ của từng năm?
- Trong sản xuất giống theo sơ đồ duy trì đã áp dụng hình thức chọn lọc nào ở năm I và II?
- Hướng dẫn hs quan sát hình 3.3 và hỏi: sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng có gì khác so với sơ đồ duy trì?
- Gv gợi ý:
+ Vật liệu khởi đầu như thế nào?
+ Thời gian tiến hành?
+ Đã áp dụng hình thức chọn lọc nào ở năm 3?
- Hướng dẫn quan sát tranh 4.1 và hỏi:
+ Thế nào là thụ phấn chéo?
+ Qui trình sản xuất giống theo hình thức thụ phấn chéo?
+ Tại sao cần chọn ruộng sản xuất hạt giống ở khu cách li?
+ Tại sao phải loại bỏ những cây xấu trước khi tung phấn?
- Quy trình sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính được thực hiện qua mấy giai đoạn? Nội dung của từng giai đoạn?
- Cây rừng có đặc điểm gì khác so với cây trồng nông nghiệp? Quy trình sản xuất gồm có mấy giai đoạn?
- Chú ý lắng nghe.
- Hs quan sát và chú ý những ô gạch chéo là những cây không đạt chất lượng.
- Hs nhớ lại kiến thức cũ, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Hs thảo luận và trả lời theo gợi ý của gv.
+ Thụ phấn chéo là hình thức sinh sản mà nhụy của hoa được thụ phấn từ hạt phấn của cây khác.
+ Hs quan sát tranh và dựa vào nội dung sgk trả lời.
+ Không để cho cây giống được thụ phấn từ những cây không mong muốn trên đồng ruộng đảm bảo độ thuần chủng của giống.
+ Hs suy nghĩ trả lời.
- Tìm hiểu nội dung trong sgk và trả lời.
III. Quy trình sản xuất giống cây trồng:
Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp:
Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn:
* Theo sơ đồ duy trì:
- Năm 1: gieo hạt tác giả → chọn cây ưu tú.
- Năm 2: gieo hạt cây ưu tú thành từng dòng → chọn hạt siêu nguyên chủng.
- Năm 3: nhân giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng.
- Năm 4: sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng.
* Theo sơ đồ phục tráng:
- Năm 1: gieo hạt cần phục tráng → chọn cây ưu tú.
- Năm 2: gieo hạt cây ưu tú thành dòng → chọn hạt của 4 đến 5 dòng tốt nhất để gieo năm 3 → đánh giá dòng lần 1.
- Năm 3: hạt của dòng tốt nhất chia làm 2: nhân sơ bộ và so sánh giống → hạt siêu nguyên chủng.
- Năm 4: nhân giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng.
- Năm 5: sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng.
Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo:
Vụ 1:
Chọn khu cách li
Chia thành 500 ô, gieo hạt giống SNC
Vụ 2: đánh giá thế hệ chọn lọc
Vụ 3: nhân hạt giống SNC ở khu cách li → hạt NC.
Vụ 4: nhân hạt giống NC ở khu cách li → hạt XN.
Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính: SGK
Sản xuất giống cây rừng: SGK
Củng cố kiến thức và kết thúc bài học: 2’
Câu 1: So sánh quy trình sản xuất của cây tự thụ phấn và cây tụ phấn chéo?
Cây tự thụ phấn
Cây thụ phấn chéo
Giống nhau
Đều trải qua 3 giai đoạn sản xuất hạt SNC, NC, XN
Khác nhau
- Vật liệu khởi đầu: là hạt SNC, hạt cần phục tráng
- Không yêu cầu cách li cao
-Vật liệu khởi đầu: là hạt SNC.
- Yêu cầu cách li cao.
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh: 1’
Học bài cũ.
Đọc trước nội dung bài mới.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Về nội dung:
Về phương pháp: .
.
Về phương tiện:
.
Về thời gian: .
.
Về học sinh: ..
.
VII. Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Công nghệ 10, Nhà xuất bản GD, năm xuất bản 2012, Tác giả Nguyễn Văn Khôi ( chủ biên)
Ban giám hiệu TTCM thông qua Ngày tháng năm 2013
Kí tên Kí tên Người soạn bài
Cô Phạm Thị Kim Anh Cô Võ Thị Mai Dung
Tuần 3
Tiết 5
Bài 5:
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT
Mục tiêu
Kiến thức
Biết được phương pháp để xác định sức sống hạt giống một số cây.
Biết cách tính tỉ lệ hạt sống và đánh giá kết quả thực hành.
Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng làm thực hành: thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.
Thái độ
- Rèn luyện thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, chính xác, hiệu quả
Nội dung trọng tâm
- Cách thức xác định sức sống của hạt
Phương pháp dạy học
- Phương pháp công tác thực hành
Phương tiện dạy học
Các dụng cụ và nguyên liệu để thực hành.
Mẫu vật kết quả thực hành để quan sát.
Tiến trình lên lớp.
Ổn định lớp (3 phút)
Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- Thế nào là hạt nguyên chủng, siêu nguyên chủng, hạt xác nhận? Hạt nào được sử dụng để gieo trồng?
Dạy bài mới
Đặt vấn đề: Một trong những yếu tố quyết định đến sức sống, sức chống chịu và độ đồng đều của giống cây là sức sống của hạt. Lựa chọn các hạt có sức sống tốt thì sẽ cho tỉ lệ nảy mầm cao. Bài thực hành số 5 sẽ cung cấp phương pháp xác định sức sống của hạt.
Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động 1: Giới thiệu mục đích yêu cầu, nguyên liệu dụng cụ thực hành.
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
5’
Giới thiệu mục đích yêu cầu của bài thực hành.
Giới thiệu dụng cụ và nguyên liệu để thực hành.
+ Hạt giống: nên sử dụng hạt đậu phộng: dễ tiến hành, dễ quan sát. Ngoài ra có thể tiến hành trên các loại hạt khác.
+ Dụng cụ gồm: hộp petri, panh, lam kính, dao cắt hạt, giấy thấm.
Lưu ý: Trong quá trình thực hành có sử dụng dao nên phải cẩn thận, tránh đùa giỡn gây nguy hiểm.
Thuốc thử carmin (chuẩn bị sẵn)
Lắng nghe
Lắng nghe
I. Mục đích yêu cầu.
Xác định được sức sống của hạt một số cây.
II. Chuẩn bị.
Nguyên liệu: hạt giống.
Hóa chất: thuốc thử carmin
Dụng cụ: hộp petri, panh, lam kính, dao cắt hạt, giấy thấm.
Hoạt động 2: tiến hành thực hành.
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
20’
Mô tả cách tiến hành nhuộm hạt.
?Cắt hạt ra, chỉ cho học sinh quan sát nội nhũ khi chưa nhuộm màu. Nội nhũ có vai trò gì?
Tiến hành làm mẫu các bước nhuộm hạt và mô tả.
Cho học sinh quan sát mẫu nhuộm sẵn và chỉ cho học sinh thấy:
Nếu nội nhũ bị nhuộm màu: hạt chết
Nếu nội nhũ không bị nhuộm màu: hạt chết.
Nêu cách tính tỉ lệ hạt sống và giải thích các kí hiệu.
Yêu cầu học sinh tiến hành làm thực hành theo nhóm.
Quan sát, bao quát các nhóm thực hành.
Cung cấp dinh dưỡng cho phôi
Quan sát
Quan sát, lắng nghe
Tiến hành ngâm hạt và xác định sức sống.
III. Cách tiến hành.
Bước 1: lấy 50 hạt giống, lau sạch cho vào đĩa petri.
Bước 2: đổ thuốc thử cho ngập trong 10- 15 phút.
Bước 3: vớt hạt ra, lau bằng giấy thấm.
Bước 4: dùng panh kẹp chặt hạt đặt lên lam, cắt hạt và quan sát nội nhũ.
Tính tỉ lệ hạt sống:
A= B / C . 100%
B: số hạt sống
C: số hạt thí nghiệm.
Hoạt động 3: thu hoạch và đánh giá.
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
5’
Yêu cầu học sinh làm bài thu hoạch cá nhân tại lớp.
Sau khi làm thực hành xong: thu dọn dụng cụ hóa chất, vệ sinh phòng thực hành.
Viết kết quả và làm bài thu hoạch
IV. Thu hoạch
Hoàn thành các bảng:
Bảng 1.
Bảng 2.
Củng cố (5 phút)
Thu bài thực hành, nhận xét, đánh giá: kết quả, thái độ.
Kết quả thực hành nói lên điều gì?
Hướng dẫn tự học ở nhà. (2 phút)
Chuẩn bị bài 6: ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.
VI. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Về nội dung:
Về phương pháp: .
Về phương tiện:
Về thời gian: .
Về học sinh: ..
VII. Tài liệu tham khảo.
Sách giáo khoa Công nghệ 10, Nhà xuất bản GD, năm xuất bản 2012, Tác giả Nguyễn Văn Khôi ( chủ biên)
Ban giám hiệu TTCM thông qua Ngày tháng năm 2013
Kí tên Kí tên Người soạn bài
Cô Phạm Thị Kim Anh Cô Võ Thị Mai Dung
Bảng 1: kết quả thực hành
Tổng số hạt thí nghiệm
Số hạt bị nhuộm màu ( hạt chết)
Số hạt không bị nhuộm màu (hạt sống)
Tỉ lệ hạt sống
(%)
Bảng 2: Đánh giá kết quả.
Chỉ tiêu đánh giá
Kết quả
Đánh giá
Tốt
Đạt
Không đạt
Thực hiện quy trình
Tỉ lệ hạt sống
Tuần: 3
Tiết: 6
BÀI 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Hiểu được khái niệm nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy tế bào.
Biết được nội dung cơ bản của quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Kĩ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
Rèn kỹ năng thảo luận nhóm.
Thái độ:
Ham hiểu biết khoa học công nghệ.
Có ý thức say sưa học tập hơn.
Trọng tâm bài học:
- Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào.
III. Phương pháp dạy học:
Thuyết trình.
Hỏi đáp.
Hoạt động nhóm.
IV. Phương tiện dạy học.
Tranh vẽ quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào.
Hình ảnh một số cây trồng có giá trị được sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô, tế bào ( trinh nữ hoàng cung)
V. Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức: 1’
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra (tiết trước thực hành)
Bài mới:
a. Dẫn dắt vào bài: Các phương pháp chọn và nhân giống cây truyền thống thường kéo dài và tốn nhiều vật liệu giống, tốn nhiều diện tích. Ngày nay nhờ ứng dụng khoa học kĩ thuật mới, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp tạo giống mới vừa nhanh, tốn ít vật liệu, diện tích. Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về phương pháp đó.
b. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp nuôi cấy mô tế bào là gì.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
- Cơ thể các loài thực vật được cấu tạo như thế nào?
- Các tế bào thực vật có thể sống tách rời khỏi cây mẹ không? Cần có những điều kiện gì?
- Vậy thế nào là nuôi cấy mô tế bào?
- Hs nhớ lại kiến thức cũ trả lời.
- Hs đọc phần I trong sgk, thảo luận và trả lời câu hỏi của gv.
I. Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào:
Là phương pháp tách rời mô, tế bào đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp và vô trùng để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hóa thành mô cơ quan và phát triển thành cây mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
- Gv nêu vấn đề chuyển tiếp sang phần II.
- HS thảo luận nhóm qua các câu hỏi sau:
+ Tế bào thực vật có các hình thức sinh sản nào?
+Vì sao một tế bào có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh?
+ Em hiểu thế nào về tính toàn năng của tế bào thực vật?
+ Em hãy trình bày quá trình phân chia, phân hóa, phản phân hóa tế bào thực vật?
+ Em hãy nêu bản chất của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào?
- Hs thảo luận và đọc sgk trả lời các câu hỏi thảo luận.
- Tế bào thực vật có tính toàn năng, chứa hệ gen giống như tất cả những tế bào sinh dưỡng khác đều có khả năng sinh sản vô tính tạo thành cơ thể hoàn chỉnh.
Thảo luận để trả lời.
Tính toàn năng của tế bào thực vật thể hiện qua quá trình phản biệt hóa và biệt hóa
II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào:
Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là tính toàn năng của tế bào thực vật.
Tính toàn năng của tế bào thực vật là: tất cả các tế bào trong cơ thể đều chứa một hệ gen qui định đặc điểm của loài và chúng có khả năng sinh sản vô tính thành cây hoàn chỉnh.
Tính toàn năng của tế bào được biểu hiện thông qua 2 quá trình:
+ Quá trình phân hóa: là quá trình chuyển hóa các tế bào phôi sinh thành các tế bào chuyên hóa đảm nhận các chức năng khác nhau.
+ Quá trình phản phân hóa: là quá trình biến đổi các tế bào chuyên hóa có chức năng khác nhau thành tế bào phôi sinh.
Hoạt động 3: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
- Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có ưu nhược điểm gì?
- GV hướng dẫn hs quan sát tranh vẽ quy trình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy tế bào.
- Quan sát sơ đồ và cho biết: các bước của quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào?
- Vật liệu nuôi cấy lấy từ bộ phận nào của cây và phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Tế bào mô phân sinh sau khi đã khử trùng được nuôi cấy t
File đính kèm:
- dung giu cai nay.doc