I. Mục tiêu
-Trồng được cây trong dung dịch theo đúng quy trình kĩ thuật.
-Có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động khoa học. Yêu thích việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn sản cuộc sống. Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong mọi công việc.
II. Chuẩn bị
-Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0.5 đến 5 lít.
-Dung dịch dinh dưỡng
-Cây thí nghiệm
-Máy đo pH hoặc bộ dụng cụ để xác định pH của dung dịch (thang màu pH chuẩn, giấy quỳ)
-Cốc thủy tinh dung tích 1000ml
-Ống hút dung tích 10ml
-Dung dịch H2SO4 0.2% và NaOH 0.2%
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 BÀI 14:
THỰC HÀNH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH
Tiết PPCT : 12
Ngày soạn : 26/10/2008
Ngày dạy : 27/10/2008
Lớp dạy: C4, C3, C9, C12, C10.
I. Mục tiêu
-Trồng được cây trong dung dịch theo đúng quy trình kĩ thuật.
-Có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động khoa học. Yêu thích việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn sản cuộc sống. Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong mọi công việc.
II. Chuẩn bị
-Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0.5 đến 5 lít.
-Dung dịch dinh dưỡng
-Cây thí nghiệm
-Máy đo pH hoặc bộ dụng cụ để xác định pH của dung dịch (thang màu pH chuẩn, giấy quỳ)
-Cốc thủy tinh dung tích 1000ml
-Ống hút dung tích 10ml
-Dung dịch H2SO4 0.2% và NaOH 0.2%
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ
+ CH1: Thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón?
+ CH2:Đặc điểm và cách sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm?
+ CH3: Đặc điểm và cách sử dụng phân vi sinh vật chuyển hóa lân?
C. Tiến trình thực hành
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giới thiệu: trồng cây trong dung dịch là một hình thức canh tác được gọi là thủy canh. Trồng cây trong dung dịch đòi hỏi một số hiểu biết nhất định và những điều kiện cần thiết. Bài này giúp tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng và làm quen với loại hình canh tác này.
-Giới thiệu mục tiêu bài thực hành.
Chú ý lắng nghe GV giới thiệu về một hình thức canh tác mới lạ và nội dung bài học cùng mục tiêu cần đạt của bài.
Hoạt động 2: GV trình diễn kĩ năng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giới thiệu nội dung của quy trình thực hành trồng cây trong dung dịch (kết hợp diễn giải và thao tác mẫu).
+ B1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng. GV giới thiệu dung dịch dinh dưỡng đã pha sẵn, đồng thời giới thiệu các hóa chất để pha dung dịch dinh dưỡng (đọc phần thông tin bổ sung cuối bài).
+ B2: Điều chỉnh độ pH. Dùng máy đo pH để kiểm tra (lưu ý: hướng dẫn cách sử dụng máy đo). Khi điều chỉnh độ pH phải rất cẩn thận, dùng H2SO4 và NaOH từ từ, chính xác.
+ B3: Chọn cây. GV giới thiệu cây và hướng dẫn cách chọn, nhấn mạnh 2 yêu cầu: cây khỏe, rễ thẳng.
+ B4: Trồng cây trong dung dịch. Lưu ý động tác luồn bộ rễ cây qua lỗ ở chính giữa nắp hộp. Tùy loài cây mà đục lỗ trên nắp hộp to hay nhỏ (phụ thuộc đường kính của thân cây lúc cây trưởng thành).
Đặt cây vào hộp sao cho một phần bộ rễ ngập vào dung dịch và một phần ở phía trên bề mặt dung dịch (không để ngập toàn bộ rễ trong dung dịch và cũng không để bộ rễ lơ lửng trên bề mặt lớp nước). Vặn chặt nắp hộp lại và bọc giấy đen ra ngoài hộp (nếu là hộp nhựa có màu sẫm không cần bọc giấy).
Trong thực tế, nếu trồng cây trong dung dịch còn phải thực hiện một bước quan trọng nữa là theo dõi và chăm sóc cây sau khi trồng.
+ B5: Khuyến khích HS mang cây đã trồng về nhà để theo dõi sự phát triển của cây.
-Lắng nghe, theo dõi, quan sát các thao tác GV thực hiện. Ghi chép tóm tắt quy trình kĩ thuật và những điểm GV nhấn mạnh.
-Chú ý một số thao tác khó.
Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây trong dung dịch
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Nhắc nhở HS kiểm tra dụng cụ, hóa chất, mẫu vật đầy đủ trước khi thực hành.
-Điều chỉnh độ pH: GV lưu ý HS dùng giấy quỳ và thang màu chuẩn.
-GV dùng máy đo pH đi đo kiểm tra lại dung dịch của HS đã chỉnh pH bằng giấy quỳ. Nếu chưa khớp yêu cầu HS chỉnh lại.
-Kiểm tra đồ dùng cần thiết.
-Thực hiện tuần tự các bước. Lưu ý một số thao tác khó.
-Làm thong thả, cẩn thận, tránh đùa nghịch, đi lại nhiều trong lớp.
-Điều chỉnh độ pH phải dựa vào yêu cầu của cây cụ thể sẽ trồng.
-Ghi tên, ngày trồng ra ngoài bao giấy để tiện theo dõi.
Hoạt động 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả
-GV nhận xét tiết học, đánh giá kết quả thực hành.
-Cho các nhóm nhận xét các kết quả của nhau dựa trên tiêu chí đã đưa ra.
-Dặn HS chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- CN10.12.doc