Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

I/ MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này, HS cần:

1) Về kiến thức:

- Biết những điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.

- Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và đời sống sâu, bệnh hại làm cơ sở cho bài học sau về phương pháp phòng trừ dịch hại.

2) Về kỹ năng:

Vận dụng vào thực tế để đề ra các biện pháp hạn chế sự phát triển của sâu và bệnh hại cây trồng.

3) Về thái độ:

Hình thành được ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh đồng ruộng.

II/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng giải

- Phương tiện: Tranh ảnh, một số mẩu vật của sâu hay bệnh hại cây trồng (nếu có).

III/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị của GV: Tham khảo thêm tài liệu về sâu, bệnh hại cây trồng, tìm một số tranh ảnh về sâu, bệnh hại cây trồng.

- Chuẩn bị của HS: nghiên cứu SGK, tìm thêm những nội dung có liên quan.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG –&— Ngày dự: Lớp dự: Ngày soạn: 01/11/2010 I/ MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS cần: Về kiến thức: - Biết những điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. - Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và đời sống sâu, bệnh hại làm cơ sở cho bài học sau về phương pháp phòng trừ dịch hại. Về kỹ năng: Vận dụng vào thực tế để đề ra các biện pháp hạn chế sự phát triển của sâu và bệnh hại cây trồng. Về thái độ: Hình thành được ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh đồng ruộng. II/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN - Phương pháp: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng giải - Phương tiện: Tranh ảnh, một số mẩu vật của sâu hay bệnh hại cây trồng (nếu có). III/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị của GV: Tham khảo thêm tài liệu về sâu, bệnh hại cây trồng, tìm một số tranh ảnh về sâu, bệnh hại cây trồng. - Chuẩn bị của HS: nghiên cứu SGK, tìm thêm những nội dung có liên quan. IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định trật tự lớp Giới thiệu bài mới: - Trong trồng trọt, sản xuất để có được năng suất cao, ngoài việc kiểm tra chất lượng giống, điều kiện đất đai..chúng ta còn phải cần lưu ý đến một vấn đề rất quan trọng đó là sậu, bệnh hại cây trồng. Đó là những yếu tố nguy hại nhất làm giảm năng suất và chất lượng nông phẩm, vì vậy phòng, trừ sâu, bệnh hại là việc làm không thể thiếu trong sản xuất. - Muốn phòng trừ sâu, bệnh hiệu quả thì đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu về đặc điểm của sâu, bệnh hại và điều kiện phát sinh, phát triển của chúng. - Hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng nhau làm quen với bài mới: “§15 ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG” 3) Nội dung bài mới: Hoạt động 1: I- Tìm hiểu nguồn gốc sâu, bệnh hại cây trồng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Em hãy kể tên một số loại sâu, bệnh hại cây trồng mà em hiết? GV giới thiệu một số tranh ảnh về cây trồng bị sâu bệnh gây hại 2) Sâu bệnh hại có mặt trên đồng ruộng từ những nguồn nào? - Có sẵn trên đồng ruộng từ vụ trước. - Hạt giống, cây giống có nhiều sâu bệnh đưa vào gieo trồng. 3) Biện pháp ngăn ngừa và tác dụng của các biện pháp? GV gợi ý để HS giải thích tác dụng của các biện pháp ngăn ngừa. Biện pháp Tác dụng - Cày bừa, ngâm đất, phơi đất. - Phát quang bờ ruộng và vệ sinh đồng ruộng. - Xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh. - Diệt trừ sâu non, trứng, nhộng, sâu hại, diệt trừ các mầm bệnh. - Làm mất nơi cư trú, cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu bệnh. Loại bỏ các vi sinh vật có hại cho cây trồng. - Đảm bảo cây trồng không bị sâu bệnh. VD: rầy nâu gây hại trên lúa, rệp sáp phấn gây hại trên xoài,.bệnh đạo ôn trên lúa, thán thư trên xoài hay bệnh héo xanh trên rau, củ Đọc phần I của bài. Suy nghĩ trả lời câu hỏi. Ghi chép ý chính vào vở Suy nghĩ trả lời câu hỏi 3 Các biện pháp ngăn chặn nguồn sâu bệnh chủ yếu là: Biện pháp canh tác Dùng giống sạch bệnh. Ghi tóm tắt các biện pháp vào vở. * Kết luận: - Nguồn sâu, bệnh hại có săn trên đồng ruộng và hạt giống, cây con đã bị nhiễm. - Các biện pháp ngăn chặn nguồn sâu bệnh chủ yếu là: biện pháp canh tác và dùng giống sạch bệnh. Hoạt động 2: II- Tìm hiểu về ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, đất đai đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Yêu cầu HS đọc SGK phần 1: Nhiệt độ môi trường. 1) Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sâu, bệnh hại cây trồng như thế nào? * Cung cấp thêm:Sâu hại là động vật biến nhiệt (khả năng điều tiết thân nhiệt thấp) do vậy nhiệt độ môi trường sẽ quyết định hoạt động sống, sinh sản và phát triển của sâu. GV tiếp tục cho HS đọc SGK phần 2: Độ ẩm không khí và lượng mưa 2) - Độ ẩm không khí và lượng mưa thế nào thì sâu bệnh phát triển mạnh? - Khi gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, ta phải làm gì để ngăn chặn sâu bệnh phát triển? GV có thể gợi ý hay cho HS thảo luận nhóm để HS trả lời câu hỏi. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, dùng bẫy, bãđể sớm diệt trừ nguồn phát sinh sâu, bệnh hại. 3) Loại đất như thế nào thì làm cho sâu, bệnh có điều kiện phát sinh, phát triển. Lấy VD? Đất thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng làm cho cây phát triển kém sâu bệnh dễ dàng phát sinh và phát triển: Trên đất giàu mùn, giàu đạm cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn, bạc lá. Trên đất chua, cây kém phát triển và dễ bị bệnh tiêm lửa. - Qua nội dung trên em hãy cho biết, ảnh hưởng của điều kiện đất đai là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp? Ở địa phương em có các biện pháp nào để cải tạo đất? HS chăm chú đọc bài. HS có thể thảo luận để trả lời câu hỏi của GV. - Ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu hại - Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và lây lan của bệnh hại. HS cần nêu được: Ảnh hửơng đến sự phát sinh, phát dục của côn trùng và ảnh hưởng gián tiếp thông qua ảnh hưởng đến nguồn thức ăn. HS có thể ghi chép tóm tắt những ý chính. HS chăm chú nghe giảng, ghi chép tóm tắt những ý chính. HS tự liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi * Kết luận: 1) Nhiệt độ môi trường: - Ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh vì mỗi loài sâu hại sinh trưởng và phát triển tốt trong một giới hạn nhất định. - Ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và lây lan của bệnh hại. 2) Độ ẩm không khí va lượng mưa: - Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của côn trùng. - Ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh thông qua ảnh hưởng đến nguồn thức ăn. Hoạt động 3: III- Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Em hãy cho biết những việc làm vô tình nào của con người đã tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát sinh và phát triển? Biện pháp hạn chế? Những việc làm Biện pháp hạn chế - Sử dụng giống nhiễm sâu, bệnh. - Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước và bón phân không hợp lí. - Ngập úng, vết thương cơ giới - Xử lí giống trước khi gieo trồng, chọn giống kháng sâu, bệnh. Gieo trồng đúng thời vụ. - Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali. Chế độ nước phù hợp. - Sau khi chăm sóc, xới xáo, phải tháo nước, bón phân để cây tăng sức đề kháng. HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV HS chú ý lắng nghe GV tổng hợp và ghi chép ý chính * Kết luận: - Sử dụng hạt giống, cây con bị nhiễm bệnh. - Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nứơc, phân bón. - Bón nhiều phân, đặc biệt là phân đạm làm tăng tính nhiễm bệnh của cây trồng. - Ngập úng và những vết thương cơ giới gây ra cho cây trồng trong quá trình chăm sóc, xới xáo. Hoạt động 4: IV- Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GV có thể để cho HS tự đọc trong SGK, không cần đưa ra câu hỏi thảo luận. GV vẽ sơ đồ điều kiện để sâu, bệnh phát sinh, phát triển thành dịch. MT (bất lợi) Sâu bệnh Cây trồng đề kháng yếu Dịch bệnh HS đọc SGK. - Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng bắt đầu từ những ổ dịch - Gặp điều kiện thuận lợi như thức ăn đầy đủ, nhiệt độ-độ ẩm thích hợp thì ổ dịch sẽ lây lan nhanh chóng * Kết luận: - Ổ dịch: là nơi xuất phát của sâu, bệnh từ đó phát triển mạnh ra xung quanh. - Khi gặp điều kiện thuận lợi thì ổ dịch sẽ phát triển thành dịch. V/ CỦNG CỐ: 1) Trong các yếu tố thì yếu tố nào là quan trọng nhất cho sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh? 2) Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: a/ Nguồn sâu, bệnh hại xuất phát từ đâu? A. Có sẵn trong đồng ruộng từ vụ trước B. Sử dụng giống nhiễm sâu, bệnh C. Cả hai câu trên đều đúng. D. Câu A, B sai b/ Tác dụng của biện pháp phát quang bờ ruộng, vệ sinh đồng ruộng là gì? A. Làm mất nơi cư trú của sâu bệnh, gây khó khăn cho sự phát triển của chúng B. Loại bỏ Vi sinh vật có hại cho cây. C. Để cỏ dại không có điều kiện phát triển D. Câu A, B đúng VI/ DẶN DÒ Học bài Chuẩn bị bài mới VII/ BỒ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM: - Bài soạn cần ngắn gọn - Bám sát nội dung bài trong SGK - Cần sưu tầm thêm nhiều tranh ảnh, tranh ảnh cần phù hợp với nội dung bài hơn. - Các phương pháp vấn đáp, giải thích, thuyết trình cần kết hợp chặt chẽ với phương tiện trực quan. - Cần kết hợp các nội dung giữa các phần với nhau để bài soạn chặt chẽ hơn, logic hơn.

File đính kèm:

  • docCong nghe 10(1).doc