Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 2 đến bài 7

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức:

- Biết được mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

- Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống kiểm tra kĩ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống giống cây trồng.

2/ Kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích, so sánh tổng hợp.

3/ Thái độ:

- Ham học hỏi, say mê học tập.

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống.

II/ PHẦN CHUẨN BỊ:

1/ Phần thầy:

- Nghiên cứu SGK, SGV và soạn bài.

2/ Phần trò:

- Đọc trước bài ở nhà, bút, vở ghi.

III/ PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:

1/ Ổn định tổ chức lớp: (1)

2/ Kiểm tra bài cũ: ( không).

3/ Phần thể hiện trên lớp:

 

doc17 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 2 đến bài 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng. Tiết: 02. chương I: trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Bài 2: khảo nghiệm giống cây trồng I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Biết được mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. Biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống kiểm tra kĩ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống giống cây trồng. 2/ Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, so sánh tổng hợp. 3/ Thái độ: Ham học hỏi, say mê học tập. Có ý thức bảo vệ môi trường sống. II/ Phần chuẩn bị: 1/ Phần thầy: Nghiên cứu SGK, SGV và soạn bài. 2/ Phần trò: Đọc trước bài ở nhà, bút, vở ghi. III/ Phần thể hiện trên lớp: 1/ ổn định tổ chức lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ : ( không). 3/ Phần thể hiện trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: I/ Mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng: Gv: Các tính trạng và đặc điểm của cây trồng như năng suất, chất lượng khả năng chống chịudo kiểu gen của giống quy định và được bộc lộ sau khi tương tác với môi trường trong những điều kiện môI trường cụ thể tính trạng giống có thể biến thiên khác nhau vì vậy khảo nghiệm để đánh giá khách quan chính xác. Hoạt động 2: II/ các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng. 1/ Thí nghiệm so sánh giống. So sánh với giống phổ biến đang được sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt. Nội dung so sánh: + Sinh trưởng phát triển. +Năng suất. +Chất lượng sản phẩm. +Khả năng chốnh chịu. So sánh giống toàn diện nghĩa là so sánh tất cả các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu đó. Nêu hiệu quả so sánh vượt trội hơn so với giống đại trà thì phải đến trung tâm khảo nghiệm quốc gia để tiếp tục khảo nghiệm . 2/ Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. Nhằm kiểm tra những đề xuấtcủa cơ quan trọn tạo giống để xây dựng quy trình kĩ thuật nhằm phục vụ cho sản xuất đại trà. Sau các thí nghiệm về so sánh và kiểm tra kĩ thuật cảu giống nếu giống đáp ứng được về các yêu cầu sẽ được giống quốc gia và phổ biến trong sản xuất. 3/ Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quốc gia. Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà. Tóm lại: Giống mới muốn đưa vào sản xuất phải đạt yêu cầu về năng suất và chất lượng phù hợp với từng địa phương. Hoạt động 3: Tổng kết bài học: Căn dặn các em về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi SGK. Đọc trước bài số 3 SGK. Bài tập củng cố: Hãy đánh dấu X vào câu trả lời đúng sai. Giống được cấp giấy chứng nhận quốc gia sau khi đã đạt các yêu cầu về kĩ thuật về. a/ Thí nghiệm so sánh giống. c/ TN sản xuất quảng cáo. b/ TN kiểm tra kĩ thuầt. d/ Không cần TN. Thời gian 9’ 20’ 8’ 6’ Hoạt động của học sinh Ch. Khảo nghiệm giống cây trồng nhằm mục đích gì ? CH : Giống mới được so sánh với giống nào ? và nhằm mục đích gì ? HS quan sát ảnh và khi so sánh cần chú ý các tiêu chí gì ? CH: Mục đích của TN kiểm tra kĩ thuật là gì ? CH: Giống mới với những điều kiện gì sẽ được tổ chức thí nghiệm sản xuất và quảng cáo ? CH: Thí nghiệm sản xuất và quảng cáo nhằm mục đích gì ? Ngày soạn Ngày giảng. Tiết: 03. chương I: trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Bài 3 + 4: Sản xuất giống cây trồng. I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng. Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng. 2/ Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, so sánh tổng hợp. 3/ Thái độ: Ham học hỏi, say mê học tập. Có ý thức bảo vệ môi trường sống. II/ Phần chuẩn bị: 1/ Phần thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo và soạn bài. 2/ Phần trò: Đọc trước bài ở nhà, bút, vở ghi. III/ Phần thể hiện trên lớp: 1/ ổn định tổ chức lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ : ( không). 3/ Phần thể hiện trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: I/ Mục đích ý nghĩa của công tác sản xuất giống cây trồng: Gv: - Là duy trì củng cố độ thuần chủng, sức sống, tính trạng điển hình của giống. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà. Đưa giống tốt nhanh vào sản xuất đại trà. Hoạt động 2: II/ Hệ thống sản xuất giống cây trồng. Bắt đầu từ nhân tạo giống do cơ sở nhân giống nhà nước tiến hành đến khi có được hạt xác nhận. Gồm ba giai đoạn. Gai đoạn 1. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng (SNC).Đặt điểm hạt SNC là chất lượng và độ thuần khiết rất cao. - Nhiệm vụ giai đoạn này là duy trì phục tràng, và sản xuất hạt SNC được thực hiện ở cơ quan, xí nghiệp chuyên trách. Giai đoạn 2. Sản xuất hạt nguyên chủng từ hạt SNC.Đặt điểm hạt NC là chất lượng và độ thuần khiết cao. - Nhiệm vụ giai đoạn này là duy trì phục tràng, và sản xuất hạt NC được thực hiện ở công ti hặc trung tâm giống cây trồng. Giai đoạn 3. Sản xuất hạt giống xác nhận, thực hiện ở các cơ sở, trung tâm sản xuất. Hoạt động 3 : III/ Quy trình sản xuất giống cây trồng. 1/ Sản xuất giống cây trồng nong nghiệp. a/ Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn. Bao gồm: Các năm như sau. Năm thứ nhất: Gieo hạt tác giả (SNC), sau đó chọn cây ưu tú. Năm thứ hai: Mang hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng sau đó thu hoạch hạt (SNC). Năm thứ ba: Nhân giống nguyên chủng từ hàt siêu nguyên chủng. Năm thứ tư: Sản xuất hàt giống xác nhận từ hàt nguyên chủng b/ Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo. (ngô và một số cây khác). Bao gồm bốn vụ : Vụ thứ nhất. Lựa chọn ruộng sản xuất và gieo hạt SNC. Vụ thứ hai. Đánh giá chọn lọc thu hạt của cây còn lại (SNC). Vụ thứ ba. Nhân hạt giống SNC loại bỏ cây không đạt yêu cầu, thu được hạt NC. Vụ thứ tư. Nhân hạt nguyên chủng loại bỏ cây không đạt yêu cầu thu được hạt xác nhận. c/ Sản xuất giống ở cây nhân giống vô tính. Chọn lọc sản xuất thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn SNC. Tổ chức sản xuất giống cấp nguyên chủng. Sản xuất củ đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ hạt nguyên chủng. 2/ Sản xuất giống cây rừng : Chọn cây trội, lấy hạt để cung cấp cho sản xuất. Hoạt động 4: Tổng kết bài học: Căn dặn các em về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi SGK. Đọc trước bài số 5 SGK. Thời gian 9’ 20’ 8’ 8’ Hoạt động của học sinh Ch. độ thuần là gì ? CH :Hệ thống sản xuất giống cây trồng bắt đầu từ khâu nào? CH : Hệ thống sản xuất gồm mấy giai đoạn ? CH: Tại sao hạt giống SNC, NC lại được sản xuất ở các trung tâm giống sản xuất chuyên nghiệp ? Treo tranh hình 3.2 phóng to cho học sinh quan sát. CH: Em cho biết trong sản giống cây trồng đã áp ụng hình thức chọn lọc nào? Ngày soạn Ngày giảng. Tiết: 01. chương I: trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Bài 1: bài mở đầu. I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: - Biết được tầm quan trọng của sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Biết được tình hình sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới. 2/ Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, so sánh tổng hợp. 3/ Thái độ: Ham học hỏi, say mê học tập. Có ý thức bảo vệ môi trường sống. II/ Phần chuẩn bị: 1/ Phần thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo và soạn bài. 2/ Phần trò: Đọc trước bài ở nhà, bút, vở ghi. III/ Phần thể hiện trên lớp: 1/ ổn định tổ chức lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ : ( không). 3/ Phần thể hiện trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: I/ Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: 1/ Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. GV: Treo tranh hình 1.1 phóng to. 2/ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. 3/ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu. HS quan sát hình 1 SGK. 4/ Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia các ngành kinh tế. GV: Treo sơ đồ hình 1.2 phóng to. Hoạt động 2: II/ tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay. 1/ thành tựu: a/ Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục. HS so sánh tốc độ gia tăng qua các năm 1995 đến 2000, 2000 đến 2004. b/ Thành tựu thứ hai của ngành nông, lâm, ngư nghiệp là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. c/ Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. 2/ Hạn chế: Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi;cơ sở bảo quản , chế biến nong, lâm còn lạc hậu chưa dáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá chất lượng cao. Hoạt động 3 : III/ phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta. Trong thời gian tới ngành nong, lâm, ngư nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính sau đây. 1/ Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 2/ Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính. 3/ Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái. 4/ áp dụng khoa học kĩ thuật vào chọn giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 5/ Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào bảo quản, chế biến để giảm hao hụt và nâng cao chất lượng. Hoạt động 4: Tổng kết bài học: Căn dặn các em về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi SGK. Đọc trước bài số 2 SGK. Thời gian 9’ 9’ 8’ 17’ Hoạt động của học sinh HS đọc SGK. HS quan sát và trả lời câu hỏi. CH : Dựa vào biểu đồ em có nhận xét gì về đóng góp của nghành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước ? CH : Em hãy nêu một số sản sẩm của nông, lâm, ngư nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến? Căn cứ vào bảng 1 em hãy cho biết sản phẩm của nong, lâm, ngư nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm giá trị hàng xuất khẩu ? HS quan sát. CH: Em hãy kể tên một số sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta đã xuất khẩu ra thị trường thế giới ? CH: Theo em nước ta trong thời gian tới phải thực hiện những nhiệm vụ nào ? Ngày soạn Ngày giảng. Tiết: 04. chương I: trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Bài 5: THựC HàNH. XáC ĐịNH SứC SốNG CủA HạT I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Xác định được sức sống của hạt một số cây trồng nông nghiệp. Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an tòan lao động vệ sinh môi trường. 2/ Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, làm thành thục các thao tác. 3/ Thái độ: Ham học hỏi, say mê thực hành. Có ý thức bảo vệ môi trường sống. II/ Phần chuẩn bị: 1/ Phần thầy: Hộp petri. Panh (kẹp). Lam kính. Dao cắt hạt. Giấy thấm. Thuốc thử. 2/ Phần trò: - Hạt giống bao gồm ( lúa, ngô, đậu, đỗ) mỗi học sinh ba hạt. III/ Phần thể hiện trên lớp: 1/ ổn định tổ chức lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ : ( không). 3/ Phần thể hiện trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: I/ kiểm tra sự chuẩm bị của học sinh, chia nhóm. II/ giới thiệu quy trình thực hành. Bước 1: Lấy một mẫu khoảng 50 hạt giống, dùng giấy thấm lau sạch, sau đó xếp vào hộp petri. Bước 2: Đổ trhuốc thử vào hộp petri sao cho thuốc thử ngập hạt, Ngâm hạt từ 10 đến 15 phut. Bước 3: Sau khi ngâm lấy hạt ra, dùng giấy thấm lau sạch thuốc thử ở vỏ hạt. Bước 4: Dùng banh kẹp chặt hạt, sau đó đặt lên tấm kính và dùng dao cắt đôI hạt và quan sát nội nhũ. Nếu thấy nội nhũ bị nhuộm màu là hạt đã chết. Nếu thấy nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt còn sống. Bước 5: Tính tỉ lệ hạt sống. Tỉ lệ hạt sống : A% = B/C x 100. Trong đó B. là số hạt sống. C. Là tổng số hạt thí nghiệm. Hoạt động 2: Học sinh làm thực hành theo các bước trên, giao viên quan sát giúp đỡ những nhóm yếu. Hoạt động 3 : III/ đánh giá kết quả: Học sinh tự đánh giá kết quả theo mẫu bảng SGK. Giáo viên dựa vào kết quả của HS để đánh giá. Hoạt động 4: Tổng kết bài học: Căn dặn các em về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi SGK. Đọc trước bài số 6 SGK. Thời gian 2 7 ’ 12’ Hoạt động của học sinh HS đọc SGK. HS quan sát HS quan sát. Ngày soạn Ngày giảng. Tiết: 05. chương I: trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Bài 6: ứng dụng công nghệ nuôI cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp. I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Biết được thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp này. Biết được quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, bảo đảm an tòan lao động vệ sinh môi trường. 2/ Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, biết áp dụng vào thực tế. 3/ Thái độ: Ham học hỏi, say mê học tập. Có ý thức bảo vệ môi trường sống. II/ Phần chuẩn bị: 1/ Phần thầy: Nghiên cứu SGK, SGV tài liệu. 2/ Phần trò: - Đọc trước bài ở nhà, bút, vở. III/ Phần thể hiện trên lớp: 1/ ổn định tổ chức lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ : ( không). 3/ Phần thể hiện trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: I/ kái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào. -Tế bào thực vật là một phần của cơ thể nhưng chúng vẫn có tính độc lập, nếu được nuôi cấy trong môi trường có đầy đủ dinh dưỡng sẽ phát triển thành cơ thể bình thường. Hoạt động 2: II/ cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tế bào thực vật có tính toàn năng, bất cứ tế bào nào thuộc cơ quan như rễ, thân, lá đều chứa hệ gen quy định của loài đó. Chúng đều có khả năng phát triển để tạo thành cây hoàn chỉnh. Nừu được nuôi cáy trong môi trường thích hợp tính toàn năng của tế bào là cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy tế bào. Cơ thể thực vật là một thể thống nhất bao gồm nhiều cơ quan khác nhau có chức năng và được hình thành từ nhiều tế bào khác nhau nhưng chúng đều có nguôn gốc là tế bào hợp tử. Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào là kĩ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hoá. Hoạt động 3 : III/ quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào: 1/ ý nghĩa : Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường. Có hệ số nhân giống cao. Cho ra các sản phẩm đòng đều về mặt di truyền. Hạn chế được sâu bệnh. 2/ Quy trình công nghệ bằng nuôi cấy mô tế bào. Được tiến hành theo các bước sau: a/ Chọn vật liệu nuôi cấy. Các tế bào của mô phân sinh, không bị nhiễm bệnh. b/ Khử trùng: Phần cắt của đỉnh sinh trưởng sau khi cắt phải được khử trùng . c/ Tạo chồi trong môI trường nhân tạo: Mộu được nuôI cấy trong môI trường nhân tạo để tạo chồi, tức là táI tạo cây từ đỉnh sinh trưởng. d/ Tạo rễ: Khi chồi đã đạt tiêu chuẩn về kích thước thì tách chồi và cây sang môi trường tạo rễ. e/ Cấy cây vào môi trường thích ứng. Sau khi cây đã ra rễ cấy cây vào môi trường thích ứng để cây thích ứng dần với điều kiện tự nhiên. f/ Trồng cây trong vườn ươm: Sau khi cây đã phát triển bình thường và đạt tiêu chuẩn cây giống thì cấy cây ra vườn ươm. Hoạt động 4: Tổng kết bài học: Căn dặn các em về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi SGK. Đọc trước bài số 7 SGK. Thời gian 2 7 ’ 12’ 5’ Hoạt động của học sinh HS đọc SGK. HS quan sát HS quan sát. CH : Em hãy nêu ý nghĩa ? CH: Em hãy nêu quy trình công nghệ nuôI cấy mô tế bào ? Ngày soạn Ngày giảng. Tiết: 06 chương I: trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Bài 7 một số tính chất của đất trồng I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Biết được keo đất là gì. Thế nào là khả năng hấp phụ của đất, Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất. 2/ Kĩ năng: Kĩ năng phân tích,so sánh 3/ Thái độ: Ham học hỏi, say mê học tập Có ý thức bảo vệ môi trường sống. II/ Phần chuẩn bị: 1/ Phần thầy: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV. 2/ Phần trò: -Đọc trước bài ở nhà. III/ Phần thể hiện trên lớp: 1/ ổn định tổ chức lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ : ( không). 3/ Phần thể hiện trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: I/ keo đất và khả năng hấp phụ của đất. 1/ Keo đất. a/ khái niệm về keo đất. Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng dưới 1micrômet không hoà tan trong nước mà tồn tại ở trạng thái huyền phù. b/ Cấu tạo của keo đất. - Mỗi một keo đất bao gồm một nhân, Lớp phân tử lằn phía ngoài phân li thành các ion và tạo ra lớp quyết định điện. Nếu lớp này mang điện tích âm thì keo mang điện tích âm, còn nếu lớp này mang điện tích dương thì keo mang điện tích dương. - Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù. 2/ Khả năng hấp phụ của đất : Là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét.hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới gọi là khả năng hấp phụ của đất. Hoạt động 2: II/ phản ứng cảu dung dịch đất : 1/ Phản ứng chua của đất. Căn cứ vào trạng thái của Al và H ở trong đất độ chua của đất được chia làm 2 loại. a/ Độ chua hoạt tính. Là độ chua do H trong dung dịch đất gây nên, độ chua hoạt tính được thể hiện bằng PH. Độ PH của đất thường dao động từ 3 đến 9 đất lâm nghiệp thường rất chua ( PH < 6,5). đất nông nghiệp ( trừ đất phù sa cổ ) còn lại đều chua. b/ Độ chua tiềm tàng. Là độ chua do H và Al trên bbề mặt keo đất gây nên. 2/ Phản ứng kiềm của đất. Phản ứng của dung dịch đất rất có ý nghĩa trong sản xuất nông, lâm nghiệp dựa vào phản ứng bố chí cây trồng phù hợp, bón phân, bón vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất. Hoạt động 3 : III/ độ phì nhiêu của đất: 1/ Khái niệm. Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại cho cây, bảo đảm cho cây đạt năng suất cao. 2/ Phân loại. Tuỳ theo nguôn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất chia làm hai loại. Độ phì nhiêu tự nhiên : + Là độ phì nhiêu dưới thảm thực vật tự nhiên trong quá trình hình thành không có sự tác động của con người. - Độ phì nhiêu nhân tạo. + Là độ phì nhiêu được hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người. Tóm lại : Độ phì nhiêu của đất chỉ là khả năng của đất có thể cho năng xuất cây trồng cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên để thu được năng suất cao cần phải có các điều kiện : giống tốt, thời tiết thuận lợi và đặc biệt phải có chế độ chăm sóc tốt hợp lí. iv/ Hoạt động 4: Tổng kết bài học: Căn dặn các em về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi SGK. Đọc trước bài số 8 SGK. Thời gian 2 7 ’ 12’ 8’ 4’ Hoạt động của học sinh HS đọc SGK. CH: Keo đất là gì ? HS quan sát. CH: Thế nào là phảu ứng chua của đất ? CH: Thế nào là phản ứng kiềm của đất ? CH: Em hãy nêu KN độ phì nhiêu của đất ? CH: So sánh sự khác nhau giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo ?

File đính kèm:

  • docCN 10 3 cot du.doc