Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi

I) MỤC TIÊU. Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được một số mục tiêu sau:

1)Kiến thức.

- Giải thích được khái niệm về chọn giống vật nuôi.

- Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi phố biến.

- Nêu được đặc điểm của các phương pháp chọn lọc hàng loạt, kiểm tra năng suất và nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.

- Nêu được nội dung, vai trò của công tác quản lí giống vật nuôi.

2) Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng thảo luận, tập phát biểu, khái quát hóa để rút ra kết luận khoa học

3) ý thức

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi Họ tên: Phạm Văn Uy Chữ kí phê duyệt của GV hướng dẫn: Lớp: Công nghệ k1 Ngày soạn: 20/02/2009 Ngày giảng: I) mục tiêu. Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được một số mục tiêu sau: 1)Kiến thức. - Giải thích được khái niệm về chọn giống vật nuôi. - Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi phố biến. - Nêu được đặc điểm của các phương pháp chọn lọc hàng loạt, kiểm tra năng suất và nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. - Nêu được nội dung, vai trò của công tác quản lí giống vật nuôi. 2) Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng thảo luận, tập phát biểu, khái quát hóa để rút ra kết luận khoa học 3) ý thức - Có ý thức vận dụng phương pháp chọn giống vật nuôi vào chọn giông lơn, gà trong gia đình mình II) chuẩn bị: 1) chuẩn bị của giáo viên. - Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài dạy. - Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài dạy. - Máy chiếu nếu có 2) Chuẩn bị của học sinh. - Đọc trước bài 33 ở nhà. - Có thể sưu tầm một số tranh ảnh về giống vật nuôi phục vụ cho bài học III) phương pháp - Phương pháp trực quan. - Phương pháp hỏi đáp tìm tòi. - Phương pháp thảo luận nhóm IV) tiến trình bài dạy 1) ổn định lớp. 2) kiểm tra bài cũ ( không) 3) Nội dung bài mới. a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giờ trước chúng ta đã được học về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Vậy muốn chăn nuôi có hiệu quả cao, cần tạo được con đực và con cái tốt nhất và duy trì chúng qua các thế hệ. Vậy làm như thế nào, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài hôm nay: Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi b) Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK và cho biết thế nào là chọn giống vật nuôi? Gia đình em thường chọn các giống gà như thế nào? GV: Nhận xét, chốt lại: HS: Đọc sách, suy nghĩ, trả lời HS: Trả lời HS: ghi bài I. khái niệm về chọn giống vật nuôi - Chọn giống là: + Giữ lại con cái , đực tốt để làm giống. + Dựa vào mục đích của việc chăn nuôi. VD: Chọn lợn nái phải chọn con có ngoại hình thể chất tốt: lưng không võng, vú đều , có nhiều núm vú c) Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm (trong 5 p) làm BT sau: Tìm ý điền vào các cột bảng sau cho phù hợp? Nội dung Chọn lọc hàng loạt Kiểm tra năng suất 1. Cách làm 2. Ưu đểm 3. Nhược điểm GV: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét bổ xung GV: Nhận xét, chốt kiến thức theo bảng trên: GV: Mở rộng( ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: + Chọn lọc đời sau: áp dụng cho các vật nuôi giống có bố mẹ là những vật nuôi giống tốt và bản thân nó đã được chọn lọc sau khi kiểm tra năng suất + Chọn lọc kết hợp. + Chọn lọc gia đình (GV : giải thích rõ từng ưu – nhược điểm và cách tiến hành từng phương pháp cho học sinh hiểu ). HS: Đọc SGK, thảo luận nhóm, Để trả lời câu hỏi của GV HS: trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ xung HS: Ghi bài HS: Chú ý nắng nghe II. một số phương pháp chọn giống vật nuôi Nội dung Chọn lọc hàng loạt Kiểm tra năng suất 1. Cách làm - Dựa vào tiêu chuẩn trong đàn những cá thể tốt nhất làm giống - Các giống vật nuôi được nuôi trong điều kiện “chuẩn”, dựa vào kết quả đạt đạt được và tiêu chuẩn định trước, chọn những cá thể tốt làm giống. 2. Ưu điểm - Dễ làm, nhanh chóng. - Dễ làm 3. Nhược điểm - Khó kiểm tra được di truyền. - Nếu số con giống ít thì rất khó thực hiên. d)Hoạt động 4: Tìm hiểu về quản lí giống vật nuôi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: yêu cầu hs tự đọc và nghiên cứu SGK trong 5p phần III/90 Quản lí giống vật nuôi là làm như thế nào? Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì? GV: nhận xét chung, tổng kết: GV: Cho học sinh làm BT trong SGK: Quan sát sơ đồ 9 về các biện pháp quản lí giống vật nuôi rồi điền vào trong vở BT theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp? a).. b).. c).. d). HS: Đọc và nghiên cứu SGK HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Ghi bài HS: Quan sát sơ đồ trong SGK, làm bài tập III.quản lí giống vật nuôi - Quản lí giống vật nuôi là tổ chức, sử dụng giống vật nuôi. - Mục đích: Duy trì phẩm chất giống, Hạn chế pha tạp. 4) Tổng kết bài học Bài hôm nay chúng ta đã học những nội dung gi? GV: Cho HS làm bài tập củng cố: ( chia lớp thành nhóm 2-3 người) Em hãy đọc và Suy nghĩ rồi ghép nội dung cho các mục 1, 2, 3, 4, 5, với nội dung các mục a, b, c, d, e cho phù hợp? Khối lượng 1. Mông nở, đùi to, khấu dùi lớn Đầu và cổ 2. Lưng dài, bụng gọn, vú đều Thân trước 3. Vai Bằng phẳng, nở ngang,ngực sâu Thân giữa 4. Mặt thanh, mắt sáng, mõm nhẹ.. Thân sau 5. 10 kg 5) Hướng dẫn về nhà - Yêu cầu HS về nhà học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu cách chọn giống lợn, gà theo kinh nghiệm ở gia đình hoặc dân địa phương. - Yêu cầu HS đọc trước bài 34 V) rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbai 33.doc
Giáo án liên quan