I)MỤC TIÊU:
-Giúp học sinh biết được các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
II) CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: tham khảo các tài liệu liên quan
Một số hình vật nuôi bị bệnh, các loại mầm bệnh
- Học sinh: Đọc nội dung bài trước
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
*Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
*Kiểm tra bài cũ: Chuồng trại vật nuôi cần đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật gì?
Vì sao phải xử lí chất thải trong chăn nuôi? Xử lí chất thải bằng công nghệ Biogas có lợi ích gì?
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3207 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần , tiết
Ngày soạn: 8/2/2009
BÀI 35: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BỆNH Ở VẬT NUÔI
I)MỤC TIÊU:
-Giúp học sinh biết được các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
II) CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: tham khảo các tài liệu liên quan
Một số hình vật nuôi bị bệnh, các loại mầm bệnh
- Học sinh: Đọc nội dung bài trước
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
*Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
*Kiểm tra bài cũ: Chuồng trại vật nuôi cần đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật gì?
Vì sao phải xử lí chất thải trong chăn nuôi? Xử lí chất thải bằng công nghệ Biogas có lợi ích gì?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CUẢ THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 5’
- Hãy kể tên một số bệnh mà vật nuôi thường mắc phải?
- Nguyên nhân vật nuôi bị bệnh là gì? hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
- Lở mồm long móng, cúm gà, tụ huyết trùng, dịch tả,
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện phát sinh, phát triển bệnh 20’
I) Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
1) Các loại mầm bệnh:
(Hình 35.1)
2) Yếu tố môi trường và điều kiện sống
(hình 35.2)
3) Bản thân con vật
- Để phòng bệnh cho vật nuôi:
+ Phải tiêm phòng vaccin định kì
+ Phải vệ sinh chuồng trại, thức ăn, thức uống
+ Phải nuôi dưỡng chăm sóc cho vật nuôi khỏe mạnh
-Bệnh muốn phát sinh, phát triển bệnh cần các điều kiện nào?
- Mầm bệnh là gì?
- Khi vật nuôi mắc bệnh mà mầm bệnh là vi khuẩn, virus được gọi là bệnh gì?
- Bệnh lở mồm long móng bắt đầu bằng một cơn sốt, sau đó xuất hiện những mụn nước ở niêm mạc miệng, lan sang niêm mạc hầu, thanh quản, khí quản hoặc trên da ở các kẽ ngón chân, Sau vài ngày những mụn nước đó vỡ ra để lại sẹo nhỏ có thể bị nhiễm trùng
- Hình heo bị bệnh lợn đóng dấu, vi khuẩn gây bệnh
- Các mầm bệnh do nấm có gây bệnh truyền nhiễm hay không?
- Hình một số vi khuẩn, nấm gây bệnh
- Vd: Bênh nấm phổi ở gà vịt do chúng ta cho vật nuôi ăn những thức ăn như bắp, dâu phộng, đậu nành,.. bị mốc, hay chuồng nuôi quá ẩm, dụng cụ không cọ rửa vệ sinh thường xuyên
- Gà bị bệnh thường ăn ít hoặc bỏ ăn, khát nước, khó thở, thở nhanh, viêm cổ đến giai đoạn cuối gà rối loạn hoạt động, co giật, chân run, bại liệt, đi phân trắng, rồi chết
- Hình giun, sán, ve,
- Có phải hễ cứ có mầm bệnh trong cơ thể vật nuôi là phát bệnh ngay không?
- Tại sao môi trường lại là một nhân tố phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi?
- Thiếu ánh sáng, độ ẩm quá cao, quá rét, quá nóng, do những chất độc hại nếu vật nuôi ốm yếu là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển và gây bệnh cho vật nuôi
- Để hạn chế bệnh tật phải tác động vào môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như thế nào?
- Những con vật nuôi như thế nào thường hay mắc bệnh?
- Để phòng bệnh cho vật nuôi phải làm những việc gì?
- Các loại mầm bệnh, yếu tố môi trường và điều kiện sống, và bản thân con vật nuôi
- Là những sinh vật gây bệnh nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể vật nuôi và gây bệnh
- Bệnh truyền nhiễm, các bệnh này lây rất nhanh từ con vật này sang con vật khác
- Bệnh do nấm có thể gây cho nhiều vật nuôi bị bệnh cùng một lúc do nhiễm nấm từ môi trường vào – đây không phải là bệnh truyển nhiễm
- Mầm bệnh là một trong những điều kiện phát sinh, phát triển bệnh nhưng phải có số lượng mầm bệnh đủ sức gây bệnh thì mới phát bệnh vì cơ thể có sức đề kháng có thể diệt mầm bệnh ở các mức khác nhau
- Do có quan hệ mật thiết với vật nuôi
- Phải tạo môi trường chuồng nuôi thuận lợi cho vật nuôi phát triển, hạn chế các loại mầm bệnh tồn tại. Phải nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kỹ thuật để vật nuôi có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao
- Con non do có sức khỏe và sức đề kháng còn yếu dễ mắc bệnh. Vật nuôi gầy yếu, vật nuôi sau khi sinh cũng dễ mắc bệnh
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự liên quan giữa điều kiện phát sinh, phát triển bệnh 10’
II)Sự liên quan giữa điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
Bệnh ở vật nuôi sẽ phát sinh, phát triển thành dịch nếu có 3 điều kiện:
mầm bệnh, mội trường thuận lợi, vật nuôi không được chăm sóc, không được tiêm phòng dịch
- Để hạn chế tồn thất nên phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Hình 35.3. Kêu học sinh vẽ hình vào tập
- Diển giảng
IV) CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 5’
*Củng cố: Kể các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Cho ví dụ
Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh
*Dặn dò: Học bài và xem nội dung bài thực hành
Chia nhóm để chuẩn bị cho bài thực hành
File đính kèm:
- BAI 35CN.doc