I. Mục tiêu
-Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
-Biết được đặc điểm cơ bản của nông, lâm, thủy sản và các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản, chế biến.
-Rèn luyện ý thức bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản trong sản xuất và đời sống.
II. Trọng tâm
-Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
-Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản.
III. Chuẩn bị
-Hình 40.1, 40.2, 40.3, 40.4 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
C. Giới thiệu bài mới
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 35 CHƯƠNG III: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN
Ngày soạn :24/03/2008 NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
Ngày dạy :26/03/2008 BÀI 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN,
Lớp dạy: C5, C9. CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
I. Mục tiêu
-Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
-Biết được đặc điểm cơ bản của nông, lâm, thủy sản và các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản, chế biến.
-Rèn luyện ý thức bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản trong sản xuất và đời sống.
II. Trọng tâm
-Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
-Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản.
III. Chuẩn bị
-Hình 40.1, 40.2, 40.3, 40.4 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
C. Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV giới thiệu mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản. Sau đó, nêu câu hỏi:
-Theo em, những hoạt động nào trong đời sống được xem là hoạt động bảo quản nông, lâm, thủy sản? Cho VD? Mục đích của những việc làm đó là gì? Vì sao người ta phải làm những việc đó?
-Những hoạt động nào theo em là hoạt động chế biến? Hãy nêu một số ví dụ? Mục đích của những việc làm đó là gì? Vì sao người ta phải làm những việc đó?
Nghiên cứu SGK, vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV.
Tự ghi chép ý chính.
1 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản
Duy trì đặc tính ban đầu của nông lâm thủy sản.
Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng.
2 Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản
Duy trì nâng cao chất lượng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản.
Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hoạt động 2: Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho HS quan sát hình 40.3 SGK và nghiên cứu nội dung SGK.
Nêu câu hỏi:
-Em hãy kể một số đặc điểm của nông, lâm, thủy sản?
GV phân tích, giảng giải cho HS nắm rõ hơn các đặc điểm của nông, lâm, thủy sản.
Nghiên cứu SGK và hình 40.3 để trả lời câu hỏi của GV.
Tự ghi chép ý chính.
Nông sản thuỷ sản chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như : đạm, xơ, vitamin, khoáng, chất béo, các loại đường,
Đa số nông thuỷ sản chứa nhiều nước.
Dễ bị vi sinh vật xâm niễm gây thối .
Thành phần chủ yếu của lâm sản là chất xơ là nguyên liệu cho công nghiệp.
Hoạt động 3: Aûnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS đọc SGK và đặt câu hỏi: Theo em, những yếu tố môi trường nào ảnh hưởng tới nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản? Em có thể giải thích vì sao?
Đọc SGK và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- Độ ẩmkhông khí ảnh hưởng mạnh đến chất lượng của nông lâm thủy sản trong bảo quản. Độ ẩm cao làm sản phẩm ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật, côn trùng phát triển.
- Nhiệt độ tăng hoạt động vi sinh vật tăng, các phản ứng hoá sinh tăng làm sản phẩm bảo quản nóng lên giảm chất lượng.
- Trong môi trường có các loại sinh vật gây hại gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhiễm phá hại
D. Củng cố
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
E. Dặn dò
-Học bài, chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- CN10.35.doc