I. Mục tiêu
-Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống.
-Rèn luyện ý thức bảo quản giống cây trồng cho sản xuất. Vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất ở gia đình và địa phương.
II. Trọng tâm
-Bảo quản hạt giống.
III. Chuẩn bị
-Hình 41.1, 41.2, 41.3, 41.4 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ
+ CH1:Nêu rõ mục đích, ý nghĩa của quá trình bảo quản nông, lâm, thủy sản.
+ CH2:Trong bảo quản cần chú ý những đặc điểm nào của nông, lâm, thủy sản?
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 36 BÀI 41: BẢO QUẢN HẠT, CỦ LÀM GIỐNG
Ngày soạn :25/03/2008
Ngày dạy :28/03/2008
Lớp dạy: C5, C9.
I. Mục tiêu
-Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống.
-Rèn luyện ý thức bảo quản giống cây trồng cho sản xuất. Vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất ở gia đình và địa phương.
II. Trọng tâm
-Bảo quản hạt giống.
III. Chuẩn bị
-Hình 41.1, 41.2, 41.3, 41.4 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ
+ CH1:Nêu rõ mục đích, ý nghĩa của quá trình bảo quản nông, lâm, thủy sản.
+ CH2:Trong bảo quản cần chú ý những đặc điểm nào của nông, lâm, thủy sản?
C. Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Bảo quản hạt giống
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
-Bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì?
-Hạt giống đưa vào bảo quản cần có những tiêu chuẩn nào?
-Có những phương pháp bảo quản hạt giống nào?
-Bảo quản hạt giống có điểm gì khác với bảo quản nông, lâm, thủy sản nói chung?
GV giới thiệu cho HS quy trình bảo quản hạt giống. Cho HS liên hệ thực tế: Ở địa phương em, hạt giống được bảo quản như thế nào?
Nêu câu hỏi: Ở các công ti giống cây trồng, người ta bảo quản hạt giống ở đâu? Nông dân thường bảo quản hạt giống như thế nào?
Nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi của GV.
Nghe GV giới thiệu quy trình bảo quản hạt giống.
Trả lời câu hỏi của GV dựa vào hiểu biết của bản thân.
Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi của GV.
Tự ghi chép ý chính.
1 Mục đích:
- Giữ được độ nảy mầm cuả hạt, duy trì tính đa dạng sinh học.
- Hạn chế tổn thất về số lượng chất lượng hạt giống.
2 Tiêu chuẩn hạt giống:
- Có chất lượng cao.
- Thuần chủng.
- Không bị sâu, bệnh.
3 Các phương pháp bảo quản hạt giống:
- Hạt giống cất giữ trong điều kiện bình thường đối với giống dùng cho vụ sau hay thời hạn dưới một năm.
- Bảo quản lạnh nhiệt độ 0oC, độ ẩm không khí 35%à 40 % cho bảo quản trung hạn.
- Bảo quản đông lạnh – 10OC, độ ẩm không khí 35%à 40 % cho bảo quản dài hạn.
4 Quy trình bảo quản hạt giống:
- Thu hoạch à Tách hạt à Phân loại và làm sạch à Làm khô à Xử lí bảo quản à Đóng gói à Bảo quản à Sử dụng.
Hoạt động 2: Bảo quản củ giống
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu câu hỏi:
-Em cho biết những cây trồng nào được trồng bằng củ?
Yêu cầu HS đọc SGK và liệt kê những tiêu chuẩn của củ để giống.
GV giới thiệu quy trình bảo quản củ giống.
Nêu câu hỏi: Ở địa phương em, củ giống được bảo quản như thế nào?
Vận dụng hiểu biết của bản thân để kể tên một số cây trồng được trồng bằng củ.
Đọc SGK để nêu được những tiêu chuẩn của củ để giống.
Nghe GV giới thiệu quy trình bảo quản củ giống.
Trả lời câu hỏi của GV.
Tự ghi chép ý chính.
1 Tiêu chuẩn của củ giống:
- có chất lượng cao.
- Đồng đều, không qúa già, không quá non.
- Không bị sâu bệnh.
- Không bị lẫn các giống khác.
- Còn nguyên vẹn.
- Khả năng nảy mầm cao.
2 Quy trình bảo quản củ giống:
- Thu hoạch à Làm sạch, phân loại à Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại à Xử lí ức chế nảy mầm à Bảo quản à Sử dụng.
D. Củng cố
-Cho HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
E. Dặn dò
-Học bài.
-Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- CN10.36.doc