I) MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết được các loại kho và các phương pháp bào quản thóc,ngô, hoa, quả tươi
- Biết được qui trình bào quản thóc, ngô, khoai lang, sắn
- Phương pháp chế biến gạo từ thóc
- Qui trình công nghệ chế biến tinh bột sắn
- Công nghệ chế biến rau quả
II) CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu các tài liệu liên quan
Tranh, ảnh liên quan đến bài học
- Học sinh: Đọc trước nội dung
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
* Kiềm tra bài cũ:5’ Nêu mục đích của công tác bảo quản các loại hạt,củ giống trong sản
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 42, 44: Bảo quản, chế biến lương thực,thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 , tiết 36
Ngày soạn: 25/2/2009
BÀI 42+44: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC,THỰC PHẨM
I) MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết được các loại kho và các phương pháp bào quản thóc,ngô, hoa, quả tươi
- Biết được qui trình bào quản thóc, ngô, khoai lang, sắn
- Phương pháp chế biến gạo từ thóc
- Qui trình công nghệ chế biến tinh bột sắn
- Công nghệ chế biến rau quả
II) CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu các tài liệu liên quan
Tranh, ảnh liên quan đến bài học
- Học sinh: Đọc trước nội dung
III) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
* Kiềm tra bài cũ:5’ Nêu mục đích của công tác bảo quản các loại hạt,củ giống trong sản xuất
Hãy cho biết những chỉ tiêu nào cần phải lưu ý trong quá trình bảo quản hạt, củ giống
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 5’
- Chúng ta đã biết lương thực được sản xuất theo thời vụ, nhưng nhu cầu sử dụng của con người lại diễn ra hàng ngày, vì vậy lương thực cần được lưu giữ, bảo quản để dùng dần
. Còn rau, quả tươi là mặt hàng nhanh bị hư, nếu không có phương pháp bảo quản thích hợp thì không thể vận chuyển đi xa, dài ngày, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề trên
Hoạt động 2: Tìm hiểu công tác bảo quản lương thực 10’
I) Bảo quản lương thực
1) Bảo quản thóc, ngô:
a) Các dạng kho bảo quản
* Kho thông thường có đặc điểm:
- Dưới sàn kho có gầm thông gió
- Tường kho xây bằng gạch
- Mái che bằng ngói, tôn, có trần cách nhiệt
- Thuận tiện cơ giới hóa vận chuyển và bảo quản
* Kho silô
- Hình trụ vuông hay 6 cạnh
- Xây bằng gạch, bêtong cốt thép
- Được trang bị đồng bộ từ khâu nhập, xuất, làm sạch, sấy và được cơ giới hóa, tự động hóa
b)Một số phương pháp bảo quản
- Bảo quản trong kho: đổ rời có cào đảo, hay đóng bao
-Bảo quản ở gia đình: đựng trong chum, thùng phuy, bao tải,
c) Qui trình bảo quản thóc, ngô:
Thu hoạch tuốt, tẻ hạt làm sạch và phân loại làm khô làm nguội phân loại theo chất lượng bảo quản sử dụng
2)Bảo quản khoai lang, sắn:
a)Qui trình bảo quản sắn lát khô
Thu hoạch chặt cuống, gọt vỏ làm sạch thái lát làm khô đóng gói bảo quản kín, nơi khô ráo sử dụng
b)Qui trình bảo quản khoai lang tươi:
Thu hoạch và lựa chọn khoai hong khô xử lý chất chống nấm hong khô xử lý chất chống nảy mầm phủ cát khô bảo quản sử dụng
- Hãy quan sát hình 42.1, 42.2, 42.3, hãy cho biết lương thực được bảo quản trong các phương tiện nào? Hãy kể tên một số phương tiện bảo quản mà em biết
- Hãy trình bày đặc điểm của nhà kho thông thường
- Kho có gầm thông gió nhằm mục đích gì?
- Tường xây bằng gạch dày nhằm mục đích gì?
- Kho silô có hình dạng gì?
- Cấu tạo của kho silô?
- Quan sát hình 42.2 và 42.3 cho biết có các phương pháp nào để bảo quản lương thực?
- Hãy trình bày qui trình bảo quản thóc, ngô
- Tại sao muốn bảo quản sắn phải thái lát?
- Khoai lang thường bị loại côn trùng nào phá hoại?
- Thường bảo quản trong nhà kho, kho silo, đóng bao, chum, thùng phuy,
- Hạn chế sự tăng nhiệt, tránh ngập lụt, tránh hiện tượng mao dẫn làm tăng độ ẩm trong kho
- Ngăn chặn, hạn chế sự phá hoại của chuột, sâu, mọt, hạn chế tác động của nhiệt độ và độ ẩm
- Hình trụ vuông hay 6 cạnh
- Xây bằng gạch, bêtong cốt thép
- Làm cho sản phẩm khô để giảm hô hấp và chống vi sinh vật xâm nhiễm
- Bọ hà khoai lang làm khoai lang có mùi hôi, đắng không ăn được
Hoạt động 3: Tìm hiểu bảo quản rau, hoa, quả tươi 5’
II) Bảo quản rau, hoa, quả tươi
1) Một số phương pháp bảo quản rau, hoa,quả tươi
- Bảo quản ở điều kiện bình thường
- Bảo quản lạnh
- Bảo quản trong môi trường khí biến đổi
- Bảo quản bằng hóa chất
- Bảo quản bằng chiếu xạ
2)Qui trình bào quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh:
Thu hái lựa chọn làm sạch làm ráo nước bao gói bảo quản lạnh sử dụng
- Bảo quản ở điều kiện bình thường chỉ bảo quản được vài ngày
- Là bảo quản trong môi trường có hàm lượng O2 thấp, CO2 cao để hạn chế hoạt động sống rau, hoa, quả và hạn chế hoạt động của vi sinh vật
- Xoài muốn bảo quản tốt từ miền Nam ra miền Bắc vẫn giữ được chất lượng tốt thì sau khi thu hoạch, lựa chọn trái không bị hư, có ngoại hình đẹp, ngâm vào dung dịch Ca(NO3)2, 4-6%, sau đó dùng vải lau khô, để vào nilon có những lỗ thoát ẩm, để vào thùng cactông, bảo quản ở nhiệt độ 11-11.50C, tho7i2 gian bảo quản trên 30 ngày, xoài vẫn giữ được màu sắc, chất lượng tốt. Lưu ý cần sử dụng hóa chất đúng liều lượng tránh gây độc cho người sử dụng
- Thường dùng các đồng vị phóng xạ như Cs chiếu nhằm giết các vi sinh vật gây hại cũng đồng thời ngăn chặn sự xâm nhiễm của chúng
- Lưu ý mỗi loại rau, quả có nhiệt độ và độ ẩm không khí bảo quản thích hợp riêng
Hoạt động 4: Tìm hiểu chế biến gạo từ thóc 5’
III) Chế biến gạo từ thóc:
Làm sạch thóc xay tách trấu xát trắng đánh bóng bảo quản sử dụng
- Nêu qui trình chế biến gạo từ thóc
- Ở địa phương em có các phương pháp nào để làm sạch thóc sau khi phơi khô?
- Ở địa phương em thường thấy chế biến gạo từ thóc bằng phương pháp nào?
- Gạo lật hay gạo lức là gỉ?
- Làm sạch thóc xay tách trấu xát trắng đánh bóng bảo quản sử dụng
- Dùng quạt quạt sạch bụi, thóc lép
- xay bằng cối xay, dùng cối, chaỳ giã, dùng máy xay xát
- Là gạo còn lớp vỏ cám bên ngoài
Hoạt động 5: Tìm hiểu chế biến sắn (khoai mì) 5’
IV)Chế biến sắn (khoai mì)
1)Một số phương pháp chế biến sắn:
- Thái lát, phơi khô
- Chẻ, chặt khúc, phơi khô
- Phơi cả củ
- Nạo thành sợi rồi phơi khô
- Chế biến bột sắn, tinh bột sắn
- Lên men sắn tươi để sản xuất thức ăn gia súc
2) Qui trình chế biến tinh bột sắn:
Sắn thu hoạch làm sạch nghiền tách bã thu hồi tinh bột bảo quản ướt làm khô đóng gói sử dụng
- Ở địa phương thường chế biến sắn như thế nào?
- Chế biến thành bột, hoặc chế biến thnàh thức ăn cho gia súc
Hoạt động 6: Tìm hiểu chế biến rau quả: 5’
V) Chế biến rau quả:
1) Một số phương pháp chế biến rau quả
- Đóng hộp
- Sấy khô
- Chế biến các loại nước uống
- Muối dưa
2) Quy trình công nghệ chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp:
Nguyên liệu rau quả phân loại làm sạch xử lí cơ học xử lí nhiệt vào hộp bài khí ghép míthanh trùng làm nguội bảo quản thành phẩm sử dụng
- Rau quả do chứa nhiều nước nên chùng ta thường bảo quản trong thời gian ngằn nhưng nếu được chế biến theo phương pháp đóng hộp sẽ giữ được trong thời gian dài
IV) CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 5’
*Củng cố: - Trình bày qui trình bảo quản khoai lang, sắn
- Trình bảy qui trình chế biến gạo từ thóc
* Dặn dò: Học bài và xem trước nội dung bải 43 và 46
File đính kèm:
- bai 42+44cn.doc