1. Mục tiêu :
1.1 Kiến thức:
- HS biết :
+Nêu được mục đích của bảo quản hạt, củ giống.
+ Nêu được các phương pháp chủ yếu bảo quản hạt và củ giống.
- HS hiểu : được cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản củ, hạt giống.
1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Rèn luyện được kĩ năng vận dụng khi áp dụng các kiến thức học trong bài để giải thích 1 số phương pháp bảo quản củ, hạt giống ở gia đình hoặc địa phương.
- HS thực hiện thành thạo: biết phân loại được các củ, hạt làm giống và mỗi loại có một phương pháp bảo quản riêng
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Tiết 21: Bảo quản hạt, củ làm giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 41
Tiết: 21
Tuần:20
Ngày dạy
§ BẢO QUẢN HẠT, CỦ LÀM GIỐNG
1. Mục tiêu :
1.1 Kiến thức:
- HS biết :
+Nêu được mục đích của bảo quản hạt, củ giống.
+ Nêu được các phương pháp chủ yếu bảo quản hạt và củ giống.
- HS hiểu : được cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản củ, hạt giống.
1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Rèn luyện được kĩ năng vận dụng khi áp dụng các kiến thức học trong bài để giải thích 1 số phương pháp bảo quản củ, hạt giống ở gia đình hoặc địa phương.
- HS thực hiện thành thạo: biết phân loại được các củ, hạt làm giống và mỗi loại có một phương pháp bảo quản riêng
1.3 Thái độ:
- Thói quen : Có ý thức tuân thủ các điều kiện,biện pháp trong quá trình bảo quản củ,hạt giống ở gia đình hoặc địa phương.
- Tính cách: Đánh giá được ý nghĩa của công tác bảo quản củ,hạt giống đối với nền sản xuất nông,lâm nghiệp và nền kinh tế quốc dân.
2. Nội dung học tập: Các phương pháp chủ yếu bảo quản hạt và củ giống.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên : Hình 41.1; 41.2; 41.4sgk phóng to
3.2 Học sinh : kiến thức địa phương
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức- kiểm diện: Kiểm tra sỉ số học sinh
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu mục đích, ý nghĩa của quá trình bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.(10đ)
Câu 2: Những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản? (10đ)
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Vào bài: (5 phút)
Sau khi thu hoạch nông sản, người sản xuất thường tiến hành phân loại để chọn ra những nông sản đạt tiêu chuẩn làm giống cho vụ sau và được cất giữ bảo quản chu đáo. Phương pháp bảo quản cần chú ý đến những yêu cầu nào?chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảo quản hạt giống(15 phút)
Mục tiêu: HS nắm được cách bảo quản hạt giống
GV: Trình bày khái niệm bảo quản hạt giống là gì?
HS: (- Lưu giữ hạt trong điều kiện bảo quản.
- Duy trì độ nảy mầm của hạt.
- Hạn chế tổn thất về số lượng.)
GV: nhận xét và bổ sung
GV:từ khái niệm trên em hãy nêu mục đích của bảo quản hạt giống là gì?
HS:( - duy trì tính đa dạng sinh học
- Đảm bảo cho sức sống hạt giống tốt: độ nẩy mầm cao, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng)
GV: nhận xét và bổ sung.
GV: có mấy phương pháp bảo quản và phương pháp đó như thế nào?
HS: có 3 phương pháp bảo quản
GV: nhận xét và bổ sung.
GV: Vì sao thời gian bảo quản càng lâu thì càng cần giữ hạt giống trong điều kiện lạnh hơn?.
HS: vì điều kiện càng lạnh thì càng hạn chế sự trao đổi chất của hạt và hoạt động của enzim.
GV: nhận xét và bổ sung.
GV: vậy qui trình bảo quản hạt giống bao gồm những bước nào,tiến hành như thế nào?
HS: gồm có 8 bước
GV: nhận xét và bổ sung.
GV: tại sao nhiệt độ để làm khô các hạt có dầu, lại có nhiệt độ 30-40 oC ?
HS: nếu phơi ở nhiệt độ cao sẽ làm cho chất béo trong hạt biến tính làm hư hỏng hạt
GV: nhận xét và bổ sung.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về bảo quản củ giống. (15 phút)
Mục tiêu: HS nắm được cách bảo quản củ giống tốt nhất
GV: Trình bày các phương pháp bảo quản củ giống?
HS: trong điều kiện thường, bảo quản lạnh
GV: nhận xét và bổ sung
GV:quy trình bảo quản củ giống gồm mấy bước?
HS: gồm 6 bước
GV: so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai quy trình?
HS:
(- giống: thu hoạch, làm sạch, phân loại,
- khác:
+ bảo quản hạt giống cần phơi sấy khô, đóng bao hoặc thùng, chum, vại, bảo quản kín, nên điều tiết nhiệt độ và độ ẩm tùy mục đích bảo quản
+ bảo quản củ giống: không phơi khô, cần xử lí phòng chóng VSV gây hại, xử lí ức chế nẩy mầm, không đóng bao để nơi thoáng mát.)
GV: nhận xét và bổ sung
GV: Trong gia đình, khoai tây, khoai lang giống được bảo quản như thế nào?
HS: xếp củ giống lên dàn liếp thoáng đặt trên giá. Để nơi thoáng có ánh sáng tán xạ, không cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào dàn củ
GV: nhận xét và bổ sung
** Tích hợp:
GV hỏi: Vì sao sử dụng nhiệt độ thấp dể bảo quản củ giống?
-Trong điều kiện bảo quản thường,người ta thường phải ngâm hoặc ủ củ giống trong dung dịch xử lí ức chế nẩy mầm,vì sao lại làm như vậy?
-HS trả lời.
-GV kết luận: Dùng nhiệt độ thấp để kéo dài thời gian ngủ nghĩ của hạt, ức chế quá trình nẩy mầm.Trong điều kiện thường do không điều chỉnh được nhiệt độ không khí nên người ta xử lí hóa chất ức chế nẩy mầm.
* Tích hợp biến đổi khí hậu
Do hoạt động hô hấp của nông sản làm giảm hàm lượng ôxi và tăng hàm lượng khí CO2. Khí O2 giảm xuống đến mức 5% và CO2 tăng lên đến 3% sẽ tạo ra một khí quyển cải biến tốt để bảo quản nông sản. Do BĐKH, hàm lượng CO2 tăng lên quá cao, hàm lượng O2 giảm xuống quá thấp sẽ làm gảm sức sống của hạt, củ làm giống, làm mất mùi thơm đặc trưng của nông sản.
Sử dụng hệ thống kho bảo quản lạnh, lạnh đông có chất lượng tốt nhằm giữ được độ nẩy mầm, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống, củ giống. Đồng thời, hạn chế sự phát thải khí ga lạnh ra môi trường, góp phần bảo vệ tầng ôzôn, bảo vệ môi trường, chống BĐKH.
I.Bảo quản hạt giống:
1.Khái niệm:
- Lưu giữ hạt trong điều kiện bảo quản.
- Duy trì độ nảy mầm của hạt.
- Hạn chế tổn thất về số lượng.
2.Mục đích
- Duy trì độ nẩy mầm của hạt.
- Hạn chế tổn thất về số lượng.
3.Phương pháp bảo quản:
- Phương pháp 1 :Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường, nơi khô ráo. Thời gian bảo quản ngắn hạn dưới 1 năm
- Phương pháp 2: Điều kiện lạnh:0oC, độ ẩm không khí 35 – 40% bảo quản trung hạn dưới 20 năm.
- Phương pháp 3: trong điều kiện lạnh đông, nhiệt độ -10 oC, độ ẩm không khí 35 – 40%, bảo quản dài hạn.
4.Qui trình bảo quản hạt giống:
Các bước trong qui trình
-.Thu hoạch: Đúng thời điểm
- Tách hạt: Tách,tuốt hạt ra khỏi bông, bắp
- Phân loại, làm sạch.: Bỏ hạt sâu bệnh sứt mẻ.
- Làm khô: Sấy khô đến khi độ ẩm con 13%
- Xử lí bảo quản:Chống vi sinh vật gây hại, hoặc ức chế nảy mầm
- Đóng gói
- Bảo quản: Lưu giữ trong kho
- Sử dụng.
II.Bảo quản củ giống
1.Phương pháp bảo quản
-Bảo quản trong điều kiện thường
-Bảo quản trong kho lạnh,với điều kiện nhiêt độ 0-5oC, độ ẩm không khí
2. Quy trình bảo củ giống
- Thu hoạch 85 – 90 %
- Làm sạch, phân loại.
- Xử lí phòng chống VSV hại
- Xử lí ức chế nảy mầm.
- Bảo quản
- Sử dụng
5. Tổng kết và hướng dẫn học tập
5.1 Tổng kết
Câu 1: Mục đích của bảo quản hạt là gì?
Câu 2: Trong các qui trình bảo quản hạt,củ giống,cần chú ý điều gì?
* Đáp án:
Câu 1:
Mục đích:
-Duy trì độ nẩy mầm của hạt.
-Hạn chế tổn thất về số lượng.
Câu 2: chú ý điều kiện bảo quản
5.2 Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học này:
+ Về xem lại nội dung của bài.
+ Trả lời các câu hỏi cuối bài
- Đối với bài học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài mới: “Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm”
. Rút kinh nghiệm
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- bai 41 bao quan hat cu lam giong.doc