I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của nông, lâm, thủy sản.
- Nêu được những ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản và chế biến.
2. Kỹ năng:
- Quan sát
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học:
III. Phương pháp chủ yếu:
Vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì tiết trước ôn tập chương 1.
82 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Tiết 24 đến tiết 51, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần – Học kỳ 2
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Lớp dạy : 10A2,10A6,10A7,10A8,10A9.
CHƯƠNG 3: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN.
TIẾT 24- BÀI 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của nông, lâm, thủy sản.
- Nêu được những ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản và chế biến.
2. Kỹ năng:
- Quan sát
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học:
III. Phương pháp chủ yếu:
Vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì tiết trước ôn tập chương 1.
3. Bài mới:
Sau khi thu hoạch nông sản, người ta thường tiến hành phân loại để chọn ra những nông sản đạt tiêu chuẩn để bảo quản cho vụ sau. Vậy mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản chế biến nông sản, lâm, thủy sản là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của GV- HS
Nôi dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Gv: Em hãy cho biết sau khi giặt hái xong, nông dân thường bảo quản thóc lúa như thế nào? Làm vậy với mục đích gì?
- Hs: phơi khô, quạt sạc, đóng bao, đựng trong thùng kín nhằm giảm tỉ lệ nước trong hạt, loại bỏ tạp chất để hạn chế tác hại của chuột, nấm, côn trùng gây hại và không cho hạt nảy mầm do đó dự trữ được hạt dài ngày.
- Gv: Đối với tre, gỗ,nông dân thường bảo quản như thế nào? Có tác dụng gì?
- Hs: Ngâm trong nước để diệt trừ sâu bệnh và làm cho các ế bào sống trong tre gỗ có đủ thời gian hóa gỗ nên hạn chế được nấm và mọt phá hoại.
- Gv: Đối với thủy, hải sản như tôm, cá ngư dân thường bảo quản như thế nào?
- Hs: phơi khô hoặc làm đông lạnh.
- Gv: Em hãy kể các hoạt động chế biến nông, lâm thủy sản mà em biết?
- Hs: Sát thóc thành gạo, làm mì sợi, làm nước mắm, đống hộp hoa quả, chế biến nước ướng từ hoa quả
- Gv: Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản là gì?
- Hs trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những đặc điểm của nông, lâm, thủy sản.
- Gv: Vai trò của nông, lâm, thủy sản đối với đời sống con người?
- Hs: Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, đường, bột, chất xơcung cấp nguyên liệu vật liệu cho các nghành công nghiệp chế biến như giấy, đồ gỗ gia dụng, đỗ mĩ nghệ
- Gv: Trong điều kiện bình thường, vì sao nông lâm thủy sản khó bảo quản lâu dài?
- Hs: thường chứa nhiều nước, nên dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng nên khó bảo quản lâu dài.
-Gv: Đặc điểm của nông lâm, thủy sản là gì?
- Hs trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm thủy sản trong quá trình bảo quản:
- Gv: Những điều kiện nào của môi trường có thể ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản?
- Hs nghiên cứu SGK và trả lời.
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản:
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản:
- Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.
- Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng.
- Người ta thường bảo quản nông, lâm, thủy sản trong kho, kho silo, kho lạnh.
2. Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản:
- Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Thuận lợi cho công tác bảo quản.
II. Đặc điểm của nông lâm, thủy sản:
- Là lương thực, thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.
- Là nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến
- Thường chứa nhiều nước.
- Dễ bị VSV xâm nhiễm gây thối hỏng.
III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm thủy sản trong quá trình bảo quản:
- Độ ẩm.
- Nhiệt độ môi trường.
4. Củng cố:
- Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông lâm, thủy sản là gì?
- Hãy phân tích vai trò của điều kiện độ ẩm, nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và soạn bài 41: bảo quản hạt, củ làm giống.
- Đọc phần thông tin bổ sung.
Tuần – Học kỳ 2
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Lớp dạy : 10A2,10A6,10A7,10A8,10A9.
TIẾT 25 – BÀI 41 – BẢO QUẢN HẠT, CỦ LÀM GIỐNG.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được mục đích và phương pháp bảo quản hạt giống.
- Nêu được mục đích và phương pháp bảo quản củ giống.
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh hình SGK.
- Vận dụng các kiến thức về bảo quản hạt, củ giống vào thực tế sản xuất ở gia đình.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học:
III. Phương pháp chủ yếu:
Vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu rõ mục đích, ý nghĩa của quá trình bảo quản nông,lâm thủy sản?
- Trong bảo quản cần chú ý những đặc điểm nào của nông, lâm, thủy sản?
3. Bài mới:
Sau khi thu hoạch nông sản, người ta sản xuất thường tiến hành phân loại để chọn ra những nông sản đạt tiêu chuẩn làm giống cho vụ sau và được cất giữ, bảo quản chu đáo. Phương pháp này cần có những yêu cầu gì? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của GV- HS
Nôi dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bảo quản hạt giống.
- Gv: Thế nào là hạt giống đạt tiêu chuẩn tốt?
- Hs trả lời
- Gv: Để bảo quản hạt giống cần đảm bảo những yêu cầu về đặc điểm của hạt?
- Hs: Đảm bảo lượng nước trong hạt thấp: Hạt khô, hạt không sâu bệnh, hạt mẩy chắc, tỉ lệ nẩy mầm cao.
- Gv: Cần chú ý những yếu tố môi trường nào trong bảo quản hạt giống?
- Hs: Độ ẩm, nhiệt độ không khí, không để vi sinh vật xâm nhiễm.
- Gv: Bảo quản hạt giống nhắn hạn, trung hạn, dài hạn đòi hỏi độ ẩm và nhiệt độ không khí như thế nào?
- Hs trả lời.
- Gv Hãy nêu tóm tắt quy trình bảo quản hạt - giống?
- Hs trả lời.
- Gv: Hãy phân tích ý nghĩa của các hoạt động: phân loại, làm sạch và làm khô?
- Hs:
+ Phân loại: Loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu.
+ Làm sạch: Tạo môi trường sạch không cho vi sinh vật và côn trùng xâm nhiễm.
+ Làm khô: Giảm lượng nước trong hạt tới ngưỡng cho phép, hạn chế tối đa các phản ứng sinh hóa trong hạt có thể gây hư hỏng hạt giống.
- Gv: có những phương pháp bảo quản hạt giống nào?
- Hs:
+ Phương pháp truyền thống: Bảo quản chum vại, bao
+ Phương pháp tiên tiến: Bảo quản trong kho mát, kho lạnh với các thiệt bị tự động điều khiển nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảo quản củ giống.
- Gv: Em hãy cho biết những tính chất của củ giống?
- Hs: Trả lời.
-Gv: Nêu tóm tắt quy trình bảo quản củ giống?
- Hs Trả lời
- Gv: Quy trình bảo quản củ giống có gì khác với quy trình bảo quản hạt giống?
- Hs:+ Không làm khô, vì nếu làm khô củ sẽ mất đi khả năng nảy mầm
+ Củ cần được xử lý chống vi khuẩn gây hại
+ Ức chế nảy mầm bằng cách phun lên củ
+ Củ không bảo quản trong bao kín.
- Gv: Để bảo quản khoai tây giống nông dân cần làm gì?
- Hs: xếp củ giống lên dàn liếp thoáng đặt trên giá. Để nơi thoáng có ánh sáng, không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào dàn củ.
I. Bảo quản hạt giống:
1. Tiêu chuẩn hạt giống:
- Chất lượng cao
- Thuần chủng
- Không sâu bệnh.
2. Các phương pháp bảo quản hạt giống:
3. Quy trình bảo quản hạt giống:
Thu hoạch à Tách hạt àPhân loại và làm sạchà Làm khôà Xử lí bảo quảnàĐóng góiàBảo quảnàSử dụng.
II. Bảo quản củ giống:
1. Tiêu chuẩn của củ giống:
- Chất lượng cao.
- Đồng đều, không quá già, không quá non
- Không sâu bệnh.
- Còn nguyên vẹn.
- Khả năng nẩy mầm cao.
- Không lẫn giống.
2. Quy trình bảo quản củ giống:
Thu hoạch à làm sạch, Phân loại à xử lý phòng chống vi sinh vật hạià Xử lí ức chế nảy mầmàBảo quảnàSử dụng.
4. Củng cố:
Xác định những điểm giống nhau và khác nhau trong quy trình bảo quản hạt giống và bảo quản củ giống?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và soạn bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Tuần – Học kỳ 2
Ngày soạn:07/01/2012
Ngày dạy : 09/01/2012.
Lớp dạy : 10A2,10A6,10A7,10A8,10A9.
TIẾT 26– BÀI 42 – BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Biết cách chế biến gạo từ thóc.
- Nêu được quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ củ sắn.
- Nêu được quy trình công nghệ chế biến rau quả.
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh hình SGK.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học:
III. Phương pháp chủ yếu:
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Hình vẽ - tìm tòi.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày quy trình bảo quản khoai lang tươi?
- Trình bày quy trình bảo quản quả tươi mà em biết?
3. Bài mới:
Lương thực, thực phẩm từ nơi trồng trọt muốn dến tay người tiêu dùng phải có quá trình chế biến thích hợp để có nhiều sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và lợi nhuận kinh tế cho người sản xuất. Vậy chế biến lương thục, thực phẩm như thếnào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
TG
Hoạt động của GV- HS
Nôi dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bảo quản lương thực.
- Gv: Em hãy cho biết lương thực được bảo quản bằng phương tiện nào?
- Hs: Kho thông thường, kho silô, chum, vại
- Gv: Em hãy trình bày đặc điểm thiết kế của kho bảo quản lương thực thông thường ở Việt Nam?
- Hs trả lời.
- Gv: Xây nhà kho bằng gạch với tường dày nhằm mục đích gì?
- Hs: Ngănchặn, hạn chế sự phá hoại của sinh vật: chim, sâu bọ, chuột, hạn chế tác động của điều kiện nhiệt độ, độ ẩm.
- Gv: Gầm thông gió của kho bảo quản có ý nghĩa gì?
- Hs: Hạn chế sự tăng nhiệt, tránh ngập lụt, tránh hiện tượng mao dẫn làm tăng độ ẩm trong kho.
- Gv: Quan sát hình 42.2, 42.3/ sgk, hãy cho biết bảo quản lương thực có những phương pháp nào?
- Hs trả lời.
- Gv Hãy nêu tóm tắt quy trình bảo quản thóc, ngô?
- Hs nghiên cứu và trả lời.
- Gv Hãy nêu tóm tắt quy trình bảo quản sắn lát khô?
- Hs trả lời.
- Gv: Tại sao muốn bảo quản lâu dài, sắn cần thái lát?
- Hs: Muốn bảo quản lâu dài cần làm cho sản phẩm khô để giảm hô hấp và chống vi sinh vật xâm nhiễm, mà củ mì thì chứa nhiều nước nên phải thái lát mới phơi khô tới giới hạn cho phép được.
- Gv: Khoai lang thường bị loại côn trùng nào phá hoại?
- Hs: Bọ hà hại khoai lang.
- Gv Hãy nêu tóm tắt quy trình bảo quản khoai lang tươi?
- Hs nghiên cứu và trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảo quản củ giống.
- Gv: Vì sao rau, hoa, quả tươi khó bảo quản?
- Hs: Sau thu hoạch vẫn còn những hoạt động sống như hô hấp, chín, nảy mầm, chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nước nên dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm.
- Gv: Em hãy nêu tóm tắt các phương pháp bảo bảoquản rau, hoa,quả tươi?
- Hs: Trả lời.
-Gv: Nêu tóm tắt quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh?
- Hs Trả lời
I. Bảo quản lương thực:
1. Bảo quản thóc, ngô:
a. Các dạng kho bảo quản:
* Kho thông thường có đặc điểm:
- Xây bằng gạch, tường dày, lợp ngói, thành từng dãy.
- Dưới sàn kho có hầm thông gió.
- Có trần cách nhiệt.
- Thuận tiện cho cơ giới hóa vận chuyển và bảo quản.
* Kho silô:
- Xây bằng gạch, bê tông cốt thép.
- Có thể hình vuông, hình trụ, hình 6 cạnh.
- Khá rộng.
- Có hệ thống thông gió và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tự động.
- Kho được bố trí thuận lợi cho cơ giưới hóa.
b. Một số phương pháp bảo quản:
- Bảo quản trong kho: đổ rời, có cào đảo, đóng bao.
- Bảo quản ở gia đình trong chum, vại, bao tảichú ý chống chuột phá hoại.
c. Quy trình bảo quản thóc, ngô:
Thu hoạch à Tuốt,Tách hạt àLàm sạch và phân loại à Phơi khô, quạt sạchà Để nguộiàPhân loại theo chất lượngàBảo quảnàSử dụng.
2. Bảo quản khoai lang, sắn ( củ mì):
a. Quy trình bảo quản sắn lát khô:
Thu hoạch à chặt cuống, gọt vỏ àLàm sạch à Thái látà Làm khôà Đóng góiàBảo quảnàSử dụng.
b. Quy trình bảo quản khoai lang tươi:
Thu hoạch àLàm sạch, phân loại à hong khôà xử lí chống nấmàhong khôàxử lí chống nảy mầm àbảo quản: vùi trong cát khô.
II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi:
1. Một số phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi:
- Bảo quản ở điều kiện bình thường.
- Bảo quản lạnh.
- Bảo quản trong môi trường khí biến đổi.
- Bảo quản bằng hóa chất.
- Bảo quản bằng chiếu xạ.
2. Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh:
Thu hái à Chọn lựa à Làm sạch à Làm ráo nước à Bao góiàBảo quản lạnh àSử dụng.
4. Củng cố:
- Kho lương thực chứa, ngô ở Việt Nam được thiết kế như thế nào?
- Quy trình bảo quản khoai, sắn lát khô như thế nào?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và soạn bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Tuần – Học kỳ 2
Ngày soạn: 10/01/2012
Ngày dạy : 11/01/2012.
Lớp dạy : 10A2,10A6,10A7,10A8,10A9.
TIẾT 27– BÀI 44 – CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Biết cách chế biến gạo từ thóc.
- Nêu được quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ củ sắn.
- Nêu được quy trình công nghệ chế biến rau quả.
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh hình SGK.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học:
III. Phương pháp chủ yếu:
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Hình vẽ - tìm tòi.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày quy trình bảo quản khoai lang tươi?
- Trình bày quy trình bảo quản quả tươi mà em biết?
3. Bài mới:
Lương thực, thực phẩm từ nơi trồng trọt muốn dến tay người tiêu dùng phải có quá trình chế biến thích hợp để có nhiều sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và lợi nhuận kinh tế cho người sản xuất. Vậy chế biến lương thục, thực phẩm như thếnào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
TG
Hoạt động của GV- HS
Nôi dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chế biến gạo từ thóc.
- Gv: Ở địa phương em có các phương pháp nào để làm sạch thóc sau khi phơi khô?
- Hs: Dùng quạt để làm sạch bụi bặm, thóc lép chỉ còn lại thóc có chất lượng hạt to mẩy, nặng hạt.
- Gv: Người nông dân thường chế biến gạo từ thóc bằng cách nào?
- Hs: Xay gạo bằng cối xay, giã gạo bằng cối và chày.
- Gv: Người ta thường dùng những dụng cụ gì để chế biến gạo từ thóc?
- Hs:
+ Cối xay lúa: bóc gạo khỏi lớp trấu.
+ Cối giã gạo: bóc lớp cám cám khỏi hạt gạo.
+ Sàng để loại trấu: tách trấu khỏi hạt gạo
- Gv: Hãy nêu tóm tắt quy trình chế biến gạo từ thóc?
- Hs nghiên cứu và trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chế biến sắn ( khoai mì).
- Gv : Ở địa phương em thường chế biến sắn bằng những phương pháp nào ?
- Hs trả lời.
- Gv: Em hãy nêu tóm tắt quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn ?
- Hs Trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chế biến rau, quả.
- Gv: Hãy kể những phương pháp chế biến râu, quả như thế nào?
- Hs: muối chua, làm xirô, cho vào tủ lạnh, phơi khô hoặc sấy khô
I. Chế biến gạo từ thóc:
* Quy trình chế biến gạo từ thóc:
Làm sạch thóc à Xay thóc à Xát trắngà Đánh bóng gạoà Bảo quảnàSử dụng.
II. Chế biến sắn ( khoai mì):
1. Một số phương pháp chế biến sắn:
- Phơi khô cả củ.
- Thái lát phơi khô.
- Nạo thành sợi phơi khô.
- Chế biến thành bột sắn.
- Ủ lên men sắn tươi cho gia súc ăn.
2. Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn:
Thu hoạch, làm sạch à Nghiền, xát à Tách bã à Thu hồi tinh bộtà Bảo quản ướtà Làm khôà Đóng góiàSử dụng.
III. Chế biến rau, quả:
1. Một số phương pháp chế biến rau, quả:
- Đóng hộp.
- Sấy khô.
- Chế biến các loại nước uống.
- Muối chua
2. Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp:
Phân loại nguyên liệu rau quả à Làm sạch à Xử lí cơ học à Xử lí nhiệtàCho vào hộp àBài khí, ghép míà Thanh trùngàLàm nguộiàBảo quản, sử dụng.
4. Củng cố:
- Trình bày quy trình chế biến gạo từ thóc?
- Nêu các phương pháp chế biến rau, quả và quy trình chế biến rau, quả đóng hộp?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị các nguyên liệu để tiết sau thực hành.
- Về nhà học bài và soạn bài 45: Thực hành – chế biến xirô từ quả.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Tuần 3
Ngày soạn: 15/01/2012
Ngày dạy : 16/01/2012
Lớp dạy : 10A2, 10A6, 10A7, 10A8, 10A9.
TIẾT 28 – BÀI 45: THỰC HÀNH – CHẾ BIẾN XIRÔ TỪ QUẢ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Làm được xirô từ một số quả đặc trưng của địa phương.
- Thực hiện đúng quy trình làm xirô từ quả.
2. Kỹ năng:
- Làm đúng quy trình thực hành chế biến xirô từ quả.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, làm việc theo nhóm.
II. Phương tiện dạy học:
- Chuẩn bị nguồn nguyên liệu thực hành:
+ 1 kg quả ( mơ, nho, dâu...)
+ Đường trắng từ 1 – 1,5kg.
+ Một ít muối.
+ Lọ, hủ đựng...
III. Phương pháp chủ yếu:
Thực hành – tìm tòi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5p):
- Trình bày quy trình chế biến gạo từ thóc?
- Nêu một số phương pháp chế biến rau quả và quy trình chế biến rau quả đóng hộp?
3. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
- Gv phân công nhóm thực hành theo các tổ trên lớp ( 4 tổ) , phân công khu vực thực hành
- Các nhóm nhận dụng cụ, phương tiện, nguyên liệu bài thực hành.
- Gv thực hiện và hướng dẫn hs thực hiện các thao tác của bài thực hành.
- Các nhóm chú ý quan sát và lắng nghe các bước của quy trình thực hành và thực hiện tốt.
- Gv: Đưa quả vào chậu nước sạch để rửa nhẹ nhàng tránh làm đập quả. Sau đó rửa sạch xong vớt nước cho vào rổ hoặc rá cho ráo nước.
- Gv kiểm tra chất lượng các bước thực hiện cảu các nhóm.
- Gv yêu cấu các nhóm ghi nhãn mác vào các lọ đựng là sản phẩm của các nhóm để theo dõi kết quả.
- Các nhóm sau khi thực hành xong báo cáo kết - quả, đưa sản phẩm vào nơi cất giữ.
- Các nhóm thu dọn vệ sinh nơi thực hành.
* Quy trình thực hiện làm xirô từ quả:
- Bước 1: Chọn quả để làm xirô.
+ Chọn quả chín không bị dập nát.
+ Loại bỏ những quả không đảm bảo chất lượng.
Bước 2: Rửa sạch quả đã chọn vào lọ đựng
Bước 3: Xếp quả vào lọ.
- Xếp lớp quả đầu tiên.
- Rắc lớp đường phủ kín quả.
- Tỉ lệ quả/ đường là 1 kg quả từ 1 – 1,5kg đường ( tùy loại quả).
4. Củng cố:
Các nhóm báo cáo kết quả thực hành.
5. Dặn dò:
- Vận dụng kết quả đã làm trong giờ thực hành để về nhà làm xirô từ quả phục vụ gia đình.
- Đọc và soạn bài 43 – bảo quản thịt, trứng sữa và cá.
Tuần 4
Ngày soạn: 28/01/2012
Ngày dạy : 30/01/2012
Lớp dạy : 10A2, 10A6, 10A7, 10A8, 10A9.
TIẾT 29 – BÀI 43 – BẢO QUẢN THỊT, TRỨNG, SỮA VÀ CÁ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
Nêu được các phương pháp bảo quản thịt, trứng, sữa và cá.
2. Kỹ năng:
Có ý thức bảo vệ tốt các sản phẩm này hàng ngày tại gia đình mình.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh hình sgk phóng to.
- Sưu tầm tranh ảnh, bao bì một số sản phẩm chế biến cuả thịt, trứng, sữa và cá liên quan tới bài học.
III. Phương pháp chủ yếu:
- Thuyết trình – tìm tòi.
- Hình vẽ - tìm tòi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ – đánh giá bài thực hành.
3. Tiến trình dạy học:
Trong quá trình cất giữ, vận chuyển các mô, tế bào của thịt, trứng, sữa, các chuyển từ trạng thái sống sang trạng thái phân hủy một cách tự nhiên do tác động của các loại vi khuẩn hoặc enzym có sẵn trong tế bào của các loại thực phẩm này. Vậy làm thế nào để hạn chế quá trình này và giữ được chất lượng thực phẩm trong một thời gian nhất định. Đó là nội dung chính của bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
* Hoạt động 1: tìm hiểu về phương pháp bảo quản thịt.
- Gv: Có những phương pháp bảo quản thịt nào?
- Hs: Bảo quản thịt bằng phương pháp lạnh, lạnh đông, hun khói, đóng hộp, ướp muối, ủ chua, sấy khô...
- Gv: Bảo quản lạnh là gì?
- Hs: Là phương pháp cho thực phẩm vào tủ lạnh, kho lạnh ở nhiệt độ từ 0 – 4 0C.
- Gv: Hãy tóm tắt quy trình bảo quản thịt bằng phương pháp lạnh?
- Hs trả lời theo sgk.
- Gv: Tại sao ướp muối lại phải cho thêm đường?
- Hs: Tạo điều kiện để vi khuẩn lactic hoạt động kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây thối và làm dịu bớt độ mặn của thịt.
- Gv: Hãy tóm tắt quy trình bảo quản thịt bằng phương pháp ướp muối?
- Hs trả lời.
- Gv: so với phương pháp làm lạnh, phương pháp ướp muối có ưu, nhược điểm gì?
- Hs:
+ Ưu điểm: Dễ thực hiện, hao hụt dinh dưỡng ít.
+ Nhược điểm: Thịt ăn thường có vị mặn, miếng thịt thường khô cứng, hương vị kém thịt tươi.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp bảo quản trứng:
- Gv: Có những phương pháp bảo quản trứng nào?
- Hs trả lời.
- Gv: Phương pháp bảo quản lạnh làm thế nào?
- Hs: Cho trứng vào kho lạnh, tủ lạnh.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp bảo quản sơ bộ sữa tươi.
- Gv: Tại sao khi sữa mới vắt từ2 – 3g không cần dùng phương pháp bảo quản lạnh vẫn được?
- Hs: vì trong sữa luôn có kháng thể diệt khuẩn, nấm.
- Gv: hãy nêu quy trình bảo quản sơ bộ sữa tươi?
Hs trả lời.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về phương pháp bảo quản cá:
- Gv: Có những phương pháp bảo quản cá nào?
- Hs: Bảo quản lạnh, ướp muối, bằng axit hữu cơ, chất chống oxi hóa, hun khói, đóng hộp...
- Gv: nêu các bước bảo quản cá bằng phương pháp lạnh?
- Hs trả lời.
- Gv: phương pháp bảo quản thịt và cá bằng đông lạnh có gì khác nhau?
- Hs: với thịt thường dùng kho lạnh, với các dùng đá để ướp.
I. Bảo quản thịt:
1. Một số phương pháp bảo quản thịt :
2. Phương pháp bảo quản lạnh:
- Bước 1: giết thịt và bao gói thịt gia súc, gia cầm.
- Bước 2: bảoquản trong buồng lạnh nhiệt độ từ - 1đến 20C, độ ẩm 90 – 92 %.
- Bước 3: làm lạnh sản phẩm trong 24 giờ.
- Bước 4: đưa sang phòng bảo quản nhiệt độ từ 0 - 20C, độ ẩm < 85%.
3. Phương pháp ướp muối:
-Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu hỗn hợp 94% muối ăn + 5% đường.
- Bước 2: Cắt thịt thành miếng 1 – 2 kg sau khi đã bỏ hết xương.
- Bước 3: Xát và tiêm hỗn hợp vào các miếng thịt.
- Bước 4: Xếp thịt theo từng lớp, giữa các lớp rắc đều 1 lớp hỗn hợp 30 – 50g / kg thịt.
- Bước 5: Bảo quản 7 – 10 ngày nên đem ra dùng.
II. Một số phương pháp bảo quản trứng:
- Bảo quản lạnh
- Bảo quản bằng nước vôi.
- Tạo màng mỏng
- Dùng khí CO2, N2.
- Dùng muối để bảo quản.
III. Bảo quản sơ bộ sữa tươi:
- Thu sữa sau khi vắt
- Lọc sạch các tạp chất
- Làm lạnh ngay ở nhiệt độ 100C.
IV. bảo quản cá:
1. Một số phương pháp bảo quản cá:
2. Bảo quản lạnh:
- Đánh bắt cá về xử lí nguyên liệu sạch sẽ
- Ướp đá
- Bảo quản đảm bảo độ lạnh trong thời gian 7 – 10 ngày.
- Sử dụng.
4. Củng cố:
Dùng câu hỏi trong sgk để củng cố.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc và soạn bài 46 – Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.
Tuần 4
Ngày soạn: 31/01/2012
Ngày dạy : 01/02/2012
Lớp dạy : 10A2, 10A6, 10A7, 10A8, 10A9.
TIẾT 30 – BÀI 46 – CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CHĂN NUÔI, THỦY SẢN.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Nêu được một số phương pháp chế biến thịt và quy trình chế biến thịt hộp.
- Nêu được một số phương pháp chế biến cá và cách làm ruốc cá.
- Nêu được một số phương pháp chế biến sữa và quy trình công nghệ chế biến sữa bột.
2. Kỹ năng:
- Quan sát
- Phân tích, khái quát kién thức.
- Ứng dụng vào thực tiễn.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh hình sgk phóng to.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học.
III. Phương pháp chủ yếu:
- Thuyết trình – tìm tòi.
- Hình vẽ - tìm tòi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết một số phương pháp bảo quản thịt?
- Nêu một số phương pháp bảo quản cá và quy trình tóm tắt bảo quản cá bằng phương pháp làm lạnh?
3. Tiến trình dạy học:
Để mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi thủy sản ngoài con giống tốt, nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, việc chế biến sản phẩm là rất quan trọng. Tùy theo mỗi loại sản phẩm là thịt, cá, sữa mà có cách chế biến khác nhau. Vậy, có những cách chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản như thế nào? Lợi ích, quy trình đó ra sao? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về chế biến thịt.
- Gv: Ở gia đình em thường chế biến thịt để dùng hàng ngày như thế nào?
- Hs: Luộc, kho, rán, nướng, hầm
- Gv: Ở các cửa hàng bán thực phẩm chế biến ở ngoài chợ, em thường thấy họ bán các loại thịt chế biến thành sản phẩm gì?
- Hs: Giò, chư, thịt quay, thịt hộp, lạc xưởng, patê
- Gv: Hãy nêu quy trình chế biến thịt hộp?
- Hs trả lời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về chế biến cá.
- Gv: Ở gia đình em thường chế biến cá như thế nào?
- Hs: Kho, rán, nướng, sấy khô, làm nước mắm
- Gv: Ở các cửa hàng bán thực phẩm chế biến từ các có mặt hàng gì?
- Hs: Cá hộp, xúc xích cá, ruốc cá
- Gv: Nêu quy trình công nghệ làm ruốc cá từ cá tươi?
- Hs trả lời.
- Gv: Chọn cá làm ruốc phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Hs: Cá nhiều nạt, ít xương, ít mỡ.
- Gv: Để ruốc thơm ngon trong bước 3 phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Hs: Rang đều, không để bị cháy, cho nước mắm hoặc muối phải hợp khẩu vị.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về chế biến sữa.
- Gv: Ở gia đình thường sử dụng các sản phẩm nào chế biến từ sữa?
- Hs: Sữa hộp, sữa tươi, sữa chua.
- Gv: Nêu quy trình công nghệ chế biến sữa bột?
- Hs trả lời.
I. Chế biến thịt:
1. Một số phương pháp chế biến thịt:
2. Quy trình công nghệ chế biến thịt hộp:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu đảm bảo yêu cầu về chất lượng
File đính kèm:
- cong nghe ky 2.doc