1.Mục tiêu:
a.Kiến thức: HS biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất, công dụng của vải sợi thiên nhiên, vải sợi nhn tạo, vải sợi pha
b.Kĩ năng:
- HS phân biệt được một số vải thông thường
- Thực hành chọn các loại vải, biết phân loại vải bằng cách đốt sợi vải
c.Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn tốt các sản phẩm may mặc
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
- Sơ đồ qui trình sản xuất vải sợi hóa học
- Bộ mẫu các loại vải
b.Học sinh:
- SGK + nghiên cứu bài trước ở nhà
- Sưu tầm một số mẫu vải
3.Trọng tâm:
- Nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 2: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
Mục tiêu chương:
a.Kiến thức:
- HS biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất, công dụng của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha
b.Kĩ năng:
- HS phân biệt được một số vải thông thường
- Thực hành chọn các loại vải, biết phân loại vải bằng cách đốt sợi vải
c.Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn tốt các sản phẩm may mặc
*****************************************************
CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
Tuần: 1
Tiết PPCT:2
ND:
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức: HS biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất, công dụng của vải sợi thiên nhiên, vải sợi nhân tạo, vải sợi pha
b.Kĩ năng:
- HS phân biệt được một số vải thông thường
- Thực hành chọn các loại vải, biết phân loại vải bằng cách đốt sợi vải
c.Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn tốt các sản phẩm may mặc
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
- Sơ đồ qui trình sản xuất vải sợi hóa học
- Bộ mẫu các loại vải
b.Học sinh:
- SGK + nghiên cứu bài trước ở nhà
- Sưu tầm một số mẫu vải
3.Trọng tâm:
- Nguờn gớc và tính chất của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định, kiểm diện HS: Điểm danh
4.2 Kiểm tra miệng:
1/ Gia đình có vai trò như thế nào?(3đ)
Gia đình là nền tảng của xã hội ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho một cuộc sống tương lai
2/ Em hãy kể các công việc liên quan đến kinh tế gia đình mà em đã tham gia? (3đ)
HS liên hệ thực tế bản thân trả lời
4.3 Bài mới:
Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm quần áo dùng hàng ngày đều được may từ các loại vải, còn các loại vải đó có nguồn gốc từ đâu, được tạo ra như thế nào và có những đặc điểm gì thì các em chưa biết. Bài mở đầu chương may mặc trong gia đình sẽ giúp các em hiểu được nguồn gốc, tính chất của các loại vải và cách phân biệt các loại vải đó
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1. Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên
PP trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm
GV: Treo sơ đồ qui trình sản xuất vải sơi thiên nhiên: vải sợi bơng, vải tơ tằm
HS: quan sát
GV: Em hãy nêu tóm tắt qui trình sản xuất vải sợi bông, vải tơ tằm?
HS: trả lời
GV: Vậy vải sợi bông, vải tơ tằm có nguồn gốc từ đâu?
HS:Vải sợi bông có nguồn gốc từ cây bông
HS: Vải tơ tằm có nguồn gốc từ con tằm
GV: Cây bông và con tằm có sẵn trong thiên nhiên ___> vải sợi bông và vải tơ tằm là vải sợi thiên nhiên. Vậy vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu?
HS: trả lời
GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác thử nghiệm: vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước
HS: nhận mẫu vải và tiến hành thử nghiệm theo nhóm
GV: theo dõi, uốn nắn
HS: trình bày hiện tượng quan sát được
GV: Hướng dẫn HS dựa vào hiện tượng quan sát nhận xét và rút ra kết luận
HS: trả lời
HĐ2. Tìm hiểu nguồn gốc và tính chất của vải sợi hĩa học
PP trực quan, vấn đáp
GV: Treo sơ đồ qui trình sản xuất vải sơi nhân tạo, vải sợi tổng hợp H1.2
HS: quan sát
GV: Em hãy nêu tóm tắt qui trình sản xuất vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp?
HS: trả lời
GV: Vậy vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp có nguồn gốc từ đâu?
HS: Vải sợi nhân tạo có nguồn gốc từ xenlulozơ của gỗ, tre, nứa
Vải sợi tổng hợp có nguồn gốc từ một số chất hoá học lấy từ than đá, dầu mỏ
GV: Vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp đều thuộc loại vải sợi hoá học
GV:Vậy vải sợi hoá học có nguồn gốc từ đâu?
HS: trả lời
GV: gọi 1HS đọc BT H1.2 SGK/8
HS: đọc SGK
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập
HS: thảo luận, trình bày
vải sợi nhân tạo
vải sợi tổng hợp
sợi visco, axetat
gỗ, tre, nứa
sợi nilon, sợi poli este
dầu mỏ, than đá
GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác thử nghiệm: vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước
HS: nhận mẫu vải và tiến hành thử nghiệm theo nhóm
GV: theo dõi, uốn nắn
HS: trình bày hiện tượng quan sát được
GV: Hướng dẫn HS dựa vào hiện tượng quan sát nhận xét và rút ra kết luận
HS: trả lời
I. Nguồn gốc và tính chất của các loại vải:
1.Vải sợi thiên nhiên:
a/ Nguồn gốc:
Vải sợi thiên nhiên được dệt từ các loại sợi có sẵn trong thiên nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm, lông cừu
b/Tính chất:
Vải sợi thiên nhiên có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, dễ bị nhàu, độ bền kém
2.Vải sợi hoá học:
a)Nguồn gốc:
Vải sợi hoá học gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp được dệt từ các dạng sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học
b)Tính chất:
Vải sợi nhân tạo mặc thoáng mát như vải bông nhưng ít nhàuVải sợi tổng hợp bền, đẹp, dễ giắt, không bị nhàu nhưng mặc bí vì ít thấm mồ hôi
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
Gọi HS đọc mục “Có thể em chưa biết”
1/Em hãy nêu tóm tắt qui trình sản xuất vải sợi bông và vải tơ tằm?
Cây bông ___> quả bông ___> xơ bông ___> sợi dệt ___> vải sợi bông
Con tằm ___> kén tằm ___> sợi dệt ___> vải tơ tằm
2/ Nêu ưu nhược điểm của vải sợi bông, vải tơ tằm?
Ưu điểm: mặc thoáng mát, thích hợp với khí hậu nhiệt đới
Nhược điểm: dễ bị nhàu, độ bền kém
4.5 Hướng dẫn HS tự học:
Học thuộc bài đã ghi
Đọc lại mục “Có thể em chưa biết”
Xem kĩ phần còn lại của bài
Nghiên cứu trả lời câu hỏi SGK/10
5.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_6_tiet_2_cac_loai_vai_thuong_dung.doc