Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 39: Cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiếp theo) - Hoàng Thị Thương

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đối với các chất dinh dưỡng.

2. Kĩ năng: Tìm hiểu nguyên nhân một số loại bệnh liên quan đến thức ăn của con người.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc vận dụng những kiến thức về chất dinh dưỡng ở gia đình.

II- ĐỒ DÙNG:

1. Giáo viên: Tranh vẽ H3.11->H3.13 SGK.

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III- PHƯƠNG PHÁP:Thuyết trình, đàm thoại.

IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Khởi động 3 phút

* Kiểm tra đầu giờ: GV nêu câu hỏi.

- Cần làm gì để bữa ăn luôn ngon miệng và luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?

- Có mấy nhóm thức ăn? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm?

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của chất đạm đối với cơ thể con người

- Mục tiêu: Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của chất đạm đối với cơ thể người.

- Thời gian: 16 phút.

- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.11 SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 39: Cơ sở của ăn uống hợp lý (Tiếp theo) - Hoàng Thị Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :14/01/2012 Ngày day ://2012 Tuần 20: Tiết 39: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (Tiết 3) I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đối với các chất dinh dưỡng. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu nguyên nhân một số loại bệnh liên quan đến thức ăn của con người. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc vận dụng những kiến thức về chất dinh dưỡng ở gia đình. II- ĐỒ DÙNG: 1. Giáo viên: Tranh vẽ H3.11->H3.13 SGK. 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III- PHƯƠNG PHÁP:Thuyết trình, đàm thoại. IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động 3 phút * Kiểm tra đầu giờ: GV nêu câu hỏi. - Cần làm gì để bữa ăn luôn ngon miệng và luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng? - Có mấy nhóm thức ăn? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của chất đạm đối với cơ thể con người - Mục tiêu: Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của chất đạm đối với cơ thể người. - Thời gian: 16 phút. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.11 SGK. - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.11 SGK. - H: Người trong hình vẽ có phát triển bình thường không? Tại sao? - H: Thiếu đạm cơ thể người sẽ như thế nào? - GV nhận xét, kết luận. - H: Nếu thừa chất đạm cơ thể sẽ như thế nào? - GV nhận xét, kết luận. - GV nêu: con người cần nhu cầu chất đạm mỗi ngày là 0,5g/kg thể trọng. * Kết luận: Muốn có đầy đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn trong bữa ăn. -> HS quan sát, tìm hiểu. -> TL: Không bình thường vì thiếu chất đạm. -> HS dựa vào SGK trả lời. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. Thiếu chất đạm trầm trọng: Cơ thể chậm phát triển, cơ bắp yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa. -> HS dựa vào SGK trả lời. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. Thừa chất đạm: Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch... -> HS lắng nghe, tiếp thu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của chất đường bột và chất béo đối với cơ thể con người - Mục tiêu: Nờu được nhu cầu dinh dưỡng của chất đường bột, chất béo đối với cơ thể người. - Thời gian: 24 phút. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H3.12 và H3.13 SGK. - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.12 SGK. - H: Cậu bé trong hình vẽ sử dụng nhiều những chất gì? - H: Cơ thể cậu bé thế nào? - H: Vậy thừa chất đường bột sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể? - GV nhận xét, kết luận. - H: Theo em làm thế nào để giảm cân cho cậu bé đó? - GV nêu: Nhu cầu chất đường bột của cơ thể người lớn 6-8 g/kg thể trọng, trẻ em 6-10g/kg thể trọng. - H: Thừa chất béo sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể người ? - H: Thiếu chất béo cơ thể người sẽ bị ảnh hưởng gì? - GV nhận xét, kết luận. - GV nêu: Nhu cầu của cơ thể phụ thuộc vào lứa tuổi, tuổi nhỏ tăng, tuổi già giảm và phụ thuộc vào mùa, khí hậu. - H: Các chất sinh tố, chất khoáng, nước và chất xơ thì chúng ta cần phải sử dụng như thế nào? - GV kết luận: Cần phải sử dụng đầy đủ trong mọi trường hợp, không được sử dụng quá nhiều hoặc quá ít. - H: Em hãy cho biết cơ thể người có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng như thế nào? - GV cho HS quan sát tranh vẽ H3.13 SGK để biết được nhu cầu của HS mỗi ngày. * Kết luận: Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ các chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa, thiếu đều có hại cho sức khoẻ. -> HS quan sát, tìm hiểu. -> TL: Sử dụng nhiều chất đường bột. -> TL: Cơ thể quá béo, không nhanh nhẹn. -> HS dựa vào SGK trả lời. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - Thừa chất đường bột làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì. -> TL: Giảm ăn chất đường bột, tăng rau xanh và hoa quả, tăng cường vận động. -> HS lắng nghe, tiếp thu. -> HS dựa vào SGK trả lời. - Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đễn sức khoẻ. -> HS dựa vào SGK trả lời. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói -> HS lắng nghe, tiếp thu. -> HS trả lời cá nhân. -> HS lắng nghe, tiếp thu. -> HS trả lời cá nhân. -> HS quan sát, tiếp thu. 3. Tổng kết. 2 phút * Củng cố- GV yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK, các HS khác lắng nghe và tiếp thu. - GV hệ thống lại nội dung kiến thức đã học của bài, nhấn mạnh nội dung chính. * Hướng dẫn về nhà- GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 16 SGK.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_6_tiet_39_co_so_cua_an_uong_hop_ly.doc