I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được chi tiêu trong gia đình là gì? Các khoản chi tiêu trong gia đình.
- Biết được sự khác nhau về mức chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam. Các biện pháp cân đối thu- chi trong gia đình.
2. Kỹ năng
- Quan sát tranh ảnh trực quan, phân tích, bổ sung.
- Hợp tác nhóm.
3. Thái độ
- Có ý thức thực hiện các hoạt động lao động nhằm tăng thu nhập của gia đình mình.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Đọc kỹ SGK, SGV và tham khảo các tài liệu có liên quan để soạn giáo án.
- Phân bố bài giảng:
+ Tiết 1: I- Chi tiêu trong gia đình là gì?
II- Các khoản chi tiêu trong gia đình
+ Tiết 2: III- Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam
IV- Cân đối thu, chi trong gia đình
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước bài ở nhà.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Tiết 64+65: Chi tiêu trong gia đình - Trần Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ 4- 21/ 4/ 2010 Ngày dạy: Thứ 2- 26/ 4/ 2010
Lớp: 6A; 6B – Tiết: 2; 5/ 1; 3 Thứ 4- 28/ 4/ 2010
Tiết thứ 64; 65 BÀI 26: CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
(Tiết 1;2)
Mục tiêu
Kiến thức
Biết được chi tiêu trong gia đình là gì? Các khoản chi tiêu trong gia đình.
Biết được sự khác nhau về mức chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam. Các biện pháp cân đối thu- chi trong gia đình.
Kỹ năng
Quan sát tranh ảnh trực quan, phân tích, bổ sung.
Hợp tác nhóm.
Thái độ
Có ý thức thực hiện các hoạt động lao động nhằm tăng thu nhập của gia đình mình.
Chuẩn bị
Giáo viên
Đọc kỹ SGK, SGV và tham khảo các tài liệu có liên quan để soạn giáo án.
Phân bố bài giảng:
+ Tiết 1: I- Chi tiêu trong gia đình là gì?
II- Các khoản chi tiêu trong gia đình
+ Tiết 2: III- Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam
IV- Cân đối thu, chi trong gia đình
Học sinh
Nghiên cứu trước bài ở nhà.
Tổ chức thực hành
Ổn định tổ chức lớp
Tiến trình thực hành
Giới thiệu bài: Hàng ngày con người có nhiều hoạt động. Các hoạt động đó được thể hiện theo 2 hướng cơ bản: Tạo ra của cải vật chất cho xã hội và Tiêu dùng những của cải vật chất của xã hội. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, để có sản phẩm vật chất tiêu dùng cho gia đình và bản thân, người ta phải chi một khoản tiền nhất định để mua sắm hoặc trả công dịch vụ. Vì vậy, trong gia đình chi tiêu là hoạt động không thể thiếu, chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể hơn về chi tiêu trong gia đình qua bài học hôm nay: Bài 26- CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH. Bài học này, chúng ta học trong 2 tiết:
+ Tiết 1: I- Chi tiêu trong gia đình là gì?
II- Các khoản chi tiêu trong gia đình
+ Tiết 2: III- Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam
IV- Cân đối thu, chi trong gia đình
Hoạt động của Giáo viên
H.động của HS
Nội dung ghi bảng
Tiết 1
a. Hoạt động 1:Tìm hiểu “ Chi tiêu trong gia đình là gì?”
Vào đề: Con người sống cần ăn, mặc, ở và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống, học tập, công tác, vui chơi, giải trí. Để có được những sản phẩm thỏa mãn các nhu cầu về ăn, mặc, ởngười ta phải chi một khoản tiền phù hợp.
+ Có các khoản chi hàng ngày: mua sản phẩm cho việc ăn uống.
+ Có những khoản chi theo mùa vụ hoặc vào những đợt nhất định, như: chi may quần áo, trả tiền nhà, tiền điện, nước, nộp học phí, khám chữa bệnh
* Hướng dẫn HS quan sát hình đầu chương IV (SGK); Y/cầu: Kể tên những hoạt động hàng ngày của 1 gia đình?(Giúp HS xác định rõ hoạt động tiêu dùng)
? Em hãy liên hệ tới nhu cầu hàng ngày của bản thân và gia đình về ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí?(bố mẹ đi làm xa, cần có phương tiện đi làm- xăng xe, thăm hỏi; cả gia đình có nhu cầu ăn 3 bữa 1 ngày; bản thân em có các nhu cầu về mua quần áo, vui chơi, học tập)
? Vậy, chi tiêu trong gia đình là gì?
- Quan sát, phân tích
- Liên hệ
- Liên hệ
- Trả lời
I- Chi tiêu trong gia đình là gì?
- Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Các khoản chi tiêu trong gia đình”
Vào đề: Con người có 2 loại nhu cầu cơ bản không thể thiếu đó là các nhu cầu vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại) và nhu cầu văn hóa tinh thần (học tập, nghỉ ngơi, giải trí, du lịch)
? Gia đình có những khoản chi tiêu nào?(Chi tiêu cho nhu cầu vật chất, chi tiêu cho nhu cầu văn hóa tinh thần)
Gợi ý để HS suy nghĩ, liên hệ từ các hoạt động thực tế của gia đình mình.
? Em hãy kể tên các sản phẩm dùng cho việc ăn uống của gia đình mình?(thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ, quả)
? Em hãy liệt kê các loại sản phẩm may mặc mà bản thân và gia đình dùng hàng ngày?(quần áo, mũ nón, giày dép)
? Em hãy miêu tả nhà ở, phương tiên đi học của mình? Phương tiện đi làm của bố mẹ, anh chị?
Kết luận: Để có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất của con người như ăn, mặc, ở, đi lại, bảo vệ sức khỏe, mỗi gia đình cần phải chi một khoản tiền nhất định. Các khoản chi này tùy thuộc vào mức tiêu của mỗi gia đình: Gia đình nhiều người dùng nhiều hơn, những gia đình ít người dùng ít hơn.(gia đình 2-3 thế hệ)
? Em hãy liên hệ với gia đình mình: Số người, bố mẹ làm gì, ở đâu, họ đi làm bằng phương tiện gì; kể tên các đồ dùng trong nhà và các hoạt động của gia đình trong 1 ngày?
Chốt: ? Chi tiêu cho nhu cầu vật chất trong gia đình thường chi cho những vấn đề gì?
* Y/cầu HS quan sát tranh ở đầu chương IV, liên hệ với bản thân, gia đình - hỏi: Em hãy xác định các loại nhu cầu văn hóa, tinh thần?(học tập ,thông tin(xem ti vi, báo chí))
? Em hãy kể tên các hoạt động văn hóa tinh thần của gia đình mình phải chi tiêu?
(+ Học tập của con cái: trả học phí, tiền mua sách vở, đồ dùng học tập, đóng góp quỹ hội phụ huynh, bảo hiểm
+ Bố mẹ: nhu cầu xem báo chí, truyền hình, phim ảnh, nghệ thuậtđều cần tới các khoản chi phí bằng tiền của gia đình.
+ Nhu cầu nghỉ mát, giải trí, hội họp, thăm viếng, sinh nhậtđòi hỏi các gia đình phải bỏ ra một khoản tiền nhất định để thỏa mãn những nhu cầu hàng ngày cho mỗi thành viên trong gia đình.)→ Đời sống kinh tế càng cao thì các nhu cầu về văn hóa tinh thần càng tăng, do đó mức chi tiêu cho nhu cầu này cũng tăng lên.
Chốt: ? Chi tiêu cho nhu cầu văn hóa tinh thần trong gia đình thường chi cho những vấn đề gì?
* Củng cố: Yêu cầu HS trình bày lại nội dung trọng tâm của bài học.
* Dặn dò: Về nhà, tìm hiểu tổng số thu nhập, tổng chi tiêu của gia đình trong 1 tháng là bao nhiêu. Học bài, chuẩn bị cho tiết 2 của bài học.
- Trả lời
- Liên hệ
- Liên hệ
- Liên hệ
- Liên hệ
- Trả lời
- Quan sát, liên hệ, trả lời
- Liên hệ
- Trả lời
II – Các khoản chi tiêu trong gia đình
1.Chi cho nhu cầu vật chất
- Chi cho ăn uống, may mặc, ở
- Chi cho nhu cầu đi lại
- Chi bảo vệ sức khỏe
2. Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần
- Chi cho học tập
- Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí
- Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội
Tiết 2
c. Hoạt động 3: Tìm hiều về “Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam”
? Theo em, nguồn thu nhập của gia đình ở nông thôn là gì?(đa số là thu nhập bằng hiện vật- chủ yếu là các sản phẩm tự sản xuất ra để cung cấp trực tiếp cho ăn uống của gia đình: gạo, ngô, rau, hoa quả)
? Những sản phẩm nào gia đình em tự làm ra, những sản phẩm nào phải đi mua ngoài chợ?
? Nguồn thu nhập ở thành phố là gì? (đa số là thu nhập bằng tiền- nên mọi vật dụng phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của gia đình đều phải mua hoặc trả chi phí dịch vụ như mua gạo, thịt, rau; trả tiền điện nước, điện thoại, vệ sinh)
* Y/cầu HS: Em hãy đánh dấu vào các cột ở bảng 5 dưới đây cho thích hợp và rút ra kết luận về sự khác nhau giữa chi tiêu của một hộ gia đình ở nông thôn và gia đình ở phố.
CHI TIÊU CỦA CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH
Hộ GĐ
Nông
Thôn
Thành
Phố
Nhu cầu
Tự cấp
Mua hoặc chi trả
Tự cấp
Mua hoặc chi trả
Ăn
*
*
Mặc
*
*
Ở (nhà, điện, nước)
*
*
*
Đi lại
*
*
*
Bảo vệ sức khỏe
*
*
Học tập
*
*
Nghỉ ngơi, giải trí
*
*
? Cụm từ “hoặc chi trả” thể hiện điều gì? (Thể hiện trong cuộc sống những sản phẩm vật chất người ta mua để dùng như thịt, gạo, quần áo, còn việc đi khám bệnh, học tập đó là những khoản chi trả cho công dịch vụ y tế, văn hóa chứ không phải là mua.)
? Vậy, chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam có đặc điểm gì?
* Lưu ý cho HS: Có thể những khoản cùng cần phải mua như: mặc, học tập nhưng mức chi của một gia đình ở nông thôn thấp hơn một gia đình ở thành phố. Bởi vì mức sống và thu nhập của các gia đình ở thành phố cao hơn ở nông thôn nhiều nên đòi hỏi nhu cầu cao hơn. Mặt khác, ở nông thôn- nhu cầu ăn, uống, ở được thỏa mãn chủ yếu bằng các sản phẩm họ tự làm ra. Họ ở trong ngôi nhà của họ tự làm nên, không phải chi phí về nhà ở; trong khi đó ở thành phố, đây là một khoản chi không nhỏ.→ Tóm lại: Chi tiêu của một gia đình ở nông thôn và thành phố khác nhau về tổng mức và cơ cấu. Sự khác nhau trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tổng mức thu nhập và cơ cấu thu nhập.
- Điều kiện sống và điều kiện làm việc.
- Nhận thức xã hội của con người.
- Điều kiện tự nhiên khác.
* Hướng dẫn cho HS hình thành bảng cơ cấu chi tiêu cho các nhu cầu của gia đình mình.
* Hướng dẫn, giúp HS xác định những khoản phải mua, những khoản tự cấp, từ đó nhận xét cơ cấu chi tiêu của gia đình mình (tự cấp nhiều hay mua nhiều)
- Tri giác lại bài học trước
- Liên hệ
- Tri giác lại bài học trước
- Đánh dấu vào cột và rút ra kết luận
- Giải thích
- Trả lời
- Liên hệ
- Liên hệ
III- Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam
- Chi tiêu cho các nhu cầu đi lại, bảo vệ sức khỏe, học tập là những khoản chi không thể thiếu đối với gia đình thành phố hay nông thôn. Tuy nhiên, mức chi cho các nhu cầu này tùy thuộc vào khả năng thu nhập của từng gia đình.
d. Hoạt động 4: Tìm hiểu về “Cân đối thu, chi trong gia đình”
Ví dụ:
Gia đình A: Tổng thu nhập là 3 triệu đồng/ 1 tháng – Tổng chi tiêu là 3,5 triệu đồng/ 1 tháng.
Gia đình B: Tổng thu nhập là 3 triệu đồng/ 1 tháng – Tổng chi tiêu là 2,5 triệu đồng/ 1 tháng.
? Theo em, gia đình bạn nào đã biết cân đối thu chi? Tại sao?
? Em hiểu cân đối thu, chi trong gia đình là như thế nào?
→ Vậy, mỗi gia đình và cá nhân phải luôn có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày nhằm: - Dành để chi tiêu cho các nhu cầu đột xuất, ốm đau- Tích lũy để mua sắm những vật dụng đắt tiền hoặc cần chi phí một khoản lớn nào đó như : đám cưới, xây hoặc sửa nhà
- Gọi HS đọc 4 VD trong SGK.
? Thông qua 4 VD về thu và chi của các gia đình ở thành phố và nông thôn, em có nhận xét gì về cơ cấu chi tiêu và mức chi tiêu của các gia đình?(Gợi ý: Chi tiêu như vậy đã hợp lí chưa? Như thế nào là chi tiêu hợp lí?)
? Gia đình em chi tiêu trong 1 tháng như thế nào?
? Bản thân em có tiết kiệm hay không và em đã làm gì để tiết kiệm chi tiêu cho gia đình? (Gợi ý: VD: tiết kiệm một chút tiền quà mỗi sáng; mua quần áo loại vừa phải, không nên mua loại quá đắt)
? Để chi tiêu hợp lí, mỗi gia đình cần phải làm gì?
? Em hiểu “chi tiêu theo kế hoạch” là gì?
? Theo em, việc cân đối thu, chi trong gia đình có ý nghĩa gì?(Nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết, không lãng phí)
* Y/cầu HS giải thích câu “Tiết kiệm là quốc sách”.
? Trong cuộc sống, bản thân em có những yêu cầu gì? Những nhu cầu nào được thỏa mãn, những nhu cầu nào không được thỏa mãn?
Ví dụ: Một HS A thấy bạn B có những bộ quần áo thật đẹp, mốt, A rất thích nhưng bố mẹ A không đồng ý mua vì A còn rất nhiều quần áo chưa dùng hết. Hỏi: Em hãy nêu ý kiến nhận xét về nhu cầu của bạn A. Em có đồng tình với bố mẹ bạn A không, vì sao?
* Y/cầu HS quan sát, xem gợi ý ở hình 4.3, em quyết định mua hàng nào trong 3 trường hợp: Rất cần- Cần- Chưa cần? – Em hiểu “Rất cần- Cần- Chưa cần” là thế nào?
(- Rất cần và cần: là cho dù đắt cũng phải mua. VD: sách vở cần cho học tập, quần áo cần mặc hàng ngày
- Chưa cần hoặc không cần: Hàng rẻ cũng không mua, hàng không phù hợp không mua.)
→ Hướng dẫn HS quan sát hình 4.3 để HS nêu ý kiến: - Mua hàng khi nào( rất cần hoặc cần); - Mua hàng nào( mua máy tính); - Mua hàng ở đâu ( ở nơi bán hàng có uy tín, giá rẻ).
Rút ra kết luận: ? Để cân đối được thu, chi em cần phải làm gì?
- Nêu các loại tích lũy để HS hiểu rằng mỗi con người đều phải có kế hoạch tích lũy từ nhỏ đến lớn: “Tích tiểu thành đại”:
+ Muốn có kiến thức phải học tập – đó là dạng tích lũy kiến thức.
+ Muốn có vốn sống phải: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
+ Tích lũy cũng phải theo cách: “kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ”.
→ Vì vậy, hàng ngày cần phải có ý thức tiết kiệm, ta sẽ có một khoản chi cho các nhu cầu cần thiết.
* VD: Mỗi tháng gia đình tiết kiệm được 100.000đ (VD2- SGK) thì 5 tháng sau bố mẹ có thể mua cho em 1 chiếc xe đạp đi học.
- Ở nông thôn, việc tích lũy còn giúp phát triển kinh tế gia đình như: có tiền mua cây, con giống mới cho năng suất cao; có tiền mở rộng chuồng trại chăn nuôi, vườn cây, đầu tư sản xuất.
? Ở độ tuổi các em, các em thường thực hiện việc tích lũy như thế nào?
? Ở gia đình, địa phương em, việc tích lũy thường được đầu tư vào công việc gì?
Chốt:
- Trả lời
- Trả lời
- Đọc
- Nhận xét
- Liên hệ
- Liên hệ
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Giải thích
- Liên hệ
- Trả lời
- Trả lời
- Trình bày
- Liên hệ
- Liên hệ
IV- Cân đối thu, chi trong gia đình
- Cân đối thu, chi là đảm bảo cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu để có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình.
1.Chi tiêu hợp lí
* Ví dụ:
a. Ở thành thị
b. Ở nông thôn
* Nhận xét: Để chi tiêu hợp lí, mỗi gia đình đều phải được cân đối với khả năng thu nhập của gia đình, đồng thời phải có tích lũy.
2. Biện pháp cân đối thu, chi
a. Chi tiêu theo kế hoạch
- Là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng thu nhập.
- Để cân đối được thu, chi:
+ Phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu.
+ Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết.
+ Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập.
b. Tích lũy (tiết kiệm)
- Mỗi cá nhân và gia đình đều phải có kế hoạch tích lũy.
+ Có tích lũy nhờ tiết kiệm chi tiêu hàng ngày.
+ Tích lũy giúp ta có một khoản tiền để chi cho những việc đột xuất, mua sắm thêm các đồ dùng khác hoặc để phát triển kinh tế gia đình.
Củng cố
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Dặn dò về nhà
Học bài trước khi đến lớp, làm bài tập đầy đủ.
Xem lại bài 25; 26- SGK để chuẩn bị cho giờ học sau ôn tập chương IV.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_6_tiet_6465_chi_tieu_trong_gia_din.doc