Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 49: Luyện tập về hàm số y = ax2 (a khác 0)

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.

* về kiến thức: Thông qua bài tập HS được củng cố dạng TQ và tính chất của hàm số y = ax2.

* về kĩ năng: Có kỹ năng tính toán khi điền giá trị vào bảng và nhận xét sự đồng biến và nghịch biến của hàm số y = ax2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi.

* về thái độ: HS có ý thức trình bày khoa học cũng như tính toán cẩn thận.

F Trọng tâm: Hai bài tập trong SGK và liên hệ ý nghĩa thực tiễn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 49: Luyện tập về hàm số y = ax2 (a khác 0), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : Tiết 49: luyện tập về hàm số y = ax2 (a ạ 0) ***************************** I. Mục tiêu bài dạy. * về kiến thức: Thông qua bài tập HS được củng cố dạng TQ và tính chất của hàm số y = ax2. * về kĩ năng: Có kỹ năng tính toán khi điền giá trị vào bảng và nhận xét sự đồng biến và nghịch biến của hàm số y = ax2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi. * về thái độ: HS có ý thức trình bày khoa học cũng như tính toán cẩn thận. Trọng tâm: Hai bài tập trong SGK và liên hệ ý nghĩa thực tiễn. II. chuẩn bị của GV và HS. GV: + Bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng. HS: + Ôn tập lại tính chất hàm số y = ax2. + Máy tính bỏ túi. III. ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu tính chất của hàm số y = ax2. Hoàn thành sơ đồ cây nói về tính chất của hàm số y = ax2. Khi nào hàm số có giá trị lớn nhất và khi nào hàm số có giá trị nhỏ nhất ? IV. tiến trình bài dạy Hoạt động 1: Giải bài tập 2 trong SGK Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS +GV yêu cầu HS đọc bài tập 2: Một vật ở độ cao 100 m so với mặt đất. Quãng dường chuyển động của vật rơi phụ thuộc vào công thức S = 4t 2 a) Sau 1 giây vật này cách mặt đất bao nhiêu mét?Hỏi tương tự sau 2 giây? b) Sau bao lâu vật tiếp đất? +GV cho thêm vào bảng giá trị 3 giây và 4 giây để HS có cái nhìn tổng quan hơn về vật rơi tự do. +Để trả lời câu hỏi b) ta cần tính thời gian khi biết d quãng đường của nó là 100 m (hãy trở lại bài toán biết diện tích hình tròn hãy tìm bán kính của nó) +GV củng cố bài toán. 18 phút + HS làm quen với việc tính giá trị của đa thức f(t) = 4t2 để thực hiện điền vào bảng giá trị: t 1 2 3 4 S = 4t2 4 16 36 64 +HS căn cứ vào bảng để trả lời câu hỏi? đSau 1 giây vật rơi được 4 mét. đSau 2 giây vật rơi được 16 mét. đSau 3 giây vật rơi được 36 mét. +HS nghe gợi ý và tính tương tự sau đó trình bày lời giải như sau: Thay số t = (giây) Hoạt động 2: Giải bài tập 3 trong SGK Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS +GV cho HS đọc đề bài: Lực F của gió khi thổi vuông góc với cánh buồm tỉ lệ với bình phương của vận tốc gió và theo công thức F = av 2. Biết rằng khi vận tóc gió là 2 m/s thì lực tác dụng lên cánh buồm là 120N. a) Túnh hằng số a = ? b) Khi v = 10; 20 m/s thì F = ? 8 phút +HS đọc đề bài và thực hiện tính a khi viết v và F: Vậy công thức là: F = 30v2. v (m/s) 10 20 (N) 3 000 12 000 Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS c) KHi v = 90 km/h thì buồm có thể chịu được sức gió hay không biết rằng buồm chỉ chịu áp lực tối đa là 12 000 N. +GV gợi ý HS tìm lời giải cho câu c). 10 phút +HS quan sát bảng để ý thấy với v = 20 m/s thì áp lực gió lên cánh buồn đã đúng bằng 12 000 N. Do đó để biết được với sức gió 90 km/h thì phải đổi ra m/s: 90 km/h = 90 000 m/ 3600 s = 25 m/s đ Vậy cánh buồm chỉ có thể chịu được sức gió tối đa là 20 m/s cho nên cánh buồn không thể chịu được sức gió 25 m/s hay 90 km/h Hoạt động 3: Tập dượt môt số thao tác trên máy tính bỏ túi Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS +GV Trình bày và hướng dẫn như SGK tuy nhiên tùy theo máy tính bỏ túi có các chức năng khác nhau mà GV có thể hướng dẫn cụ thể từng bước một số thao thác chính như sau: đtính giá trị của một biểu thức đại số tuỳ theo biến thay đổi đtính bình phương của một giá trị. đtính giá trị của biểu thức hỗn hợp. 10 phút +HS thao tác theo hướng dẫn của GV và thực hiện tính thông qua các ví dụ. V. Hướng dẫn học tại nhà. + Học thuộc tính chất của hàm số y = ax2 theo sơ đồ. Làm BTVN: BT5, BT6 (SBT trang 37) + Chuẩn bị cho bài sau: Đồ thị của hàm số y = ax2.

File đính kèm:

  • docDai 9 - Tiet 49.doc