Bài 7 - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Tiết 1 : EU - LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
Dân số 464,1 triệu người (2005) Trụ sở:Brúc-xen(Bỉ)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
*Chuẩn:
- Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động giưa các nước trong EU.
- Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới; trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu của thế giới.
*Nâng cao: Biết được các chức năng của các cơ quan đầu não của EU hiện nay.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Phân tích bảng số liệu , tư liệu về dân số của EU, cơ cấu GDP, một số chỉ tiêu về kinh tế để thấy được ý nghĩa của EU thống nhất, vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 11 bài 7: Liên minh châu âu (EU) - Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/11/2013Ngày dạy: (12/11- 17/11/2013)
Tuần 13
Tiết 13
Bài 7 - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Tiết 1 : EU - LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
Dân số 464,1 triệu người (2005) Trụ sở:Brúc-xen(Bỉ)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
*Chuẩn:
- Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động giưa các nước trong EU.
- Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới; trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu của thế giới.
*Nâng cao: Biết được các chức năng của các cơ quan đầu não của EU hiện nay.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Phân tích bảng số liệu , tư liệu về dân số của EU, cơ cấu GDP, một số chỉ tiêu về kinh tế để thấy được ý nghĩa của EU thống nhất, vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
3. Thái độ:
Thấy được mối quan hệ giữa EU và nước ta hiện nay và vai trò của EU trong viện trợ phát triển đối với nước ta.
4. Trọng tâm:
- Quá trình hình thành và phát triển, mục đích thể chế của EU.
- EU là trung tâm KT, tổ chức thương mại hàng đầu của TG.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Phóng to bảng 7.1- SGK
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Vẽ lược đồ liên minh châu Âu SGK( trang48)
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học (Thời gian 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở thực hành của HS. (Thời gian 2 phút)
3. Tổ chức các hoạt động (Thời gian 1 phút)
a.Khởi động: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về quá trình hợp tác, liên kết giữa các thành viên EU. Tại sao EU ngày nay nổi tiếng là một liên kết khu vực có nhiều thành công trên thế giới? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.
b. Triển khai các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Liên minh châu Âu –rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, sơ đồ.
Hình thức: cả lớp
Thời gian 10 phút
Đồ dùng: bản đồ H7.2,
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, sơ đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Tiến trình
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: Phát hiện, khám phá
GV yêu cầu:: HS dựa vào lược đồ liên minh châu Âu năm 2007 và các kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi sau: Liên minh châu Âu được hình thành và phát triển như thế nào?
GV: Gợi ý (Chú ý các mốc thời gian: 1951, 1957, 1958, 1967, 1993 và hiện nay; Số lượng thành viên tăng như thế nào).
HS : dựa vào lược đồ, nội dung SGK trình bày.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Sự ra đời và phát triển:
a. Sự ra đời(Lí do hình thành)
-Tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Năm 1951, các nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu.
- 1957, 6 nước này thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu, tiền thân của EU ngày nay.
- Năm 1958, thành lập Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- Năm 1967, hợp ba tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC)
- Năm 1993, EC đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
b. Sự phát triển(quy mô)
- Số lượng thành viên tăng liên tục: Từ 6 nước (1951)lên 27 nước thành viên (hiện nay).
- EU được mở rộng theo các hướng khác nhau của không gian địa lý.
- Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
GV yêu cầu các HS khác nhận xét
HS: Các HS nêu ý kiến
* Bước 3: Thống nhất, kết luận
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
*HS: biểu quyết lấy ý kiến chung để đưa ra sản phẩm cuối cùng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích và thể chế hoạt động của EU-Rèn kĩ năng sử dụng sơ đồ.
Hình thức: cả lớp
Thời gian 8 phút
Đồ dùng: sơ đồ H7.4, tranh H7.3
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng sơ đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. sơ đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Tiến trình
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: Phát hiện, khám phá
*GV: yêu cầy HS dựa vào hình 7.3, 7.4 và nội dung SGK hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Mục đích của EU là gì? Xác định nền tảng cho việc thực hiện mục đích đó?
- Hãy nêu cơ quan đầu não của EU? Các cơ quan đầu não có chức năng gì?
- Trình bày nội dung của trụ cột của EU theo hiệp ước Ma-xtrích
*HS: Sử dụng SGK và sơ đồ để hoàn thnhf nhiệm vụ.
2. Mục đích và thể chế:
a. Mục đích:
- Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người và tiền vốn giữa các thành viên.
- Tăng cường liên kết, hợp tác về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh và đối ngoại giữa các nước thành viên.
b. Thể chế:
- Nhiều quyết định quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não EU đề ra.
- Các cơ quan quan trọng nhất:
+ Hội đồng châu Âu.
+ Nghị viện châu Âu.
+Hội đồng bộ trưởng EU.
+ Uỷ ban Liên minh châu Âu.
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu HS trả lời và các HS khác bổ sung
*HS: Các HS nêu ý kiến
* Bước 3: Thống nhất, kết luận
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
*HS: biểu quyết lấy ý kiến chung để đưa ra sản phẩm cuối cùng.
*GV bổ sung và chuẩn hoá kiến thức:
- Quốc hội châu Âu:
+ Là đại diện cho các dân tộc trong EU do các công dân EU trực tiếp bầu.
+ Chức năng : Tư vấn, kiểm tra, tham gia thảo luận, ban hành quyết định về ngân sách châu EU.
- Hội đồng châu Âu:
+ Gồm người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên.
+ Chức năng: Cơ quan quyền lực cao nhất EU; xác định đường lối, chính sách của EU; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng Bộ trưởngEU.
- Hội đồng bộ trưởng EU:
+ Là cơ quan lập pháp của EU, các nước thành viên tham gia Hội đồng thông qua các Bộ trưởng hoặc đại diện có thẩm quyền cho các ngành các lĩnh vực.
+ Chức năng: Đưa ra quyết định theo nguyên tắc đa số, đưa ra đường lối chỉ đạo.
- Uỷ ban châu Âu bao gồm:
+ Tổ chức lãnh đạo liên quốc gia, gồm đại diện chính phủ của các nước thành viên bổ nhiệm.
+ Chức năng: Cơ quan lâm thời của EU hoạt động dựa trên các định ước pháp lí của Hội đồng Bộ trưởng, có thể tự ban hành các luật lệ quy định các hình thức thi hành.
- Tòa án châu Âu:
+ Có 15 chánh án và 8 tổng luật sư được chính phủ các nước bổ nhiệm.
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm áp dụng và diễn dãi luật pháp EU nhằm duy trì sự bảo vệ các quyền cơ bản của công dân và phát triển luật pháp EU.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới – Rèn kĩ năng sử dụng biểu đôd, bảng số liệu.
- Thời lượng:15
- Hình thức tổ chức (nhóm).
- Đồ dùng: biểu đồ vai trò của EU trên thế giới, bảng số liệu7.1
- PP, kỹ thuật: sử dụng biểu đồ,bảng số liệu, thảo luận.
- Không gian lớp học: HS ngồi theo 4 nhóm, treo bản đồ và bày trí sản phẩm bài học trên bảng.
- Tài liệu học tập:SGK
- Tiến trình tổ chức:
Tiến trình
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: Phát hiện, khám phá
* GV chia nhóm giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:
- Nhóm 1: Dựa vào nội dung bài học phần II, phân tích bảng 7.1 và hình 7.5 hãy chứng minh rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Nhóm 2: Dựa vào nội dung 2 mục II và bảng số liệu 7.1 nêu bật vai trò của EU trong thương mai quốc tế.
- Nhóm 3: Dựa vào hình 7.5 phân tích vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới
*HS:
- Sử dụng PP phân tích biểu đồ, bảng số liệu để thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-Cử đại diện trình bày.
II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1. EU là một trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới:
- EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới: Tổng GPD cao hơn Hoa Kì và Nhật Bản (2004)
- EU đứng đầu TG về GDP, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP và tỉ trọng xuất khẩu của TG: +EU chiếm 31% GDP thế giới (2004)
+EU chiếm tới 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới (2004)
-+Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản.
2. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới:
- EU chiếm tới 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới (2004)
- Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản.
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
3.Vai trò của EU trong nền kinh tế TG:
-Dân số chỉ chiếm 7,1 %, 2,2% diện tích TG nhưng chiếm 31% trong tổng GDP của TG, 37,7% tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới, tiêu thụ19% năng lượng của TG, 59% trong viện trợ phát triển TG, 26% trong SX ô tô của TG
* Bước 2: Bàn luận, nêu chính kiến.
*GV: yêu cầu HS trình bày sản phẩm trên bảng.
*HS: Quan sát, đối chiếu với sản phẩm của nhóm mình và nêu chính kiến (đủ thiếu, thêm bớt). Các nhóm khác bổ sung.
* Bước 3: Thống nhất, kết luận
*GV: Yêu cầu cả lớp thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất.
* HS: biểu quyết lấy ý kiến chung để đưa ra sản phẩm cuối cùng.
*GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức:
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC. (Thời gian 5 phút)
Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học
Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học
Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng;
-Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học.
-Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày-phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng)
*Đối với HS trung bình:
Câu 1. Liên minh châu Âu hình thành và phát triển như thế nào? Trình bày mục đích và thể chế của tổ chức này.( Trình bày)
Câu 2. Dựa vào bảng 7.1, hình 7.5 và nội dung bài học trong SGK hãy chứng minh rằng: EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới? (vận dụng: nhận xét biểu đồ, bảng số liệu ; chứng minh)
*Đối với HS khá giỏi
Câu 3; Nêu đặc điểm cơ bản về mối quan hệ thương mại giữa các nước trong EU và giữa các nước EU với các nước bên ngoài và nêu nhận xét.( Trình bày)
Câu 4;Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác với EU. ( chứng minh)
Bước 3 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập, cách trình bày bài kiểm tra
Câu 3;
a-Mối quan hệ thương mại giữa các nước trong EU là thực hiện chính sách thương mại thống nhất:
-KTế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất –nhập khẩu.
Bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau, đối với các nước ngoài EU ấn định chung một mức thuế.
-Đang dẫn đầu TG về thương mại, vượt trên cả Hoa Kì và Nhật Bản.
b- Mối quan hệ thương mại giữa các nước trong EU với các nước bên ngoài.
-Bạn hàng lớn nhất của các nước đang PT và dành cho một số nước châu Á, Ca ribê và châu Phi những ưu đãi về thương mại.
-Đặt mức phạt thuế đối với các hàng nhập vào Eucó giá trị rẻ hơn so với giá ở nước xuất khẩu.
-Hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng ở nước đang PT.
-Bao cấp trợ giá hàng nông sản cho nông dân trong nước.
*Nhận xét:
-EU unhe hộ tự do hóa thượng mại TG, nhưng cũng thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch.
-EU không tuân thủ đssỳ đủ các quy định của WTO
Câu 4: Những thuận lợi của nướcc ta để phát triển quan hệ hợp tác với EU
-Phần lớn các nước mới gia nhập EU là bạn hàng truyền thống của nước ta, đó là cơ hội cho nước ta kết nối và mở rộng sang các nước quan trọng như Pháp, Đức, Italia, tây ban Nha..
-Nước ta có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng thuận lợi để PT nhiều nghsnhf KTế, đặc biệt tài nguyên về N-L-TS nhiệt đới, cơ sở chế tạo hàng hóa xuất khẩu.
-nước ta có dân số đông, LĐ dồi dào, rẻ, trình độ ngày càng được nâng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-Nước ta đang trong quả trìng CNH-HĐN nên cần nhập khẩu rất lớn để đáp ứng nhu cầu PT kinh tế.
-Nước ta có nền KT đang PT với tốc độ khá nhanh, tương đối ổn định, nền chính trị-xã hội ổn định.
Bước 4 : Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong khu vực ĐNA
Bước 5 : Rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút)
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong phần củng cố.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
- Đọc trước bài Liên minh châu Âu (tiết 2)
- Sưu tầm thêm một số tài liệu về EU.
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(Thời gian 1 phút)
-HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau.
- GV đánh giá HS: tinh thần học tập, vở ghi. Sự chuẩn bị bài.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- GIAO AN DIA 11BAI7 tiet1.doc