Tiết: 1. A. KHI QUT NỀN KINH TẾ - X HỘI THẾ GIỚI
Bi 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước N.I.Cs.
- Trình bày được đặc điểm nổi bậc của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1.
- Phân tích bảng số liệu về KT – XH của từng nhóm nước.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 11 tiết 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01-9-2007.
Tiết: 1. A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước N.I.Cs.
- Trình bày được đặc điểm nổi bậc của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1.
- Phân tích bảng số liệu về KT – XH của từng nhóm nước.
3. Thái độ:
- Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng KH và CN hiện đại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Chuẩn bị phiếu học tập theo mẫu sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Ghi kết quả thảo luận nhóm vào bảng sau:
Các chỉ số
Nhóm nước phát triển
Nhóm nước đang phát triển
GDP/người
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế.
Tuổi thọ bình quân (2005)
Chỉ số HDI
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Oån định tình hình lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1’)
- Tiến trình tiết dạy:
T/L
Họat động của GV
Họat động của HS
Nội dung
10’
HĐ1: Tìm hiểu sự phân chia t/g thành các nhóm nước.
- GV treo bản đồ các nước trên t/g lên bảng.
- GV yêu cầu HS:
- GV chuẩn xác kiến thức, giảng giải thêm về các khái niệm, quan hệ Bắc – Nam, Nam – Nam
HĐ1: Cả lớp
- HS đọc mục I để có được những kiến thức khái quát về các nhóm nước và quan sát hình 1 để nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên t/g theo mức GDP/người
I. Sự phân chia thành các nhóm nước:
- Thế giới gồm 2 nhóm nước:
+ Nhóm nước phát triển.
+ Nhóm nước đang phát triển.
- Nhóm nước đang phát triển có sự phân hóa: N.I.Cs, trung bình, chậm phát triển.
- Phân bố:
+ Các nước phát triển phân bố chủ yếu ở phía Bắc các châu lục.
+ Các nước đang phát triển: Phân bố chủ yếu ở phía Nam các châu lục.
15’
HĐ2: Tìm hiểu sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ:
- GV chuẩn kiến thức và đưa ra kết quả phản hồi thông tin. Liên hệ Việt Nam.
HĐ2: Nhóm
- Nhóm 1: Đọc bảng 1.1 và nhận xét sự chênh lệch về GDP/người giữa các nước á và đang á. Ghi vào hàng đầu của phiếu học tập.
- Nhóm 2: Đọc bảng 1.2 và nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. Ghi vào hàng thứ hai của phiếu học tập.
- Nhóm 3: Đọc ô thông tin và bảng 1.3, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình giữa các nước á và đang á.. Ghi vào hàng thứ 3 và thứ 4 của phiếu học tập.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi, nhận xét.
II. Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước
(Thông tin phản hồi ở phiếu học tập)
15’
HĐ3: Tìm hiểu cuộc cách mạng KH và CN hiện đại.
- GV giảng giải về đặc trưng của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại, so sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc “CM công nghiệp”, “CM KH và KT”.
-GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa tiếp thu và SGK nêu khái niệm “Cuộc CM KH và CN hiện đại”.
HĐ4: HS hiểu được tác động của cuộc CM KH và CN
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Nêu một số thành tựu do 4 công nghệ trụ cốt tạo ra. + Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều kiến thức?
- GV tổng kết các câu trả lời của HS làm rõ những thành tựu do 4 công nghệ trụ cột tạo ra.
- GV làm rõ sự ra đời của nền kinh tế tri thức, nêu khái quát các đặc trưng.
HĐ3: Cả lớp
- HS đọc SGK và nêu khái niệm.
HĐ4: Cặp đôi
- HS thảo luận từng nhóm cặp đôi và trả lời câu hỏi GV nêu.
III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:
1. Khái niệm:
- Cuộc cách mạng làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
- Bốn công nghệ trụ cột:
+ Công nghệ sinh học
+ Công nghệ vật liệu
+ Công nghệ năng lượng
+ Công nghệ thông tin.
2. Tác động:
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới như: điện tử, tin học
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế: giảm tỷ trọng KVI và KV II, tăng tỷ trọng KV III.
- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.
- Tác động khác: thúc đẩy phân công lao động quốc tế, chuyển giao công nghệ
àXuất hiện xu hướng toàn cầu hóa.
IV. ĐÁNH GIÁ: (3’): Treo bảng phụ
Hãy nối cột A với cột B sao cho hợp lý
A – Nhóm nước
B – Đặc điểm
a. Nước công nghiệp mới
1. Nước đã thực hiện công nghiệp hóa, GDP/người cao, đầu tư ra nước ngòai nhiều.
b. Nước đang phát triển
2. Nước công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, chú trọng xuất khẩu.
c. Nước phát triển
3. GDP/người thấp, nợ nước ngòai nhiều, HDI ở mức thấp.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Làm bài tập 3 – SGK trang 9.
VI. THÔNG TIN PHẢN HỒI: Treo bảng phụ
Các chỉ số
Nhóm nước phát triển
Nhóm nước đang phát triển
GDP/người
Cao
Thấp
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế.
KV I thấp; KV II cao
KV I còn cao; KV II thấp
Tuổi thọ bình quân (2005)
Cao: 76 tuổi
Thấp: 65 tuổi
Chỉ số HDI
Cao: 0,855
Thấp: 0,694
VII. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
File đính kèm:
- Tiet 1.doc