Giáo án môn Địa lý 11 tiết 12: Liên minh châu âu (EU) - Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới

Tiết: 12 Bi 7: Liên minh Châu Au (EU)

Tiết 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- HS trình bày được quá trình phát triển, mục tiêu và thể chế của EU.

- Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- Nêu được sự khác biệt về không gian kinh tế của EU.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết các nước thành viên EU.

- Quan sát hình vẽ để trình bày các liên minh, hợp tác chính của EU.

- Phân tích bảng số liệu thống kê có trong bài học để thấy được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 11 tiết 12: Liên minh châu âu (EU) - Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18-11-2007. Tiết: 12 Bài 7: Liên minh Châu Aâu (EU) Tiết 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - HS trình bày được quá trình phát triển, mục tiêu và thể chế của EU. - Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. - Nêu được sự khác biệt về không gian kinh tế của EU. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết các nước thành viên EU. - Quan sát hình vẽ để trình bày các liên minh, hợp tác chính của EU. - Phân tích bảng số liệu thống kê có trong bài học để thấy được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới. 3. Thái độ: - Quan hệ hợp tác bình đẳng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ các nước trên thế giới; - Phóng to hình 7.5, bảng 7.1 trong SGK. III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Oån định tình hình lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’): Kiểm tra kết quả thực hành bài 12. 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: (1’) : Em biết gì về EU? HS trả lời. GV nhấn mạnh một số thành tựu nổi bật, có ý nghĩa của EU: Về việc thành lập thị trường chung, sử dụng đồng tiền chung Euro, SX máy bay AirbusVì sao EU nổi tiếng là một khu vực liên kết thành công trên thế giới? - Tiến trình tiết dạy: Giới thiệu Dân số và Trụ sở của EU (1’) Dân số: 464,1 triệu người (năm 2005) Trụ sở: Brúc – xen (Bỉ) T/L Họat động của GV Họat động của HS Nội dung 12’ 8’ HĐ1: Xác định quá trình hình thành và phát triển EU. + Bước 1: GV giao cho các nhóm làm bài tập: Hãy xác định trên hình 7.2 các nước gia nhập EU đến các năm 1995, 2004, 2007? + Bước 2: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ: - Dựa vào nội dung SGK ở mục “Sự ra đời và phát triển”, hãy nêu những mốc quan trọng trong quá trình mở rộng và phát triển EU? - GV chuẩn hóa kiến thức. HĐ2: Tìm hiểu về mục đích và thể chế của EU - GV sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp với đàm thọai gợi mở, yêu cầu HS dựa vào kênh chữ và phân tích các hình 7.3, 7.4 để trả lời các câu hỏi sau: - Mục đích của EU là gì? - Hãy nêu tên các cơ quan đầu não của EU. Các cơ quan đầu não này có chức năng gì? - GV bổ sung và chuẩn kiến thức. HĐ1: Nhóm - Dựa vào lược đồ Liên minh châu Aâu năm 2007 để trả lời câu hỏi GV nêu ra? - HS còn lại nhận xét, bổ sung. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Những HS còn lại bổ sung. HĐ2: Cá nhân - HS dựa vào hình 7.3, 7.4 và nội dung SGK để nêu mục đích và thể chế của EU. - HS còn lại phát biểu góp ý bổ sung. I. Quá trình hình thành và phát triển: 1. Sự ra đời và phát triển: a. Sự ra đời: - Với mong muốn duy trì hòa bình và cải thiện đời sống nhân dân, một số nước có ý tưởng xây dựng một châu Aâu thống nhất. - Năm 1957, sáu nước thành lập cộng đồng kinh tế châu Aâu – tiền thân của Liên minh châu Aâu ngày nay. b. Sự phát triển: - Số lượng thành viên của EU tăng liên tục. - EU mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí - Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao. 2. Mục đích và thể chế: a. Mục đích: - Tạo ra một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn. - Tăng cường hợp tác liên kết về kinh tế, lập pháp, nội vụ, an ninh và đối ngọai. b. Thể chế: - Nhiều quyết định quan trọng về kinh tế chính trị do các cơ quan đầu não của EU đề ra. - Các cơ quan quan trọng nhất là: Hội đồng Châu Aâu, Nggụ viện châu Aâu, Hội đồng bộ trưởng EU, Uûy ban liên minh châu Aâu. 15’ HĐ3: Tìm hiểu vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới + Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và phân công nhiệm vụ: - Nhóm 1: Dựa vào nội dung bài học ở mục II và phân tích bảng 7.1, hình 7.5 chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. - Nhóm 2: Dựa vào nội dung 2 của mục II và bảng 7.1 nêu bật vai trò EU trong thương mại quốc tế. - Nhóm 3: Dựa vào hình 7.5, phân tích vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới. + Bước 2: HS trình bày. + GV khẳng định, sửa chữa, bổ sung và đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. HĐ3: Nhóm - Nhóm 1: Chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. - Nhóm 2: Nêu vai trò EU trong thương mại quốc tế. - Nhóm 3: Phân tích vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới 1. EU-Một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới: - Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới cùng với HK và NB. - GDP đứng đầu thế giới, tuy nhiên còn sự khác biệt giữa các vùng. 2. EU – Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới: - EU dẫn đầu thế giới về thương mại, vượt HK, NB. - Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. IV. ĐÁNH GIÁ: (3’): Dựa vào bảng 7.1, hình 7.5 và nội dung bài học trong SGK hãy chứng minh rằng: EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 50. VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

File đính kèm:

  • docTiet 12.doc