Giáo án môn Địa lý 11 tiết 27: Trung Quốc (tiếp theo) - Tiết 3: Thực hành: tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

Tiết: 27 Bi 10: TRUNG QUỐC (tiếp theo)

Tiết 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC.

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế TQ qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương.

2. Kĩ năng:

- Phân tích, so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để có được kiến thức trên.

- Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Vẽ biểu đồ theo số liệu SGK (phóng to).

- Tư liệu về thành tựu kinh tế của TQ (nếu có).

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 11 tiết 27: Trung Quốc (tiếp theo) - Tiết 3: Thực hành: tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09-03-2008. Tiết: 27 Bài 10: TRUNG QUỐC (tiếp theo) Tiết 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế TQ qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương. 2. Kĩ năng: - Phân tích, so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để có được kiến thức trên. - Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Vẽ biểu đồ theo số liệu SGK (phóng to). - Tư liệu về thành tựu kinh tế của TQ (nếu có). III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Oån định tình hình lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Vì sao sản xuất nông nghiệp của TQ lại chủ yếu tập trung ở miền Đông? 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: (1’) : - Tiến trình tiết dạy: MỤC I: THAY ĐỔI TRONG GIÁ TRỊ GDP: * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thay đổi trong giá trị GDP (8 phút). - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để tính tỉ trọng và nhận xét. - HS tính được tỉ trọng GDP của TQ so với thế giới, kết quả như sau ( đơn vị: %) Năm 1985 1995 2004 Thế giới 100 100 100 Trung Quốc 1,93 2,37 4,03 - Nhận xét: + Từ năm 1985 đến 2004, GDP của TQ liên tục tăng nhanh, từ 239 tỉ USD lên 1 649,3 tỉ USD. + Tỷ trọng GDP của TQ so với thế giới ngày càng tăng, chứng tỏ TQ có vai trò ngày càng quan trọng trong nền KT của thế giới. MỤC II: THAY ĐỔI TRONG SẢN LƯỢNG NÔNG NGHIỆP: * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi trong sản lượng nông nghiệp (8 phút). - GV hướng dẫn HS đọc bảng 10.3 SGK, để thấy sản lượng của một số nông phẩm của năm 2004 so với năm 1985 đều tăng. - Sau đó GV yêu cầu HS chọn 2 trong số 7 nông phẩm để nhận xét chi tiết. HS cần tính được qua các năm, sản lượng tăng hay giảm, số tăng cụ thể - Nhận xét: + Từ 1985 đến 2004, nhìn chung các nông sản có trong bảng đều tăng. + Lương thực, mía và bông tăng không đều. + Các nông sản dẫn đầu thế giới: Lương thực, bông, lạc, thịt lợn, thịt cừu. + Sản lượng mía đứng thứ 3 thế giới (sau Braxin, Aán Độ), Sản lượng thịt bò đứng thứ 3 thế giới (sau Hoa Kì và Braxin). MỤC III: THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT – NHẬP KHẨU: * Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu (12 pphút). - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. GV làm rõ yêu cầu của bài thực hành, để HS chọn cách vẽ biểu đồ thể hiện rõ cơ cấu xuất – nhập khẩu. - Vẽ biểu đồ hình tròn, mỗi năm một hình tròn. - Nhận xét: + Từ 1985 đến 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng, tỉ trọng giá trị nhập khẩu có xu hướng giảm. + Cán cân xuất – nhập khẩu đang tiến dần tới sự cân đối. IV. ĐÁNH GIÁ: (10’): Thu một số vở HS chấm điểm bài thực hành (phần vẽ biểu đồ) V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về nhà xem trước bài 11. VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:

File đính kèm:

  • docTiet 27.doc