Giáo án môn Địa lý 12 - Tiết 37: Kiểm tra 1 tiết

1. Xác định mục tiêu kiểm tra:

Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong các chủ đề: Địa lí dân cư; Địa lí kinh tế

a. Về kiến thức:

- Phát hiện sự phân hóa về trình độ của học sinh trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa theo học lực cho phù hợp.

- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần: Địa lí dân cư và địa lí kinh tế.

- Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức môn học thông qua trình bày một đối tượng, hiện tượng địa lí.

b. Về kĩ năng: Kiểm tra khả năng vận dụng kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể; Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích, nhận xét, giải thích, tìm hiểu kiến thức qua Atlat; Qua bài kiểm tra giúp giáo viên đáng giá được kết quả giảng dạy và có biện pháp điều chỉnh hợp lí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 12 - Tiết 37: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy Tại lớp 12 TIẾT 37 KIỂM TRA 1 TIẾT 1. Xác định mục tiêu kiểm tra: Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong các chủ đề: Địa lí dân cư; Địa lí kinh tế a. Về kiến thức: - Phát hiện sự phân hóa về trình độ của học sinh trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa theo học lực cho phù hợp. - Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần: Địa lí dân cư và địa lí kinh tế. - Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức môn học thông qua trình bày một đối tượng, hiện tượng địa lí. b. Về kĩ năng: Kiểm tra khả năng vận dụng kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể; Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích, nhận xét, giải thích, tìm hiểu kiến thức qua Atlat; Qua bài kiểm tra giúp giáo viên đáng giá được kết quả giảng dạy và có biện pháp điều chỉnh hợp lí. c. Về thái độ: Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục. 2. Xác định hình thức kiểm tra: Hình thức kiểm tra tự luận 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra: Ở đề kiểm tra 1 tiết học kì II, Địa lí 12, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 16 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Địa lí dân cư 3 tiết (18,8 %); Địa lí kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) 13 tiết (81,2 %). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra: Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Địa lí dân cư Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày được sự phân bố dân cư và nguyên nhân. 15% TSĐ = 1,5 Đ 100% TSĐ = 1,5 Đ Địa lí kinh tế chung và các ngành kinh tế (nông nghiệp) Vẽ và nhận xét, được các loại biểu đồ cơ bản 25% TSĐ = 2,5 Đ 100% TSĐ = 2,5 Đ Địa lí các ngành kinh tế (công nghiệp) Nêu được cơ cấu CN theo ngành và điều kiện phát triển CN. 40% TSĐ = 4,0 Đ 100 % TSĐ = 4,0 Đ Địa lí các ngành kinh tế (dịch vụ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học giới thiệu được một số tuyến du lịch. Vận dụng kiến thức đã học tính được giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta. 20% TSĐ = 2,0 Đ 50% TSĐ = 1,0 Đ 50% TSĐ = 1,0 Đ Tổng số điểm 10 Tổng số câu 04 = 100% 4,0 điểm 40 % TSĐ 2,5 điểm 25% TSĐ 3,5điểm 35% TSĐ 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Câu I. (1,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố dân cư của nước ta ? Vì sao có sự phân bố đó ? Câu II (2,5 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta năm 2000 và năm 2007 ( Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2007 Tổng sản lượng 2250,5 4197,8 Khai thác 1660,9 2074,5 Nuôi trồng 589,6 2123,3 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng của ngành thủy sản nước ta năm 2000 và 2007. 2. Rút ra các nhận xét. Câu III. (4,0 điểm) 1. Thế nào là cơ cấu công nghiệp theo ngành. 2. Cho biết những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Câu IV. (2,0 điểm Năm 2012 cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam là 0,41 tỉ USD. Tổng giá trị xuất và nhập khẩu là 217,47 tỉ USD. Cho biết giá trị xuất khẩu và nhập khẩu và nêu cách tính. 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch) trên tuyến này. 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm Câu I. (1,5 điểm) Dân cư ở nước ta phân bố không đều: (0,75 điểm) - Vùng đông dân: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. - Vùng thưa dân: Tây Nguyên, Tây Bắc, Nguyên nhân: (0,75 điểm) - Giữa các vùng có sự khác nhau về: + Điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đất,. + Điều kiện kinh tế xã hội: như sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, + Lịch sử của quá trình định cư. Câu II (2,5 điểm) 1. Vẽ biểu đồ: (1,5 điểm). Yêu cầu:Biểu đồ thích hợp nhất: 2 biểu đồ tròn cho 2 năm a) Xử lí số liệu: + Tính cơ cấu: (Đơn vị: %) Năm 2000 2007 200 Tổng sản lượng 100,0 100,0 Khai thác 73,8 49,4 Nuôi trồng 26,2 50,6 + Tính bán kính đường tròn : R2000 = 1đvbk ; + Tính R2007 = 1×đvbk b) Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ tròn với R 2000 =1 và R 2007 = 1,4 đvbk. Vẽ chính xác, có tên biểu đồ và chú giải, ghi số liệu vào biểu đồ. 2. Nhận xét: (1 điểm) Giai đoạn 2000-2007 - Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng từ 2250,5 tỉ USD (năm 2000) lên 4197,8 tỉ USD (năm 2007): tăng 1947,3 nghìn tấn(1,9 lần). Thủy sản khai thác tăng 1,2 lần. Thủy sản nuôi trồng tăng 3,6 lần. - Tỉ trọng khai thác thủy sản giảm, nuôi trồng tăng (DC) Câu III. (4,0 điểm) 1. (1 điểm) Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định. 2. Điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp - Điệu kiện tự nhiên: (1 điểm) nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển với một cơ cấu ngành đa dạng. + Khoáng sản. + Nước. + Sinh vật. - Điều kiện kinh tế - xã hội: (điểm) + Dân số đông là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp , nguồn lao động dồi dào, giá nguồn lao động rẻ + Cơ sở vật chất kĩ thuật (xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất). + Đường lối phát triển. Câu IV. (2,0 điểm) 1. (1 điểm) Năm 2012 giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 108,94 tỉ USD và giá trị nhập khẩu là 108,53 tỉ USD Tổng xuất nhập khẩu + cán cân xuất nhập khẩu Cách tính: Xuất khẩu = ; nhập khẩu tương tự 2 (Áp dụng hệ phương trình bậc nhất hai ẩn để giải; Đặt x là xuất khẩu, y là nhập khẩu) 2. (1 điểm) - Tài nguyên du lịch tự nhiên : Di sản thiên nhiên thế giới; vườn quốc gia; hang động ; nước khoáng; du lịch biển ; thắng cảnh. - Tài nguyên du lịch nhân văn: Di sản văn hóa thế giới; di tích lịch sử cách mạng, văn hóa kiến trúc nghệ thuật; lễ hội truyền thống; làng nghề cổ truyền; cửa khẩu quốc tế.  - Trung tâm du lịch : Lạng Sơn; Hà Nội Vinh; Huế; Đà Nẵng; Nha Trang; Vũng Tàu; Tp Hồ Chí Minh; Cần Thơ. 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki II mon dia li 12.doc