I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs cần :
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổ bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
- Trình bày được tác động của cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét sự phân bố của các nhóm nước trên bản đồ (theo GDP/người).
- Phân tích bảng số liệu kinh tế - xã hội của từng nhóm nước về binh quân GDP/người, cơ cấu GDP phân theo khu vự kinh tế.
3. Thái độ
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
18 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - Xã hội của các nhóm nước, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tuần:
Lớp dạy: Tiết PPCT:
Bài dạy:
Bài 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs cần :
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổ bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
- Trình bày được tác động của cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét sự phân bố của các nhóm nước trên bản đồ (theo GDP/người).
- Phân tích bảng số liệu kinh tế - xã hội của từng nhóm nước về binh quân GDP/người, cơ cấu GDP phân theo khu vự kinh tế.
3. Thái độ
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận cặp, nhóm.
- Sử dụng đồ dùng trực quan: bản đồ,
2. Phương tiện
- Bản đồ các nước và lãnh thổ trên thế giới.
- Một số tranh ảnh cùng chủ đề về nhóm nước phát triển và đang phát triển.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổ định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề: Trên thế giới hiện nay, bên cạnh những quốc gia có nền kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật hiện đại, chất lượng cuộc sống người dân cao, là những quốc gia đang phát triển trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói, đã tạo nên bức tranh tương phản sâu sắc về kinh tế - xã hội giữa các nước các nhóm nước. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu sự phân chia các nhóm nước trên thế giới (Cả lớp)
Gv :
Ngày dạy: Tuần:
Lớp dạy: Tiết PPCT:
Bài dạy:
Bài 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs cần :
1. Kiến thức:
- Trình bày được các biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hóa.
- Trình bày được biểu hiện của khu vực hóa.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vưc và một số tổ chức liên kết kinh tế kh8u vực.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết một số lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực
3. Thái độ
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở.
- làm việc theo nhóm
- Sử dụng đồ dung trực quan: bản đồ,
2. Phương tiện
- Bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, một số tranh ảnh tư liệu về các tổ chức kinh tế
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổ định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề:
Bức tranh kinh tế - xã hội thế giới đang có sư phân hóa rất đa dạng, phức tạp. Để phát triển kinh tế - xã hội, mỗi quốc gia đều có những hướng đi riêng, những vẫn liên kết, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực, trên thế giới nhằm phát huy tiềm lực hoạc tìm kiếm cơ hội phát triển. Chính quá trình đó đã làm xuất hiện những xu thế mới, đó là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế. Vậy đặc điểm của những xu thế này là gì và tại sao chúng là những xu thế tất yếu, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp câu hỏi trên.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu về xu hướng toàn cầu hóa kinh tế (Thảo luận nhóm)
Gv : Chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu học tập cho Hs, sau đó giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Nhóm 1,3: Tìm hiểu mục I Sgk, cho biết khái niệm toàn cầu hóa và hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.
- Nhóm 2,4: Cho biết biểu hiện toàn cầu hóa kinh tế qua thượng mại thê giới và đầu tư nước ngoài.
- Nhóm 5,6: Cho biết biểu hiện toàn cầu hóa kinh tế qua thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuyên quốc gia.
Hs : Nhận nhiệm vụ được giao, dựa vào mục I Sgk để trao đổi, trả lời.
Gv : Gọi đại diện nhóm lên trình bày, Nhóm khác bổ sung.
Hs : Lên bảng trình bày
Gv : Nhận xét và chuẩn kiến thức.
HĐ 2: Tìm hiểu lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực (Cá nhân)
Gv : Yêu cầu Hs theo dõi mục 1 Sgk/11, hãy cho biết nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
Hs : Trả lời.
Gv : Nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: Tìm hiếu một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực (Cả lớp)
Gv : Yêu cầu Hs quan sát bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kết hợp nội dung bảng 2 Sgk/11, hãy cho biết năm thành lập, số lượng thành viên, phân bố của các tổ chúc sau: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR?
HS : Trả lời
Gv : Em hãy đánh giá về vai trò, vị trí của các tổ chức kinh tế khu vực. Từ đó dựa vào mục 2 Sgk/12 hãy nêu những mặt tích cực và hạn chế của khu vực hóa kinh tế?
Hs : Dựa vào hiểu biết trả lời.
Gv : Chuẩn kiến thức.
4. Củng cố và dặn dò
5. Hoạt động nối tiếp
PHỤ LỤC
Xu hướng toàn cầu hóa
Nội dung
Khái niệm
Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học,) và có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
Biểu hiện
1. Thương mại thế giới
- Phát triển mạnh:
+Tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thê giới.
+ Tăng số lượng thành viên và vai trò của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
2. Đầu tư nước ngoài
Tăng nhanh: Từ 1990 – 2004 đầu tư nước ngoài tăng hơn 5 lần, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ (tài chính, ngân hàng, bản hiểm,).
3. Thị trường tài chính quốc tế
- Mở rộng:
+ Hình thành mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu nhờ mạng viễn thông điện tử.
+ Các tổ chức quốc tế: IMF, WB ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và các quốc gia nói riêng.
4. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia
Ngày càng lớn với phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau, có nguồn lực vật chất lớn, chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
Hệ quả
a. Tích cực
- Thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cương hợp tác quốc tế.
b. Tiêu cực
- Gia tăng khoảng các giàu nghèo, các nước chậm phát triển bị lệ thuộc vào các nước phát triển,
Ngày dạy: Tuần:
Lớp dạy: Tiết PPCT:
Bài dạy:
Bài 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs cần :
1. Kiến thức:
- Giải thích được bùng bổ dân số ở các nước đang phát triển, già hóa dân số ở các nước phát triển.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số thế giới, của nhóm nước phát triển, nước đang phát triển và hệ qủa của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và phân tích sự ô nhiễm và hậu quả của từng loại môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
2. Kĩ năng:
- Thu thập và xử lí thông tin
- Viết báo cáo ngắn gọn về một số vần đề mang tính toàn cầu.
3. Thái độ
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận nhóm
2. Phương tiện
- Tư liệu: tranh ảnh, video về dân số, ô nhiễm môi trường, chiến tranh, xung đột,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổ định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề
Bên cạnh xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa để phát triển kinh tế - xã hội, ngày nay, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với một số vấn đề chung, chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng; cần sự hợp tác, chung sức của toàn nhân loại để giải quyết như vấn đề dân số, môi trường, chiến tranh. Đó chính là những vấn đề mang tính toàn cầu, cũng là nội dung của bài hoạc hôm nay.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Ngày dạy: Tuần:
Lớp dạy: Tiết PPCT:
Bài dạy:
Bài 4. Thực hành
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs cần :
1. Kiến thức
Hiểu và trình bày được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển nói chung, đối với Việt Nam nói riêng.
2. Kĩ năng:
- Phân tích và tổng hợp thông tin từ các nguồn tư liệu.
- Viết và trình bày báo cáo.
3. Thái độ
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình.
2. Phương tiện
Một số tranh ảnh minh họa nội dung bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổ định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề:
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế - xã hội hiện đại.Toàn cầu hóa thực sự là thời cơ tốt để các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển phát huy những thế mạnh, nguồn lực của mình để phát triển kinh tế. Nhưng đồng thời toàn cầu hóa cũng đặt các nước này trước nhiều thách thức, khó khăn. Nội dung bài thực hành hôm nay sẽ đưa chúng ta đến những thời cơ và thách thức đó.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Xác định thời cơ, thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển (Nhóm)
Gv :
HĐ 2: Tổ chức cho Hs trình bày báo cáo (Nhóm)
4. Củng cố và dặn dò
5. Hoạt động nối tiếp
Ngày dạy: Tuần:
Lớp dạy: Tiết PPCT:
Bài dạy:
Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs cần :
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở Châu Phi: tài nguyên thiên nhiên giàu có, dân số các nước Châu Phi vẫn đang tăng nhanh,
- Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở Châu Phi: nền kinh tế kém phát triển, chất lượng cuộc sống thấp, chiến tranh, xung đột,
2. Kĩ năng:
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của Châu Phi
3. Thái độ
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Nêu vấn đề
2. Phương tiện
- Lược đồ tự nhiên châu Phi hoặc lược đồ cảnh quan và khoáng sản của châu Phi.
- Một số tranh ảnh tư liệu, con người của châu Phi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổ định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề:
Châu Phi sớm đã trở thành một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại mà nổi bật là nền văn minh Ai Cập với các kim tự tháp, một trong bảy kì quan của thế cổ đại. Nhưng ngày nay, nhắc đến châu Phi, người ta nghĩ ngay tới một châu lục nghèo đói, kém phát triển. Tai sao? Để giải đáp câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu về một số vấn đề nổi bật của châu Phi.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu một số vấn đề về tự nhiên ở châu Phi (Cả lớp)
Ngày dạy: Tuần:
Lớp dạy: Tiết PPCT:
Bài dạy:
Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Biết được các đặc điểm về vị trí, phạm vi địa lí và lãnh thổ.
- Trình bày được dặt điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên từng vùng.
- Đặc điểm dân cư Hoa Kì và ảnh của chúng đối với phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Phân tich bản đồ (Lượt đồ) tự nhiên và dân cư để thấy được những đặc điểm vầ địa hình, khoáng sản và sự phân bố dân cư của Hoa Kì.
- Phân tích, so sánh và tổng hợp về số liệu thống kê.
3. Thái độ:
Có nhận thức đúng đắn về sự phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kì, dựa vào những thuận lợi của tự nhiên và dấn cư.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp:
- Thảo luận cặp đôi.
- Đàm thoại gợi mở
- Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ biểu đồ.
2. Phương tiện:
- Bản đồ (Lược đồ) tự nhiên Hoa Kì, lục địa Bắc MĨ
- Hình 6.1, 6.2 phóng to trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sõ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Hoa Kì Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, với nhiều thành tựu đạt được trong nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học như: hàng không vũ trụ, điện – điện tử viễn thông, y học, vật liệu mới,Vậy những thành tựu đạt được của Hoa kì dựa vào đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu về lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì
Gv: Yêu cầu HS làm việc cặp đôi. Hãy xác định vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Hoa Kì?
Hs: Dựa vào bản đồ TNTG để lên bảng xác định trên bản đồ.
Gv: Lãnh thổ và vị trí địa lí này đã tạo cho Hoa Kì những điều kiện thuận lợi nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội?
Hs: Dựa vào kiến thức và sự hiểu biết trả lời.
Gv: Chuẩn kiến thức:
- Không bị tàn phá bởi 2 cuộc chiến tranh.
- Được cung cấp nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ rộng lớn từ Mĩ La Tinh, không bị canh tranh trên thị trường thế giới.
- Khí hậu ôn hòa, đa dạng thuận lợ phát triển sản xuất.
- Địa hình lãnh thổ thuận lợi cho phân bố sản xuất, phát triển giao thông, kinh tế biển,
HĐ 2: Tìm hiểu các đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Gv: Giới thiệu ranh giới phân chia giữa các vùng tự nhiên Hoa Kì trên lược đồ cho học sinh nắm bắt
- Cho Hs thảo luận theo nhóm
+ Chia lớp thành 6 nhóm tìm hiểu về: Địa hình, khí hậu, đất, khoáng sản. Từ đó mỗi nhóm rút ra những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển.
Nhóm 1,2: Phía Đông
Nhóm 3,4: Trung Tâm
Nhóm 5,6: Phía Tây
Hs: Nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận dựa vào kiến thưc SGK và bán đồ, dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, thư kí ghi lại kết quả làm việc. Cư đại diện nhóm lên trình bày.
Gv: Chuẩn kiến thức.
HĐ 3:Tìm hiểu các đặc điểm dân cư
Gv: Nêu đặc điểm dân số Hoa Kì và ảnh hưởng của các đặc điểm này đối với sự phát triển kinh tế của Hoa kì?
Hs: Dựa vào bảng 6.1 & 6.2, kiến thức Sgk để trả lời.
Gv: ý nghĩa của nguồn lao động nhập cư mang lại?
Hs: Dựa vào Sgk và vốn hiểu biết trả lời ( mang lai nguồn tri thức, vốn, trình độ tay nghề và sức lao động dồi dào,)
Gv: Thành phần dân cư của Hoa Kì có đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới tình hình xã hội chính trị Hoa Kì?
Hs: Dựa vào kiến thức trả lời ( T.lợi cho phát triển du lịch do có nền văn hóa phong phú từ các chủng tộc; K.khăn cho quản lí xã hội)
Gv: Hãy xác định sự phân bố dân cư Hoa Kì và xu hướng của sự phân bố dân cư?
Hs: Dựa vào hình 6.3 và kiến thức kênh chữ Sgk trả lời
Gv: Chuẩn kiến thức.
I. Lãnh thổ và vị trí đị lí
1. Lãnh thổ:
- Rộng lớn, đứng thứ 3 trên thế giới. Gồm phần đất trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo Alaxca và quần đảo Haoai
2. Vị trí đại lí:
- Nằm hoàn toàn ở Bán cầu Tây, giữa 2 Đại dương lớn: ĐTD (ở phía Đông) & TBD (ở phía Tây).
- Tiếp giáp Canada ở phía Bắc và khu vực Trung Mĩ ở phía Nam
* Thuận lợi và khó khăn
II. Điều kiện tự nhiên:
Thiên nhiên đa dạng, có sự phân hóa từ Đông sang Tây, tạo nên 3 vùng tự nhiên lớn.
Vùng
P.Tây
P.TTâm
P.Đông
Địa hình
Khí hậu
Đất
K.sản
T.Lợi
K.Khăn
Nội dung ghi ở bảng phụ
* Alaxca và Haoai
- Alaxca: nằm ở phía Tây của Bắc Mĩ, nhiều đồi núi, quanh năm băng tuyết bao phủ, giàu khoáng sản, dầu khí
- Haoai: nằm giữa TBD, có tiềm năng phát triển kinh tế biển( du lịch, đánh bắt)
III. Dân cư
1. Dân số:
- Đông dân, đứng thứ 3 trên thế giới.
- Dân số tăng nhanh, nhưng chủ yếu là dân nhập cư.
- Dân số có xu hướng già hóa.
2. Thành phần dân cư:
- Đa dạng, người gốc Châu Âu chiếm đa số.
3. Phân bố:
- Không đều, tập trung đông ở các bang ven 2 Đại Dương, nhất là vùng Đông Bắc lãnh thổ
- Đang có xu hướng chuyển cư từ vùng phía Đông sang vùng phía Tây.
- Tỉ lệ dân thành thị cao(79%_2004),chủ yếu tại các Tp vừa và nhỏ
4. Củng cố:
- Vị trí địa lí và tự nhiên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hoa Kì như thế nào?
- Dân cư có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế của Hoa Kì?
5. Hoạt động nối tiếp
- Làm bài số 2/40 Sgk.
- Học bài mới.
PHỤ LỤC
Vùng
Phía Tây
Phía Đông
Trung tâm
Địa hình
- Chủ yếu là các dãy núi trẻ (Coocdie) xen kẻ bồn địa, cao nguyên.
- Ven TBD đồng bằng nhỏ và hẹp.
- Chủ yếu là dãy núi già Apadat, với nhiều thung lũng rộng cắt ngang
- Có sự phân bậc rõ rệt, phía Tây: gò thấp, đồi;phía Nam: đồng bằng rộng lớn
Khí hậu
Khô hạn, khắc nghiệt
Ôn hòa, mát mẻ
Ôn đới là chủ yếu
Đất
Khô cằn
Mùa mỡ
K.sản
Phong phú, nhiều kim loại màu:vàng,đồng, bôxit
Than đá, quặng sắt.trữ lượng lớn
Than đá, quặng sắt, dầu khí...
T.Lơi:
Phát triển CN khai thác, CN năng lượng, NN ven biển TBD, GTVT biển
Phát triển CN năng lượng. Đánh bắt thủy sản, du lịch
Phát triển NN, CN khai thác, CN chế biến. Đánh bắt thủy sản, GTVT biển
K.Khăn
Thiếu nước, động đất, núi lửa
Ảnh hưởng của bão. Xóa mòn đất
Bão, GT đi lại khó khăn
Ngày dạy: Tuần:
Lớp dạy: Tiết PPCT:
Bài dạy:
Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ ( Tiếp theo)
Tiết 2: KINH TẾ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được các đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế Hoa Kì là nền kinh tế có quy mô lớn.
- Đặc điểm các ngành kinh tế của Hoa Kì: Nông nghiệp, Công nghiệp, dịch vụ.
- Xu hướng trong thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì và nguyên nhân của sự thay đổi đó.
2. Kĩ năng:
- Phân tích số liệu thống kê để so sánh về nền kinh tế của Hoa Kì với các nước trong khu vực và trên thế giới
- Phân tích tổng hợp và so sánh giữa các ngành kinh tế
3. Thái độ:
- Đánh giá đúng quy mô và sự phát triển của Hoa Kì nền kinh tế lớn nhất thế giới dựa vào những thuận lợi về tụ nhiên và dân cư.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận
- Hướng dẫn Hs khai thác tri thức từ bản đồ, bảng số liệu
2. Phương tiện:
- Lược đồ phân bố các vùng sản xuất chính của Hoa Kì, lược đồ các trung tâm CN chính của Hoa Kì.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Vị trí địa lí và tự nhiên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hoa Kì như thế nào? Dân nhập cư ảnh hưởng như thế bào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kì?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Nề kinh tế Hoa Kì đứng đầu thế giới, với nhiều thành tựu đật được trong nhiều lĩnh vực, là quốc gia có số công trình nguyên cứu khoa học hiện đại chiếm 2/3 của thế giới. Vậy nền kinh tế Hoa Kì đạt được những thành tựu trên la do đâu? Và được biểu hiển như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu về quy mô nền kinh tế Hoa Kì
Gv: Giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kì
- Dựa vào bảng 6.3, hãy so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và 1 số Châu lục? Từ đó cho biết quy mô nền kinh tế của Hoa Kì?
Hs: Dựa vào bảng 6.3 và kiến thức Sgk trả lời.
Gv: Nguyên nhân nào làm cho Hoa Kì có nền kinh tế lớn mạnh trên Thế giới?
Hs: Dựa vào hiểu biết trả lời.
Gv: Chuẩn kiến thức( Nhờ có nhiều tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào do dân nhập cư có trình độ, vốn, sức khỏe;Không bị tàn phá trong 2 cuộc chiến tranh, thu được lợi nhuận từ việc bán vú khí ; Có chính sách kinh tế trị trường rất linh hoạt.
*Chuyển ý: Nền kinh tế mạnh nhất thế giới được thể hiện qua các ngành kinh tế nào?
HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm các ngành kinh tế Hoa Kì
Gv: Nêu vài trò và đăc điểm của ngành Dịch vụ?
Hs: Dựa vào kiến thức Sgk trả lời.
Gv: Ngành dịch vụ Hoa Kì có cơ cấu như thế nào?
Hs: Dụa vào kiến thức kênh chữ Sgk trả lời.
Gv: Hoa Kì được biết đến là nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu nhưng là nước nhập siêu trong thời gian dài. Điều này có mâu thuẫn gì với sự phát triển của Hoa Kì?
Hs: Dựa vài hiểu bản than trả lời.
Gv: Chuẩn kiến thức.
Gv: Nêu vài trò và đặc điểm công nghiệp Hoa Kì?
Hs: Dựa vào Sgk trả lời
Gv: hãu nhận xét bảng 6.4. Từ đó cho biết:
+ Cơ cấu cấu Công nghiệp Hoa Kì?
+ Tại sao lại giảm tỉ trọng ngành CN truyền thống và tăng tỉ trọng ngành CN hiện đại?
Hs: Dụa vào Sgk và hiểu biết trả lời
Gv: Chuẩn kiến thức( CN hiện đại phát triển mạnh, đạt giá trị cao trong khi CN truyền thống : luyện kim, dệtđòi hỏi nhiều lao động và bị canh tranh mạnh bởi các nước đang phát triển).
Gv: Hãy nêu vai trò và đặc điểm Nông nghiệp Hoa Kì?
Hs: Dụa vài Sgk trả lời
Gv: Nền NN Hoa Kì có cơ cấu như thế nào. Tại sao lại có xu hướng chuyển dịch cơ cấu NN như vậy?
Hs: Dựa vào hiểu biết bản thân trả lời
Gv: Chuẩn kiến thức( Do trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động được nâng cao, sản xuất NN mang tính hàng hóa cao, với sự hỗ trợ của CN, GTVT nên tỉ trọng dịch vụ NN tăng và hoạt động thuần nông giảm)
I. Quy mô nền kinh tế
- Nền kinh tế đứng đầu thế giới, với quy mô GDP lớn nhất thế Thế giới: chiếm 28,5 %( 2004) GDP của toàn Thế giới.
- GDP bình quân đầu người cao: 39739 USD( 2004).
II. Các ngành kinh tế:
1. Dịch vụ
a. Vai trò và đặc điểm
- Tạo ra giá trị GDP lớn nhất chiếm 79,4 %(2004)
- Phát triển hàng đầu thế giới
b. Cơ cấu
- Đa dạng, nổi bật với các ngành:
+ Ngoại thương
+ GTVT
+ Tài chính, thông tin liên lạc và di lịch
c. Phân bố:
Trên toàn Thế giới.
2. Công nghiệp:
a. Vài trò:
- Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu
- Tỉ trọng trong GDP: 19,7% (2004)
b. Cơ cấu:
- Gồm 3 nhóm ngành chính:
+ CN chế biến
+ CN khai khoáng
+CN điện lực
- Cơ cấu CN: Tăng tỉ trọng CN hiện đại, giảm tỉ trọng CN truyền thống.
c. Phân bố
- Có sự thay đổi, từ tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, chuyển xuống các bang phía Nam và ven TBD
3. Nông nghiệp
a. Vài trò và đặc điểm:
- Đứng đầu Thế giới về xuất khẩu nông sản
- Giá trị sản lượng NN: 0.9% GDP.
- Nền NN hàng hóa phát triển mạnh.
- Nền NN tiến tiến và hiện đại.
b. Cơ cấu:
- Cơ cấu NN có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ NN
- Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại( Tb: 176 ha).
c. Phân bố:
- Sản xuất NN đang chuyển dần theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ.
4. Củng cố:
- Nêu đặc điểm cơ bản của các ngành kinh tế của Hoa Kì ?
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Hoa Kì? Nguyên nhân?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập số 1, 3/44 Sgk.
- Xem trước bài thực hành.
Ngày dạy: Tuần:
Lớp dạy: Tiết PPCT:
Bài dạy:
Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ ( Tiếp theo)
Tiết 3: Thực hành: TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ SẢN XUẤT
CỦA HOA KÌ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Xác định được sự phân hóa lãnh thổ trong Nông nghiệp và Công nghiệp của Hoa Kì
- Nhận xét được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phân hóa lãnh thổ này.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ, bảng số liệu.
- Phân tích các mối liên hệ giữa điều kiện phát triển và sự phân bố của các ngành NN và CN.
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp:
- Thảo luận
- Đàm thoại gợi mở
- Hướng dẫn Hs khai thác tri thức từ bản đồ
2. Phương tiện:
- Lược đồ phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì.
- Lược đồ phân bố các trung tâm Công nghiệp của Hoa Kì.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Sức mạnh nền kinh tế Hoa kìK được thể hiện như thế nào? Hãy nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành CN của Hoa Kì?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Nền sản xuất CN và NN của Hoa Kì là nền sản xuất tiên tiến. Trong quá trình phát triển của mình, nền sản xuất nayfg có sự phân hóa như thế nào? Vì sao lại có sự tahy đổi đó? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp Hoa Kì
Gv: Hướng dẫn Hs phân hóa phân hóa các vùng Nồng nghiệp chính của Hoa Kì qua bản đồ.
- Chia lớp thành 6 nhóm, cho Hs thảo luận với nội dung: Xác định sự phân bố Nông nghiệp của Hoa Kì ở các vùng
+ Nhóm 1,3: Vùng phía Đông lãnh thổ
+ Nhóm 2,4: Vùng Trung tâm lãnh thổ
+ Nhóm 5,6: Vùng phía Tây lãnh thổ
- Sự phân hóa Nông nghiệp của Hoa Kì chịu ảnh hưởng của những nguyên nhân nào?
Hs: Nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận dựa vào hình 6.6, nội dung Sgk và kiến thức đã học trả lời
Gv: Chuẩn kiến thức
HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của sự phân bố lãnh thổ CN Hoa Kì?
Gv: Xác định tên các ngành và trung tâm CN của Hoa Kì ở từng vùng?
Hs: Dựa vào hình 6.7, kiến thức Sgk và hiểu biết trả lời
Gv: Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự phân bố CN của Hoa Kì như vậy?
Hs: Dựa vào hiểu biết bản thân trả lời.
Gv: Chuẩn kiến thức( Do ảnh hưởng của cuộc CMKHKT. Vùng Đông Bắc là vùng sản xuất lâu đời, CN truyền thống, giá trị không cao, không cạnh tranh được với thị trường. Vùng phí Tây và phía Nam là vùng mới nhiều tiềm năng phong phú, nhiều ngành CN hiên đại, cạnh tranh được với thị trường Thế giới)
I. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
1. Thực trạng
Nội dung kiến thức ở bảng phụ số 1
2. Nguyên nhân
- Chịu ảnh hưởng chủ yếu của các nhân tố tự nhiên: Đất, địa hình, khí hậu, nguồn nước,..
- Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội: Thị trường tiêu thụ, dân cư, lịch sử hình thành, tiến bộ KHKT,
II. Phân hóa lãnh thổ Công nghiệp
1. Ngành CN truyền thống
2. Ngành CN hiện đại
Nội dung ở bảng phụ
4. Củng cố:
- Xác định sự phân bố các ngành Nông nghiệp và Công nghiệp của Hoa Kì trên bản đồ?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Hoàn thành bài tập thực hành ở nhà và chuẩn bị bài mới.
PHỤ LỤC
Nông sản chính
Khu vực
Cây lương thực
Cây công nghiệp và cây ăn quả
Gia súc
Phía Đông
Lúa mì
Đỗ tương, rau quả
Bò lấy thịt và lấy sữa
Trung tâm
Các bang phía Bắc
File đính kèm:
- Bai 6 Hoa Ki.doc