I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là thổ nhưỡng (đất). Đất khác các vật thể tự nhiên khác ở điểm nào ?.
- Nắm được các nhân tố và vai trò của chúng đối với sự hình thành đất.
2. Về kỹ năng:
- Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
II. Thiết bi dạy học:
-Ảnh chụp một phẫu diện đất hoặc một tranh vẽ một phẫu diện đất.
-Tranh ảnh về tác động của con người tới đất.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Mở bài:
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, không thể thay thế được trong nông nghiệp. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về các đặc điểm chung của đất và vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất.
2. Tổ chức dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 17: Thổ nhưỡng quyển các nhân tố hình thành đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 20 Ngaøy soaïn: . . . . . . . .
Ngaøy daïy: . . . . . . . . .
Bài 17 THỔ NHƯỠNG QUYỂN
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là thổ nhưỡng (đất). Đất khác các vật thể tự nhiên khác ở điểm nào ?.
- Nắm được các nhân tố và vai trò của chúng đối với sự hình thành đất.
2. Về kỹ năng:
- Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
II. Thiết bi dạy học:
-Ảnh chụp một phẫu diện đất hoặc một tranh vẽ một phẫu diện đất.
-Tranh ảnh về tác động của con người tới đất.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Mở bài:
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, không thể thay thế được trong nông nghiệp. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về các đặc điểm chung của đất và vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất.
2. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: cá nhân
Dựa vào sự hiểu biết và sách GK, hãy cho biết:
-thổ nhưỡng là gì?
-Độ phì của đất là gì?
-Thổ nhưỡng quyển là gì? vai trò của nó đối với họat động sản xuất và đời sống con người?
-Đất khác các vật thể tự nhiên khác như đá, nước, sinh vậtnhư thế nào?
(đất có độ phì, còn các vật thể tự nhiên khác thì không)
* Đất là vật thể tự nhiên, được hình thành do tác động của nhiều nhân tố:
HĐ 2: Nhóm
-Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm lớn hoặc mỗi nhóm nhỏ 2 HS.
-Bước 2: GV phân công mỗi nhóm tìm hiểu từng nhân tố 1, 2, 3, 4, 5, 6 có kèm dẫn chứng minh hoạ.
-Bước 3: cho mỗi nhóm trình bày từng đề mục, GV góp ý, bổ sung.
-Đá mẹ có vai trò như thế nào trong quá trình hình thành đất?
-Cho ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất.
-Khí hậu có vai trò như thế nào trong quá trình hình thành đất?
-Các kiểu khí hậu khác nhau ảnh hưởng đến sự hình thành đất như thế nào?
-Sinh vật có vai trò như thế nào trong quá trình hình đất?
-Tác động của sinh vật có gì khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?
-Địa hình có vai trò như thế nào trong quá trình hình thành đất?
-Cho ví dụ để thấy địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành đất.
-Trong quá trình hình thành đất con người có vai trò như thế nào?
(HS phân tích cả hai mặt tích cực và tiêu cực của con người đến sự hình thành đất).
I. Thổ nhưỡng:
- Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển (lớp phủ thổ nhưỡng) là lớp vỏ chứa thổ nhưỡng nằm ở bề mặt lục địa- nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển
II. Các nhân tố hình thành đất:
1. Đá mẹ:
-Là các sản phẩm phong hoá từ đá gốc.
-Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu:
-Nhiệt và ẩm là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp. Chúng làm cho đá gốc bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa, sau đó tiếp tục phong hóa thành đất.
Nhiệt, ẩm giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất, tạo môi trường cho vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
- Ảnh hưởng gián tiếp thông qua lớp phủ thực vật.
3. Sinh vật
Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất:
-Thực vật cung cấp chất hữu cơ, phá hủy đá
-Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
- Động vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
- Vùng núi cao nhiệt độ thấp quá trình hình thành đất yếu.
- Địa hình dốc đất dễ bị xói mòn, tầng đất mỏng.
- Địa hình bằng phẳng, có quá trình bồi tụ nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
- Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Tuổi của đất là thời gian hình thành đất.
6. Con người
- Con người thông qua các họat động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm cho đất tốt lên hoặc xấu đi.
IV. Đánh giá
1. Đất là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của đất?
2. Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố ttrong quá trình hình thành đất.
V. Hoạt động nối tiếp
Trả lời các câu hỏi trong SGK ở mỗi phần của bài.
Kí duyệt, ngày tháng năm 2007.
Tổ Trưởng
Mã Thị Xuân Thu
File đính kèm:
- 57601928374653241234567234849876543543543r342195787656754321Bao tuong 20-11.doc