I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức :
- Chứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta.
- Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta
- Biết được những đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất ngày càng hiệu quả phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
- Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ
- Phân tích các bảng số liệu có trong bài học
- Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận xét về sự phân bố nông nghiệp. 3. Thái độ:
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung taâm GDTX&KTHN-TH Vónh Höng
GV: Nguyễn Thị Hồng Châu
Giaùo aùn
Bài 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức :
Chứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta.
Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta
Biết được những đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất ngày càng hiệu quả phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta.
2. Kĩ năng:
Phân tích lược đồ
Phân tích các bảng số liệu có trong bài học
Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận xét về sự phân bố nông nghiệp. 3. Thái độ:
Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lí.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Hình 21, bảng 21 SGK Địa lí 12 – cơ bản
Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp tiêu biểu.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
2. Dạy bài mới (37 phút)
a. Khởi động: cho HS tìm hiểu một số loại nông sản nổi tiếng thông qua 1 trò chơi tập thể: ghép địa phương với các loại nông sản đặc trưng ở đó.
Kết thúc trò chơi GV nêu câu hỏi gợi mở: “Các em có nhận xét gì về thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta?”.
GV dẫn nhập: Là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời, Việt Nam chúng ta có các điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vừa rồi các em được xem một số hình ảnh về các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của nước ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về đặc điểm nền nông nghiệp của nước ta.
b. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Thời gian
Hoạt động 1: Cá nhân
Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước ta đến sự phát triển của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Bước 1: HS dựa vào kiến thức đã học, kiến thức trong SGK và gợi ý của GV, HS trả lời các câu hỏi:
-Các em có biết ngành nông nghiệp phụ thuộc như thế nào đối với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
-Cho biết những ĐKTN và TNTN nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển nông nghiệp?
Bước 2: HS trả lời dựa theo hướng dẫn của GV để hoàn thành các sơ đồ về thuận lợi và khó khăn của ĐKTN và TNTN đối với phát triên nông nghiệp.
Cho HS xem một số hình ảnh minh hoạ về thuận lợi và khó khăn của ĐKTN và TNTN đối với phát triên nông nghiệp để HS dể hình dung
Hoạt động 2: Cá nhân
Tìm hiểu thực trạng khai thác nền nông nghiệp nhiệt đới.
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Chúng ta đã làm gì để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
GV cho HS hoàn thành bảng 1: Cho biết những loại nông phẩm sau được phân bố chủ yếu ở đâu?
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
GV nhấn mạnh: việc áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ là cơ sở để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
Cho HS xem một số hình ảnh minh họa.
Hoạt động 3: Nhóm
Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của nề nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
Bước 1: GV chia nhóm và giao việc
Các nhóm chẵn tìm hiểu đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền
Các nhóm lẻ tìm hiểu đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa.
Điền nội dung vào phiếu học tập số 1.
Bước 2: GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm và chuẩn kiến thức.
Trên cơ sở thông tin phản hồi từ phiếu học tập số 1, HS thấy được những đặc điểm khác nhau cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
GV nhấn mạnh: nền nông nghiệp nước ta đang có xu hướng chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả của nôn nghiệp hiệt đới.
Cho HS xem một số hình ảnh minh họa để phân biệt có sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
Hoạt động 4: Cá nhân
Tìm hiểu sự chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta.
Bước 1: HS căn cứ vào SGK trả lời các câu hỏi:
-Quan sát hình 21 SGK em có nhận xét gì về tỉ lệ hộ nông thôn có thu nhập thừ nông-lâm-thuỷ sản?
-Căn cứ vào bảng 21 SGK em có nhận xét gì về xu hướng đa dạng hoá hoạt động kinh tế nông thôn?
Bước 2: GV cho HS xem một số hình ảnh về các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Bước 3: HS dựa vào SGK trả lời:
-Cho biết các thành phần kinh tế nông thôn.
-Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa.
Bước 4: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
Thuận lợi:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa rõ rệt, cho phép:
Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp
Áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
Khó khăn:
Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh
b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi
Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn
Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
2. Phát triển nền nông nghiệp hiện sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa
Đặc điểm chính của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa (Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1)
3. Nền kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét
a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông thôn đa dạng nhưng chủ yếu vẫn dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp.
Các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng có tỉ trọng lớn hơn và đóng vai trò quan trọng ở vùng kinh tế nông thôn.
b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế (bảng SGK)
c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng từng bước sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa.
Sản xuất hàng hóa nông nghiệp
Đẩy mạnh chuyên môn hóa
Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa
Kết hợp công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn:
Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động
Đáp ứng tốt hơn điều kiện thị trường.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn được thể hiện bằng các sản phẩm nông . lâm, ngư nghiệp và các sản phẩm khác
10 phút
7 phút
12 phút
8
phút
CỦNG CỐ (4 phút)
GV kiểm tra kiến thức HS đã học bằng cách cho tập thể trả lời chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Tập đoàn cây vụ đông được phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng là nhờ đặc điểm:
Nguồn nước phong phú
Đất đai màu mỡ
Khí hậu có 3 tháng mùa đông lạnh
Ít có thiên tai
Câu 2: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta làm:
Giảm năng suất nông nghiệp
Tăng tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp
Tăng năng suất nông nghiệp
Nền nông nghiệp nước ta tăng đều và ổn định
Câu 3: Nhiệm vụ quan trọng trong nền nông nghiệp có tính nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là:
Thâm canh tăng vụ
Giải quyết vấn đề tăng năng suất cây trồng
Phòng chống thiên tai, sâu bệnh gây hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi
Tạo ra nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao
Câu 4: Mục đích lớn nhất của người dân trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa là:
Chất lượng sản phẩm cao
Tạo ra nhiều lợi nhuận
Tạo ra nhiều nông sản hàng hóa
Thị trường rộng lớn
Câu 5. Thế mạnh trong nền nông nghiệp ở Trung du và miền núi nước ta là
Trồng cây lương thực, thực phẩm.
Các loại cây trồng ngắn ngày và thâm canh tăng vụ
Chăn nuôi lợn và gia cầm.
Các loại cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
Câu 6: Giải pháp hàng đầu để nâng cao khả năng canh tranh mặt hàng lúa gạo của nước ta với các nước xuất khẩu khác là:
Nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ trong chế biến
Giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm
Sử dụng nhiều giống tốt có năng suất cao phẩm chất tốt
Sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật
Câu 7: Sắp xếp ý ở cột A và B cho hoàn chỉnh:
A. Nền nông nghiệp
B. Đặc điểm
I. Cổ truyền
II. Hàng hóa
1. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công
2. Năng suất lao động cao
3. Sản xuất hàng hóa – chuyên môn hóa. Liên kết nông – công nghiệp
4. Năng suất lao động cao
5. Sản xuất tự cấp, tự túc.
6. Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc
7. Quan tâm đến sản lượng
8. Quan tâm đến lợi nhuận
9. Phân bố nơi có ĐK thuận lợi
10. Phân bố ở nơi có ĐK khó khăn
ĐÁP ÁN: 1-c, 2-b. 3-c, 4-b, 5-d, 6-a, 7- I (1,4,5,7,10); II (2,3,6,8,9)
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
- Làm bài tập số 3 trong SGK tr. 92.
- Xem trước bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
*** PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1
Nền nông nghiệp cổ truyền
Nền nông nghiệp hàng hóa
Mục đích
Quy mô
Trang thiết bị
Hướng chuyên môn hóa
Hiệu quả
Phân bố
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1
Nền nông nghiệp cổ truyền
Nền nông nghiệp hàng hóa
Mục đích
Quan tâm nhiều đến sản lượng
Tự cấp, tự túc
Người nông dân quan tâm nhiều đến thị trường, năng suất lao động, lợi nhuận
Quy mô
Nhỏ
Lớn
Trang thiết bị
Công cụ thủ công
Sử dụng nhiều máy móc hiện đại
Hướng chuyên
môn hóa
Sản xuất nhỏ, manh mún, đa canh
Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa
Liên kết nông – công nghiệp
Hiệu quả
Năng suất lao động thấp
Năng suất lao động cao
Phân bố
Những vùng có điều kiện sản xuất nông nghiệp còn khó khăn
Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, thuận lợi về giao thông, gần các thành phố.
Bảng 1: Cho biết những loại nông phẩm sau được phân bố chủ yếu ở đâu?
Loại nông sản
Vùng phân bố
Chè, cây ăn quả, gia súc lớn
Trung du miền núi phía Bắc
Cao su, đánh bắt cá
Đông Nam Bộ
Lúa gạo, gia cầm
ĐBSH, ĐBSCL
Cà phê
Tây Nguyên
File đính kèm:
- bai 21dac diem nen nong nghiep nuoc ta.doc