Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học HS cần:

1. Về kiến thức:

- Nắm khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật

- Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao.

2. Về kỹ năng:

- Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên), quy nạp.

3. Vê thái độ:

- Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một cách đúng đắn.

II. Thiết bi dạy học:

- Phóng to các hình trong SGK

- Bản đồ các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Mở bài: Sự phân bố và tính chất của các yếu tố tự nhiên trên Trái Đất tuân theo các quy luật nhất định. Quy luật đó là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động dạy-học

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 24 Ngaøy soaïn: . . . . . . . . Ngaøy daïy: . . . . . . . . . Bài 21 QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: 1. Về kiến thức: - Nắm khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật - Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao. 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện năng lực tư duy (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên), quy nạp. 3. Vê thái độ: - Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một cách đúng đắn. II. Thiết bi dạy học: Phóng to các hình trong SGK Bản đồ các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới. III. Hoạt động dạy và học: 1. Mở bài: Sự phân bố và tính chất của các yếu tố tự nhiên trên Trái Đất tuân theo các quy luật nhất định. Quy luật đó là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động dạy-học Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: cá nhân -Quy luật địa đới là gì? -Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới. HĐ 2: nhóm GV cho lớp hoạt động theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập theo mẫu về sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. (Phụ lục) -Bước 1: GV phân công +nhóm 1: Tìm hiểu vòng đai nóng +nhóm 2: Tìm hiểu các vòng đai ôn hoà +nhóm 3: Tìm hiểu các vòng đai lạnh +nhóm 4: Tìm hiểu các vòng đai băng giá vĩnh cửu. -Bước 2: Các nhóm trình bày HĐ 3: Cả lớp -Tại sao ranh giới các vòng đai nhiệt không lấy theo các đường vĩ tuyến mà lại lấy theo các đường đẳng nhiệt trung bình năm? -Trên bề mặt Trái Đất có các đai khí áp và các đới gió nào? -Hãy kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất -Sự phân bố các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật có tuân theo quy luật địa đới không? Cho ví dụ. -Hãy kể tên các nhóm đất từ Xích đạo về cực. -Hãy kể tên một số kiểu thảm thực vật từ xích đạo về cực. -Thế nào là quy luật phi địa đới? -Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới. -Quy luật đai cao là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó. -Quy luật địa ô là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó. -Quan sát hình 19.1 trang 70, hãy cho biết : +Ở lục địa Bắc Mỹ, dọc theo vĩ tuyến 400B từ Đông sang Tây có những kiểu thảm thực vật nào? +Giải thích vì sao các kiểu thảm thực vật lại phân bố như vậy? -Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. -Trong từng trường hợp cụ thể, mỗi quy luật đóng vai trò chủ đạo, chi phối chiều hướng phát triển của tự nhiên. -Có thể phân lớp ra làm các nhóm chẵn, lẻ: +Nhóm chẵn tìm hiểu quy luật địa đới, cho ví dụ. +Nhóm lẻ tìm hiểu quy luật phi địa đới, cho ví dụ I. Quy luật địa đới: 1. Khái niệm Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực). 2. Nguyên nhân Do Trái Đất hình cầu làm cho góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực nên lượng bức xạ Mặt Trời cũng thay đổi theo. 3. Biểu hiện của quy luật địa đới a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất Có 7 vòng đai nhiệt: (Phiếu học tập) b. Các đai khí áp và các đới gió -Có 3 đai khí áp thấp (một ở Xích đạo và hai ở ôn đới); 4 đai khí áp cao ở chí tuyến và cực. -Có 6 đới gió hành tinh: 2 đới gió mậu dịch, 2 đới gió Tây ôn đới, 2 đới gió đông cực. (Hình 12.1 trang 44 SGK) c. Các đới khí hậu Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu chính: Xích đạo, cận Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực, cực. (Hình 14.1 trang 53 SGK) d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật (Hình 19.1, 19.2 trang 70 SGK) II. Quy luật phi địa đới 1. Khái niệm Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. 2. Nguyên nhân Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao. 3. Biểu hiện của quy luật a. Quy luật đai cao - Khái niệm: quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. - Nguyên nhân: do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa. - Biểu hiện rõ nhất là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao. (Hình 18 trang 67 và hình 19.11 trang 73) b. Quy luật địa ô - Khái niệm: quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ. - Nguyên nhân: do sự phân bố của: + đất liền và đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hóa từ Đông sang Tây. + Các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến - Biểu hiện: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. IV. Đánh giá. Trình bày khái niệm, nguyên nhân và các biểu hiện của quy luật địa đới, quy luật phi địa đới. V. Hoạt động nối tiếp. Làm câu 2 trang79 SGK VI. Phụ lục Phiếu học tập Các vòng đai Vị trí Giữa các đường đẳng nhiệt Khoảng vĩ tuyến Vòng đai nóng Giữa hai đường đẳng nhiệt năm 200C của hai bán cầu Khoảng giữa hai vĩ tuyến 300B®300N Hai vòng đai ôn hoà Giữa các đường đẳng nhiệt năm 200C và đường đẳng nhiệt 100C của tháng nóng nhất. 300®600 ở cả hai bán cầu Hai vòng đai lạnh Giữa đường đẳng nhiệt 100C và 00C của tháng nóng nhất. Ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu Nhiệt độ quanh năm dưới 00C Bao quanh cực Kí duyệt, ngày tháng năm 2007. Tổ Trưởng Mã Thị Xuân Thu

File đính kèm:

  • doc10 CO BAN.doc
Giáo án liên quan