I . Mục tiêu bài học
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
• Hiểu được vai trò và cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng: Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.
• Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành luyện kim.
2. Kĩ năng
• Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới
• Biết nhận xét biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới.
3. Thái độ, hành vi
• Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nước nhà.
• Nhận thức được những thuận lợi cũng như những hạn chế của ngành này so với thế giới.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Thứ 6 ngày 19 tháng 3 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn : Cô giáo Lê Minh Hải
Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Thu(1/4/1989)
Lớp : 10A2
Soạn giáo án
BÀI 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I . Mục tiêu bài học
Sau bài học HS cần:
Kiến thức
Hiểu được vai trò và cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng: Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.
Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành luyện kim.
Kĩ năng
Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới
Biết nhận xét biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới.
Thái độ, hành vi
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nước nhà.
Nhận thức được những thuận lợi cũng như những hạn chế của ngành này so với thế giới.
II . Phương pháp dạy học
Đàm thoại gợi mở
Khai thác tri thức từ kênh hình trong SGK
III . Phương tiện dạy học
Bản đồ công nghiệp thế giới
Tranh ảnh , lược đồ trong SGK
IV . Hoạt động dạy và học
Đặt vấn đề : Khác với nông nghiệp, công nghiệp gồm rất nhiều ngành nhỏ, mỗi ngành có vai trò và đặc điểm riêng. Vậy thì những ngành đó là những ngành nào, có vai trò và đặc điểm ra sao.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ vấn đề này.
Tiến trình dạy và học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành công nghiệp năng lượng
Thời gian: 20 phút
Hình thức: GV – cả lớp
GV yêu cầu học sinh bằng vốn kiến thức đã biết kết hợp SGK trả lời các câu hỏi sau:
-Ngành công nghiệp năng lượng có vai trò quan trọng như thế nào? Gồm những ngành nào?
-Khai thác than có vai trò như thế nào? Tình hình khai thác than trên thế giới ra sao?
-Ở nước ta than tập trung chủ yếu ở đâu? Tình hình khai thác than ở nước ta như thế nào?( Than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh với 90% sản lượng. Sản lượng khai thác than ở nước ta nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm 1986: 6,4tr tấn; 1995: 8,4tr tấn; 2004: 26tr tấn)
-Kết hợp giứa kênh chữ với các hình 32.3, 32.4, em hãy nêu lên vai trò, trữ lượng và sản lượng, phân bố ngành công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới?
-Tại sao dầu mỏ được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia?
-Ở nước ta công nghiệp điện lực giữ vai trò quan trọng như thế nào? Ngành điện lực nước ta phát triển chủ yếu dựa trên nguồn nào?
(công nghiệp điện lực giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Điện luôn “đi trước một bước” để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống.Ngành điện nước ta phát triển dựa vào nguồn thủy năng dồi dào, tài nguyên than phong phú.)
HS phát biểu, các HS khác bổ sung.GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu về công nghiệp luyện kim
Thời gian: 20 phút
Hình thức: GV- cả lớp
GV đặt câu hỏi cho cả lớp:
-Công nghiệp luyện kim gồm mấy ngành? Em hãy kể tên một số sản phẩm của các ngành luyện kim mà em biết?
GV chia lớp học thành 2 nhóm :
Nhóm 1 tìm hiểu về ngành luyện kim đen
Nhóm 2 tìm hiểu về ngành luyện kim màu.
Các nhóm hoàn thành phiếu học tập và cử đại diện lên trình bày.Các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
-Vì sao ngành luyện kim màu lại khó luyện hơn kim đen
(Hàm lượng kim loại trong quặng kim loại màu thấp chỉ vài phần nghìn đến 1-3% ®khâu làm giàu quặng rất quan trọng và đòi hỏi công nghệ cao, chi phí lớn.)
Liên hệ Việt Nam về công nghiệp luyện kim
I. Công nghiệp năng lượng
Vai trò:
+ Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của mỗi quốc gia, quyết định sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất hiện đại.
+Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Cơ cấu:
Gồm các ngành chính:
1.Ngành khai thác than:
-Vai trò: là nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện,luyện kim. Nguyên liệu cho công nghiệp hóa học, dược phẩm.
-Trữ lượng: Khoảng 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá.
-Sản lượng khai thác có xu hướng tăng khoảng 5 tỉ tấn/ năm
-Phân bố: Tập trung chủ yếu ở bán cầu Bắc, đặc biệt ở các nước Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc,Ba Lan.....Những nước có mỏ than lớn là những nước đứng đầu về khai thác.
2.Ngành khai thác dầu:
-Vai trò: Là nhiên liệu quan trọng “vàng đen” của nhiều quốc gia.Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
-Trữ lượng: Ước tính 400-500 tỉ tấn, trữ lượng chắc chắn 140 tỉ tấn.
-Sản lượng: khoảng 3,8 tỉ tấn/năm.
-Phân bố: Tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông: Bắc Phi, Mỹ la tinh, ĐNA, LBN, TQ.
3.Ngành công nghiệp điện lực
-Vai trò: Cơ sở để phát triển nền CN hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ KH-KT, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống văn minh hiện đại.
-Trữ lượng: Sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử....
-Sản lượng: khoảng 15000 tỉ kWh.
-Phân bố: Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Thông thường các nước có nhiều than thì xây dựng các nhà máy nhiệt điện, các nước giàu thủy năng thì phát triển thủy điện,
II. Công nghiệp luyện kim
Công nghiệp luyện kim gồm 2 ngành là luyện kim đen và luyện kim màu.
-Một số sản phẩm của ngành luyện kim đen như: gang ,thép,nguyên liệu cơ bản cho ngành CN cơ khí và gia công kim loại
-Một số sản phẩm từ ngành kim loại màu là: đồng, nhôm ,thiếc,chì ,kẽm, vàng....các km loại không có sắt
Nội dung của ngành luyện kim đen và luyện kim màu ở phiếu học tập
V. Đánh giá
1. Chọn ý đúng nhất trong câu sau:
a. Nước có sản lượng điện cao nhất thế giới là:
A. Hoa Kì B.Trung Quốc C.Nhật Bản D.LB Nga
b. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thề giới
A.Bắc Mỹ B. Mỹ la tinh C.Trung Đông D.Bắc Phi
2.Phân biệt hai ngành luyện kim đen và luyện kim màu? Tai sao luyện kim màu lại tập trung ở các nước đang phát triển
VI. Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP
Nhiệm vụ: Đọc mục II, trang 124 SGK kết hợp quan sát hình 32.5 điền vào bảng sau các đặc điểm của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.
Luyện kim đen
Luyện kim màu
Vai trò
-cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công nguyên liệu
-Hầu hết các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen
-Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế tạo máy(ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử)
-Làm đồ trang sức
Đặc điểm
-Sử dụng một khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và chất trợ dung.
-Quy trình sản cuất rất phức tạp
Sản xuất gồm hai giai đoạn:
-Giai đoạn 1: Làm giàu quặng
-Giai đoạn 2: Chế biến tinh quặng để sản xuất ra kim loại.
Sản lượng
-800 triệu tấn/năm chiếm 90% sản lượng kim loại thế giới.
Hàng năm sản xuất khoảng 25 triệu tấn nhôm, 15 triệu tấn đồng, , 1.1 triệu tấn Niken, 7 triệu tấn kẽm
Phân bố
-Tại các nước phát triển hoặc những nước có nhiếu quặng sắt và than như: Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản...
Tại các nước phát triển và một số nước có nhiều mỏ kim loại màu như: Hoa Kì, LB Nga , Trung Quốc.
File đính kèm:
- bai 32 dia li 10 co ban.doc