Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 Hiểu được vai trò, đặc điểm, cơ cấu, phân bố của các ngành công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến.

 2. Kĩ năng

 Xác định được các vùng phân bố của các ngành công nghiệp trên.

 Kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả.

 3. Thái độ

 Nhận thức đúng đắn vai trò của các ngành công nghiệp trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 11240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường ĐHSP TP.HCM Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc GIÁO ÁN DỰ GIỜ Bài 32 ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiếp theo) Tên trường thực tập: THPT Tạ Quang Bửu Bộ môn: Địa lí Tại lớp: 10A13 Họ và tên người dạy: Nguyễn Thị Mỵ Họ và tên sinh viên dự giờ: Hà Thị Lan Ngày soạn: 08/02/2012 I. Mục tiêu 1. Kiến thức Hiểu được vai trò, đặc điểm, cơ cấu, phân bố của các ngành công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến. 2. Kĩ năng Xác định được các vùng phân bố của các ngành công nghiệp trên. Kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả. 3. Thái độ Nhận thức đúng đắn vai trò của các ngành công nghiệp trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp Giảng giải Thảo luận Đàm thoại gợi mở 2. Phương tiện Bản đồ công nghiệp thế giới Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp năng lượng? Câu 2: Nêu vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu? 3. Bài mới Vào tiết trước cả lớp chúng ta đã tìm hiểu một số ngành công nghiệp, tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các ngành công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp/nhóm GV: chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm và phân công công việc Nhóm 1: Công nghiệp điện tử tin học Nhóm 2: Công ngiệp sản xuất hàng tiêu dùng Nhóm 3: Công nghiệp thực phẩm Nhóm 4: Liên hệ Việt Nam Theo các nội dung trong phiếu học tập: ¯Vai trò ¯Đặc điểm ¯Cơ cấu ngành ¯Sản phẩm ¯Phân bố HS: Các nhóm thảo luận điền thông tin vào phiếu học tập được giao sau đó cử đại diện lên ghi trên bảng, riêng nhóm 4 là phần liên hệ Việt Nam sẽ trả lời sau, không cần lên bảng ghi Hoạt động 2: Cá nhân/cặp GV: sau khi các nhóm trình bày trên bảng xong sẽ nhận xét hợp với việc nhận xét, phân tích, chuẩn kiến thức từng ngành công nghiệp và kết hợp việc hỏi học sinh một số câu hỏi liên quan đến từng ngành công nghiệp như: ¯Tại sao ngành công nghiệp điện tử tin học lại được coi là thước đo trình độ kinh tế kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới? ¯Tại sao ngành công nghiệp điện tử tin học lại yêu cầu nguồn lao động trẻ và có kĩ thuật cao? ¯Tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại phân bố chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản? ¯Cho ví dụ chứng minh đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là sản xuất đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh? ¯Lấy ví dụ chứng minh công nghiệp chế biến làm tăng giá trị của sản phẩm? ¯Việt Nam có khả năng phát triển các ngành công nghiệp này hay không? Tại sao? ¯Vai trò của các ngành công nghiệp trên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta? HS: từng cặp có thể thảo luận trả lời hoặc trả lời cá nhân riêng các câu hỏi liên quan đến việc liên hệ thực tiễn Việt Nam sẽ ưu tiên cho nhóm 4 trả lời trước sau đó cho cả lớp góp ý, bổ sung, nêu ý kiến. GV: chuẩn lại kiến thức, bổ sung, điều chỉnh ¯Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm: nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu từ các sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản lớn, tạo điều kiện cho nước ta tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại lợi nhuận cao. III. Công nghiệp điện tử - tin học Vai trò Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của mọi quốc gia. Đặc điểm Ít gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng ít nguyên liệu. Nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Cơ cấu ngành: 4 nhóm Máy tính Thiết bị điện tử Điện tử tiêu dùng Thiết bị viễn thông Sản phẩm: phần mềm, linh kiện điện tử, ti vi màu, điện thoại, Phân bố: Hoa Kì, Nhật Bản, EU, ¯Là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của các quốc gia vì để tạo ra một sản phẩm cần nhiều thời gian, chi phí cao, đòi hỏi chất xám và trình độ kĩ thuật cao. Vì thế nước nào có ngành công nghiệp này càng phát triển càng chứng tỏ là một quốc gia có nền kinh tế - kĩ thuật cao. ¯Yêu cầu lao động trẻ vì lao động trẻ có khả năng tìm tòi, sáng tạo và đạt hiệu quả cao, trình độ kĩ thuật cao để có thể tạo ra các sản phẩm tốt, chất lượng cao. IV. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Vai trò Đáp ứng, giải quyết nhu cầu về may mặc và sinh hoạt của con người. Đặc điểm Sử dụng nguyên liệu, động lực và chi phí vận tải ít. Chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. Vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng ngắn, quy trình sản xuất dơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, lợi nhuận lớn, có khả năng xuất khẩu. Cơ cấu ngành Dệt- may Da giày Nhựa, sành – sứ - thủy tinh Sản phẩm: quần áo, giày dép, Phân bố: Trung Quốc, Ấn Độ Hoa Kì, Nhật Bản, ¯Phân bố chủ yếu ở các nước trên do các nước này có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, chủ động đựợc nguyên liệu để sản xuất. V. Công nghiệp thực phẩm Vai trò Đáp ứng nhu cầu hang ngày của con người về ăn, uống. Đặc điểm Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Làm tăng giá trị của sản phẩm. Tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, cải thiện đời sống. Cơ cấu ngành Chế biến sản phẩm của ngành trồng trọt Chế biến sản phẩm của ngành chăn nuôi Chế biến sản phẩm của ngành thủy sản Sản phẩm: thịt, cá hộp, rau quả sấy và đóng hộp, Phân bố: có mặt ở tất cả các quốc gia trên thế giới. IV. Đánh giá 1. Làm rõ vai trò của ngành công ngiệp điện tử - tin học? 2. Phân biệt giữa công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm V. Hoạt động nối tiếp Các em về nhà học bài và xem trước bài mới để tiết sau học Phiếu học tập Nội dung Công nghiệp điện tử tin học Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Công nghiệp thực phẩm Vai trò Đặc điểm Cơ cấu ngành Sản phẩm Phân bố (Nội dung điền trong phiếu học tập được ghi trong mục nội dung chính) Nhận xét của GVHD Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Mỵ Hà Thị Lan

File đính kèm:

  • docbai 32 Dia li cac nganh cong nghiep tiep theo.doc
Giáo án liên quan