Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 48: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

II.Mục tiêu bài học

 Trình bày được cơ cấu và vai trò to lớn của ngành dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại.

 Cho học sinh hiểu được các nhân tố nảh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ, đặc biệt nhân tố kinh tế xã hội.

 Trình bày được những đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới.

 Đọc được lược đồ tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 48: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 10 (Chương trình nâng cao) Bài 48 Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch VỤ II.Mục tiêu bài học Trình bày được cơ cấu và vai trò to lớn của ngành dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại. Cho học sinh hiểu được các nhân tố nảh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ, đặc biệt nhân tố kinh tế xã hội. Trình bày được những đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới. Đọc được lược đồ tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP. II.Thiết bị dạy học Hình 48 trong SGK phóng to Bản đồ các nước trên thế giới Bản đồ tự nhiện Việt Nam, bản đồ du lịch Việt Nam. Một số tranh ảnh về ngành dịch vụ III.Hoạt động dạy học Slie 2: Cho học sinh xem tranh ảnh về ngành dịch vụ: Buôn bán, ngân hàng, thể dục thể thao, du lịchGV hỏi: Những tranh ảnh này biểu hiện điều gì? Chúng thuộc nhóm ngành nào trong 3 ngành kinh tế chính? Ngành dịch vụ Trong xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng lớn, để đáp ứng nhu cầu đó thì ngành dịch vụ ngày càng phải phát triển. Vậy ngành dịch vụ có vai trò như thế nào đối với đời sống kinh tế xã hội và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ ra sao? Hôm nay cô sẽ giới thiệu đến với các em bài: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VU.Ï Slie 3: Bài học hôm nay gồm có 3 phần chính: Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính GV dẫn dắt: Trước khi tìm hiểu cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ ta phải nắm được khái niệm của ngành dịch vụ. Hoạt động 1: Slie 4: Cho cả lớp xem một số hình ảnh về ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ .GV hỏi các em hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa ngành dịch vụ với ngành nông nghiệp và công nghiệp? Các ngành dịch vụ là các ngành không trực tiếp tạo ra các sản phẩm vật chất và không thuộc về các ngành nông nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và xây dựng. Sản xuất của ngành dịch vụ làm tăng nhiều lần giá trị hàng hóa, đồng thời có chức năng phục vụ nâng cao đời sống con người. Slie 5: đưa ra khái niệm Hoạt động 2: Hoạt động nhóm Bước 1: Chia lớp ra làm 3 nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu về cơ cấu ngành dịch vụ, cho ví dụ? GV gợi ý cho các em, ngành nông nghiệp và công nghiệp có cơ cấu rõ ràng, còn cơ cấu ngành dịch vụ phức tạp. GV giúp các em phâp loại các hoạt động dịch vu ïmà các em vừa kể. Nhóm 2: Nêu vai trò của ngành dịch vụ? mỗi vai trò cho ví dụ minh họa. Nhóm 3: Cho học sinh nhận xét 2 biểu đồ về cơ cấu lao động của 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển. Từ đó các em rút ra được đặc điểm và xu hướng của ngành dịch vụ. Bước 2: Gọi đại diện của từng nhóm trình bày. GV chuẩn kiến thức cho học sinh đưa Slie 6, GV chiếu Slie 7 đưa hình ảnh hỏi học sinh những hình ảnh trên thuộc nhóm nào trong ngành dịch vụ.Từ đó GV:giao thông hàng không thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh, công viên nước thuộc nhóm dịch vụ công cộng, buôn bán thuộc dịch vụ tiêu dùng. Chuyển y:ù Vậy ngành dịch vụ có vai trò như thế nào chúng ta đi vào phần 3 đó là Vai trò của dịch vụ Sau khi học sinh trình bày vai trò thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, GV đưa Slie 8 hoạt động nông nghiệp, hỏi học sinh ngành dịch vụ (giao thông vận tải) có vai trò như thế nào đối với hoạt động nông nghiệp. GV chuyên chở máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp và đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Slie 9: Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo việc làm đưa hình ảnh giới thiệu viêc làm, giúp các em hiểu được ngoài tạo thêm việc làm cho người lao động ngành dịch vụ còn góp phần sử dụng tốt hơn nguồn lao động, phù hợp với trình độ và khả năng của người lao động. Slie 10: Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản. Đưa ví dụ về vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được UNESCO công nhận, cần phải kết hợp khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Chuyển ý Xu hướng và đặc điểm của ngành dịch vụ hiện nay trên thế giới như thế nào? Slie 11 để học sinh nhận xét biểu đồ và rút ra kết luận : Slie 12 và Slie 13 cho học sinh ghi Bước 3: GV tóm tắt lại phần I cho học sinh bằng sơ đồ.Slie 14 GV chuyển ý: Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ chúng ta sang phần II: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ Bước 1: Phát phiếu học tập cho từng nhóm, chia lớp làm 6 nhóm. Nhóm 1:Trình độ phát triển và năng suất lao động ảnh hưởng đến ngành dịch vụ?cho ví dụ Nhóm 2: Quy mô cơ cấu dân số ảnh hưởng đến ngành dịch vụ? Cho ví dụ Nhóm 3: Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến mạng lưới dịch vụ, cho ví dụ? Nhóm 4: Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến dịch vụ? lấy ví dụ ở địa phương em. Nhóm 5:Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến ngành dịch vụ?lấy ví dụ Nhóm 6:Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng đến ngành dịch vụ như thế nào? Cho ví dụ Bước 2:Gọi đại diện từng nhóm trình bày. GV chuẩn kiến thức Slie 15:ví dụ Đưa hình ảnh thành phố Tôkiô là một thành phố rất phát triển và có năng suất lao động cao, mặc dù điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên còn khó khăn.Nhưng đất nước này có năng suất lao động trong công nghiệp và nông nghiệp cao thì chuyển một phần sang làm dịch vụ, từ đó hình thành các đô thị lớn như thành phố Tôkiô, và mức tăng dân số đô thị có sự khác nhau giữa 2 nhóm nước.Trước đây đô thị hóa nhanh ở các nước phát triển, nhưng hiện nay lại rơi vào các nước đang phát triển. Slie 16: Đưa tháp dân số cho học sinh nhận xét và rút ra ảnh hưởng đến cơ cấu của ngành dịch vụ: y tế, giáo dục, du lịch, việc làm, khu vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc người già. Slie 17: Đưa bản đồ phân bố dân cư để cho học sinh biết được nơi nào tập trung dân cư đông và nơi nào dân cư thưa thớt, từ đó ảnh đến phân bố ngành dịch vụ: Dân cư tập trung đông(Đô thị) thì sức mua lớn, các hoạt động thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí, giao thông đi lại, nhu cầu càng lớn. Ngược lại dân cư phân tán thì gây khó khăn cho ngành dịch vụ Slie 18: Đưa bản đồ du lịch Việt Nam biết được sự phân bố tài nguyên du lịch:nhân văn và tự nhiên từ đó hình thành các tua du lịch ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của ngành dịch vụ:Khách sạn, ngân hàng, giao thông vân tải, bán hàng lưu niệm.. Slie 19:Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức dịch vụ: Múa lân, gói bánh chưng, chợ hoa, bán hàng mãthu hút khách du lịch, người mua sắm . Slie 20,21,22 thông tin phản hồi, cho học sinh ghi. Chuyển ý Ta đã biết ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP ở các nước phát triển. Điều đó giúp ta có thể hình dung bức tranh phân bố ngành dịch vụ trên thế giới, nhưng cụ thể như thế nào ta đi vào phần III: Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới. Slie 23: Bước 1 :GV hỏi cả lớp dựa vào hình 48, hãy nhận xét về sự phân hóa tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới? Gọi 1 em lên chỉ trên bản đồ, GV chuẩn kiến thức cho các em Slie 24: Cho các em ghi Slie 25: Gọi học sinh nhận xét biểu đồ cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của Nhật Bản 1985-2001. Giải thích cho học sinh biết ngành dịch vụ ở Nhật Bản nói riêng và ở các nước phát triển nói chung phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP, ngành nông nghiệp và công nghiệp ngày càng giảm tỷ trọng. Slie 26: cho các em ghi Slie 27: GV hỏi Kết hợp SGK và kiến thức thực tế hãy cho biết ở nước ta ngành dịch vụ tập trung đông ở đâu? Slie 28: Đưa biểu đồ số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2000-2002 giúp cho học sinh biết được ngành du lịch nói riêng và dịch vụ nói chung ngày càng phát triển ở Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tỷ trong cao so với cả nước. Slie 29:Đưa biểu đồ phát triển điện thoại Việt Nam .Khi cuộc sống của người dân khá lên thì nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng, số hộ dùng điện thoại tăng lên rất nhanh từ năm 2000-2006 Slie 30:Củng cố bằng cách đặt câu hỏi : Slie 30 : Câu 1:Lựa chọn các ý sao cho phù hợp với ngành công ghiệp, nông nghiệp,và dịch vụ. Slie 31: Câu 2:Chọn câu trả lời đúng Dịch vụ là ngành I.Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ 1. Khái niệm Là ngành không trực tiếp tạo ra sản phẩm 2. Cơ cấu Hết sức phức tạp, gồm có 3 nhóm Dịch vụ kinh doanh Dịch vụ tiêu dùng Dịch vụ công cộng 3. Vai trò Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo việc làm Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học 4. Đặc điểm và xu hướng phát triển 4.1 Xu hướng: Lao động trong ngành dịch vụ tăng nhanh 4.2 Đặc điểm Có sự cách biệt rất lớn về tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ giữa nước phát triển và đang phát triển Du lịch là một ngành dịch vụ quan trọng ở nhiều nước. Sơ đồ tóm tắt phần I II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành dịch vụ Nhân tố Aûnh hưởng Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ Quy mô cơ cấu dân số Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư Quy định mạng lưới ngành dịch vụ Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán Việc tổ chức các loại hình dịch vụ Mức sống và thu nhập thực tế Sức mua nhu cầu dịch vụ Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch III.Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớn có vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn về một số loại dịch vụ. Ở trung tâm giao dịch, thương mại hình thành trong các thành phố lớn. Ở nước ta Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm giao dịch, thương mại có vai trò rất quan trọng.

File đính kèm:

  • docGiao an.doc