I, MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1, Kiến thức
- Nêu được khái niệm quang hợp.
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
3. Thái độ :
- Tích cực,rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường
II. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 8: Quang hợp ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Ngày soạn 20 tháng 8 năm 2009
Lớp
Ngày dạy
Vắng
Ghi chú
11B
27/8/2009
0
I, MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1, Kiến thức
- Nêu được khái niệm quang hợp.
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
3. Thái độ :
- Tích cực,rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường
II. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
- Đàm thoại gợi mở.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh vẽ hình 8.1, 8.2, SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ :(2’)
- Kiểm tra bài tường trình thực hành của học sinh.
3. Bài mới:
Gv hỏi học sinh : Nguồn thức ăn và Oxi cần để duy trì sự sống trên trái đất bắt nguồn từ đâu ?
Gv dựa vào ý kiến của học sinh dẫn dắt vào nội dung bài học.
t
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
12’
7’
5’
25’
10’
4’
6’
8’
7’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quang hợp ở cây xanh.
1, GV cho quan sát hình 8.1, trả lời câu hỏi:
(?) Em hãy cho biết quang hợp là gi ? Phương trình tổng quát và điều kiện của qh ?
→ - Khái niệm
- Phương trình
- Điều kiện
2, HS quan sát hình → trả lời câu hỏi.
3, GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
(?) Hãy nêu sự khác nhau giữa quang hợp ở TV với vi khuẩn ?
→ Qh ở vi khuẩn không tạo ra O2
4, GV cho HS nghiên cứu mục I.2, kết hợp với kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
(?) Em hãy cho biết vai trò của quang hợp ?
→ 3 vai trò
5, GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu lá là cơ quan quang hợp.
1, GV yêu cầu HS quan sát hình 8.2 đọc thông tin Sgk và trả lời câu hỏi.
(?) Cấu tạo ngoài lá thích nghi với chức năng quang hợp ntn ?
2, HS nghiên cứu mục II → trả lời câu hỏi.
→ - Diện tích bề mặt
- Phiến lá mỏng
- Có nhiều tế bào khí khổng
3, GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
- Cách xắp xếp lá trên thân giúp lá nhận được nhièu ánh sáng.
- Mật độ gieo trồng phù hợp với tùng loại cây.
- Một số thực vật có khả năng vận động bản lá theo hướng song song với tia sáng giảm bớt sự đốt nóng.
(?) Tế bào nào của lá có chứa diệp lục ?
→ Tế bào mô dậu và mô xốp .
(?) Sự phân bố và sắp xếp của tề bào chứa diệp lục trong lá ?
→ Tế bào mô giậu ở trên (dưới lớp biểu bì mặt trên) còn tế bào mô xốp ở dưới
(?) Gân lá có cấu tạo như thế nào ? Vai trò gì đối với quang hợp ?
→ - Cấu tạo
- Vai trò
4, GV hỏi hs
(?) Tại sao lục lạp lại được coi là bào quan quang hợp ?
→ Có nhiều cấu tạo thích nghi với chức năng quang hợp.
(?) GV yêu cầu hs quan sát hình 8.3 và mô tả cấu tạo của lục lạp ?
5, Hs đọc Sgk, trao đổi nhóm và trả lời.
→ Hình dạng ngoài ( Bầu dục)
- Màng tilacôit
- Xoang tilacôit
- Grana
- Chất nền (Strôma)
6, GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
7, GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II. 3 SGK, trả lời câu hỏi :
(?) Hệ sác tố quang hợp gồm mấy nhóm ?
→ 2 nhóm ( Chính và phụ)
(?)Em hãy nêu các loại sắc tố của cây, và vai trò của chúng trong quang hợp ?
8, HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
→ - Sắc tố chính
- Sắc tố phụ
9, GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
I. KHÁI NIỆM QUANG HỢP Ở THỤC VẬT
1. Quang hợp là gì ?
- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra Cacbonhidrat và O2 từ khí CO2 và H2O.
- Phương trình tổng quát :
6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 +6O2↑
- Đkiện : + Ánh sáng,diệp lục
+ H2O và CO2
- Quang hợp ở 1 số loài vi khuẩn
CO2 + H2S → CH2O + 2S↑ + H2O
2. Vai trò quang hợp của cây xanh :
Toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc vào quang hợp
- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu cho xây dựng và dược liệu cho y học.
- Nhờ quang hợp mà quang năng biến thành hoá năng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống trong sinh giới
- Điều hòa không khí, góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính
II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP
1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp :
Hình 8.2 : Cấu tạo lá cây
a. Hình thái :
- Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.
- Phiến lá mỏng : thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có nhiều tế bào khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
b. Giải phẫu :
- Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.
- Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoang rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
- Hệ gân lá gồm mạch gỗ và mạch rây xuất phát từ bó mạch ở cuống lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá.
- Trong phiến lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp.
2. Lục lạp là bào quan quang hợp :
Hình 8.3 : Cấu tạo lục lạp
- Hình bầu dục dễ dàng xoay bề mặt tiếp xúc với ánh sáng.
- Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
- Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
-Các xoang tilacôit xếp chồng lên nhau tạo nên cấu trúc dang hạt gọi là Granna
- Chất nền (Strôma) dạng lỏng không chứa sắc tố là nơi xảy ra các phản ứng tối.
3. Hệ sắc tố quang hợp :
Hệ sắc tố quang hợp gồm : 2 nhóm
- Sắc tố chính : Diệp lục ( dlục a & b)
+ Hấp thụ và biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
+ Làm cho lá cây có mầu xanh
- Các sắc tố phụ : (Carotenoit) hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a,lọc ánh sáng và bảo vệ tế bào.
- Sơ đồ chuyển hoá năng lượng ánh sáng
NL AS→ Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm → ATP và NADPH
4. Củng cố: (5’)
- Mô tả sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lá?
- Gọi học sinh khái quát lại kiến thức trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc thêm: “Em có biết”
V, RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
- Cần tích cực cho học sinh tham gia trao đổi nhiều hơn.
- Cần đi sâu vào hình thái cấu tạo lá cây và lục lạp nhiều hơn.
- Nên lấy thêm 1 số ví dụ để minh hoạ cho bài học hơn.
File đính kèm:
- bai 8 sinh 11.doc