Hồ là những bồn kín chứa nước, không thông trực tiếp ra biển, tổng diện tích các hồ khoảng 1,8% bề mặt Trái Đất, bằng 6,1% diện tích miền đất liền.
Quy mô của các hồ rất khác nhau:
Hồ nhỏ chỉ có diện tích vài hecta hoặc mấy chục hecta nh hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây.
Hồ có diện tích hàng vạn km2: hồ Caspi (lbiển nội lục nằm ở ranh giới giữa các nước Nga, Azerbaiìan, Armenie, Ran, Turmenistan và Kazakhstan) có diện tích tới 430.000 km2 = 1,3 lần diện tích đất liền của Việt Nam.
Độ sâu của hồ cũng rất khác nhau, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây chỉ sâu vài mét, trong khi đó hồ Baikal ở Viễn Đông nước Nga sâu đến 1740m, hồ Tanganica ở phía đông Châu Phi sâu đến 1470m.
12 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Tác dụng địa chất của hồ và đầm lầy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC DỤNG ĐỊA CHẤT CỦA HỒ & ĐẦM LẦYCHƯƠNG 8Hồ là những bồn kín chứa nước, không thông trực tiếp ra biển, tổng diện tích các hồ khoảng 1,8% bề mặt Trái Đất, bằng 6,1% diện tích miền đất liền. Quy mô của các hồ rất khác nhau: Hồ nhỏ chỉ có diện tích vài hecta hoặc mấy chục hecta nh hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây.Hồ có diện tích hàng vạn km2: hồ Caspi (lbiển nội lục nằm ở ranh giới giữa các nước Nga, Azerbaiìan, Armenie, Ran, Turmenistan và Kazakhstan) có diện tích tới 430.000 km2 = 1,3 lần diện tích đất liền của Việt Nam. Độ sâu của hồ cũng rất khác nhau, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây chỉ sâu vài mét, trong khi đó hồ Baikal ở Viễn Đông nước Nga sâu đến 1740m, hồ Tanganica ở phía đông Châu Phi sâu đến 1470m. I. Hồ và đặc điểm của hồNguồn gốc hồ:Nội sinh: hồ kiến tạo và hồ núi lửa. Hồ kiên tạo là hồ được thành tạo do vỏ Trái Đất bị sụt xuống theo các đứt gãy như hồ Baikal (Viễn Đông Ngan hồ Sevan (Armenia), hồ Geneve (Thuỵ Sĩ), hồ Tanganica (Đông Phi). Hồ núi lửa có thể nằm ở miệng núi lửa cổ hoặc miệng các ống nổ như một số hồ ở Kamshatca, ở đảo Kuril, ở Băng đảo, Overgne (Pháp), hồ Tơnưng ở Plâycu. Hồ do dung nham núi lửa phun ra chặn lấp thung lũng sông.Ngoại sinh: Hồ do băng hà được thành tạo do tác dụng bào mòn và tích tụ của băng hà. Hồ do gió là hồ được thành tạo ở những vùng khô hạn, gió thổi mạnh khoét mòn mạt đất thành một vùng trũng rồi thành hồ như ở Mông Cổ và miền Bắc Trung Quốc. Hồ nguồn gốc sông được thành tạo ở những vùng trung lưu và hạ lưu của sông, nhiều khúc uốn bị tách khỏi dòng sông trở thành những hồ móng ngựa. Hồ nguồn gốc karst Hồ duyên hải hình thành do vật liệu trầm tích bồi lấp ngăn cách chúng với biển. Hồ nhân tạo như hồ Hòa Bình, hồ Trị An v.v.. . Nước hồDo nước mưa, nước từ các con sông suối chảy vào và cũng có khi do nước biển tách ra như hồ Caspi. Theo chế độ thủy văn (nguồn cung cấp nước và thoát nước) có thể phân ra hai loại hồ:Hồ không dòng chảy (hồ nước tù) là loại hồ có nước do sông suối hoặc do mưa cung cấp, không có dòng chảy ra mà sự mất nước chỉ do bốc hơi ví dụ như hồ Caspi, hồ Aral. Hồ có dòng chảy là hồ có dòng sông suối để nước thoát ra ngoài như biển Hồ hoặc hồ Ba Bể, hồ Baikal. Nước hồ: chứa HNO3-, CO3++, SO4--, Cl-, Ca++ Mg++, Na++, K+ còn có hợp chất của nitơ, phosphor và một số ít sắt là những thành phần do hoạt động của sinh vật tạo nên. Trong nước hồ còn có các loại khí hoà tan như O2, N2, CO2.Theo độ mặn:Hồ vùng đài nguyên thường chứa các ion Si và HCO3, Hồ miền rừng ôn đới chứa các ion HCO3, hồ miền rừng ôn đới chứa các ion HCO3 và Ca, Hồ miền thảo nguyên chứa SO4, Na, đôi khi HCO3, Hồ miền sa mạc và bán sa mạc chứa các ion Cl và Na.Chủ yếu là tác dụng phá bờ và tác dụng trầm tích. Gió tạo cho hồ có sóng vỗ bờ, cũng có tác dụng mài mòn bờ và nhiều khi tác dụng này rất đáng kể. Trầm tích của hồ gồm nhiều loại khác nhau tuỳ theo khí hậu, đặc điểm địa hình cấu trúc địa chất và kích thước của hồ. Trầm tích hồ cũng gồm 3 nhóm là trầm tích lục nguyên, trầm tích hóa học và trầm tích hữu cơ. -Trầm tích vụn bở rời được gàn kết lại cũng tạo thành các loại đá cuội kết dăm kết, cát kết, sét kết v.v.. - Trong một số hồ có rất nhiều sinh vật sống có vỏ bằng chất vôi, khi chết các vỏ này tạo thành các trầm tích vôi. Hoạt động địa chất của hồCác hồ nhỏ thường chứa trầm tích hữu cơ, chủ yếu dưới dạng bùn thối (sapropel) do sinh vật đơn bào sống trôi nổi tạo nên. Lúc còn ướt bùn thối là một khối dạng keo màu lục xám, phớt nâu, lúc khô thành khối dẻo sau cứng lại. Các hồ ở vùng thảo nguyên thường chứa nhiều bùn thối. Bùn thối cổ đã trải qua quá trình biến đổi phức tạp rồi tạo nên một loại than gọi là than bùn thối (sapropelit). Hồ ở miền khí hậu ẩm ướt có hàm lượng hydroxyt sắt và mangan cao, nhiều nơi quặng sắt đọng lại ở các đới gần bờ tới độ sâu từ 3-5m đôi khi đến 10m, quặng sắt này do nước ngầm có chứa sắt mang tới hồ. Các hợp chất sắt tạo thành hình hạt đậu với những lớp đồng tâm (vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng) Hồ của các miền khí hậu khô nóng thường chứa nhiều muối do nước hòa tan rửa lũa chúng từ các đá đưa tới; tùy theo từng loại muối, các hồ có thể được phân thành hồ carbonat, hồ sulfat, hồ chlorur.II. Đầm lầy và sự hình thành than bùnĐầm lầy là những khu vực của mặt Trái Đất có gương nước ngầm ở sát mặt đất, lúc nào cũng ẩm ướt, nhiều cây cối mọc (vùng hồ nông biến thành hoặc là những miền đất liền bị ngập nước thường xuyên). Gần bờ thường có nhiều cây lau sậy, cói, lác, sâu hơn có các loại cây mọc ngầm dưới nước. Sau khi chết xác cây cối này rơi xuống đáy và do thiếu oxy chỉ bị phá hủy một phần, các cây khác lại mọc chồng lên trên, trong số đó có rất nhiều rêu mọc lan rộng, bám cả vào gốc cây lớn. Quá trình cứ tiếp diễn, lặp đi lặp lại, về sau xác thực vật này trải qua quá trình biến đổi phức tạp để thành than bùn Quá trình thành tạo đầm lầy bắt đầu trên bề mặt lục địa trên các loại địa hình khác nhau ở bất cứ nơi nào có điều kiện thổ nhưỡng thừa ẩm ướt do mực nước ngầm dâng cao hoặc do nước trên mặt không có lối thoát đọng lại. Đầm lầy cũng có thể được thành tạo trên mặt bãi bồi của sông ở chỗ tiếp xúc với thềm vì ở đó thường có nhiều nước ngầm rỉ ra. Đầm lầy là một bộ phận không thể tách rời các châu tam giác.Trong các đầm lầy, ngoài than bùn còn có trầm tích sắt nâu (limonit) và siderit thành khối xốp hoặc thành kết hạch, phosphorit sắt, viivianit. Trên thế giới, diện tích đầm lầy tới 175 triệu ha, trữ lượng than bùn rất lớn. Than bùn được dùng làm nguyên liệu phân bón hoặc làm nguyên liệu hóa học.Ở Việt Nam có nhiều mỏ than bùn như các mỏ than bùn ở đầm lầy ven biển cổ Phú Cường, Tân Hòa, Bình Sơn, U Minh. Than bùn lòng sông cổ như mỏ Láng Le, mỏ Tân Lập, mỏ Đông Bình v.v.. Các mỏ than đầm lầy mới, ven biển như mỏ Cần Giờ, mỏ Ba Hòn v.v..
File đính kèm:
- 14DCCSC9HODAMLAY.ppt