I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của nhật bản.
Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.
Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kỹ năng :
Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc bản đồ kinh tế( các trung tâm CN, phân bố sx nông nghiệp)
Rèn luyện kỹ năng khai thác và xử lí các nguồn thông tin từ các ô chữ và bảng số liệu, biểu đồ để rút ra kiến thức cần thiết.
3. Thái độ:
Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản
từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ kinh tế Nhật Bản.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 NHẬT BẢN (tt)
Tiết 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của nhật bản.
Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.
Ghi nhớ một số địa danh.
Kỹ năng :
Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc bản đồ kinh tế( các trung tâm CN, phân bố sx nông nghiệp)
Rèn luyện kỹ năng khai thác và xử lí các nguồn thông tin từ các ô chữ và bảng số liệu, biểu đồ để rút ra kiến thức cần thiết.
Thái độ:
Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản
từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ kinh tế Nhật Bản.
Tranh ảnh một số sản phẩm công, nông nghiệp của Nhật Bản.
III.TRỌNG TÂM BÀI HỌC
Vị trí công nghiệp Nhật Bản trong nền kinh tế đất nước và trên thế giới. Đặc điểm phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản.
Đặc điểm phát triển của thương mại và tài chính.
Đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp nhật bản ,tình hình phát triển của cây lúa và đánh bắt hải sản.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
HS cho biết ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên NB đối với phát triển kinh tế có những thuận lợi và khó khăn gì ?.
+ Những khó khăn: Thiếu tài nguyên khoán sản, thiên tai thường xuyên xảy ra, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, NB là quốc gia gồm nhiều đảo và quần đảo tạo thành khó khăn cho GTVT.
+Những thuận lợi: Đường bờ biển dài, bị chia cắt tạo ra nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các hải cảng . Diện tích biển lớn và nhiều ngư trường thuận lợi cho đánh bắt thủy sản. Dân cư có đức tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao,người dân rất coi trọng giáo dục.
Quá trình phát triển kinh tế NB bao gồm mấy giai đoạn, kể tên các giai đoạn đó ?
+Gồm 4 giai đoạn, giai đoạn 1955-1973; giai đoạn 1973-1974 và 1979-1980; giai đoạn 1986-1990; giai đoạn từ 1991-đến nay.
Vào bài mới.
GV đặt vấn đề giới thiệu để vào bài mới (2 cách ).
Cách 1: Vừa qua tiết 1 các em đã được tìm hiểu về tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế của NB tiếp theo hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp về các ngành kinh tế và các vùng kinh của NB.
Cách 2: Em hãy kể tên 3 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới hiện nay? Em có biết vì sao nền kinh tế NB lại chiếm vị trí giữ cao trên thế giới hơn 1 thập niên qua không để giải thích thắc mắc trên chúng ta sẽ cùng đi vào bài NB tiết 2 các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.
Hoạt Động Của Giáo Viên Và Học Sinh
Nội Dung Chính
Hoạt Động 1:
GV sử dụng bản đồ kinh tế chung NB, SGK hướng dẫn HS nghiên cứu và trả lời những vấn đề sau:
Nhận xét cơ cấu ngành cn của NB?
Giải thích tại sao NB có khả năng phát triển cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên?
Kể tên một số sản phẩm CN nổi tiếng thế giới của NB?
Dựa vào bảng 9.4 nhận xét về hướng phát triển của công nghiệp NB hiện nay?
Tại sao cho rằng công nghiệp tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế NB? Đóng góp cho GDP 40% chiếm 17% giá trị sản lượng CN thế giới bằng 85% giá trị sản lượng CN của Hoa Kì.
Dựa vào bản đồ kinh tế NB hình 9.2 SGK nhận xét xu hướng chuyển dịch và phân bố của công nghiệp NB?
Các ngành kinh tế
Công nghiệp
+Vai trò: đứng thứ 2 trên thế giới
+ Cơ cấu ngành:
Có đầy đủ các ngành CN kể cả những ngành không thuận lợi về tài nguyên.
Dựa vào ưu thế về lao động (cần cù , có tinh thần trách nhiệm cao, ham học, thông minh ,sáng tạo) và có trình độ khoa học công nghiệp hiện đại.
+Tình hình phát triển:
Giảm bớt việc phát triển các ngành CN truyền thống, chú trọng phát triển các ngành CN hiện đại, chú trọng một số ngành mũi nhọn như :xây dựng công trình công cộng,dệt.
Công nghiệp tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, không những bảo đảm trang bị máy móc cần thiết cho các ngành trong nền kinh tế NB mà còn cung cấp những mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Phân bố các trung tâm CN tập trung chủ yếu ở phía Đông nam lãnh thổ.
Hoạt động 2:
Hãy kể tên các trung tâm thương mại lớn thế giới? Chứng minh NB là trung tâm thương mại lớn trên thế giới?
Quan hệ của VN với NB?
Dịch vụ
Thương mại
Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật, chiếm 68% giá trị GDP (2004)
Tình hình phát triển:
*Chiếm 9,4% kim ngạch XK thế giới.
*Thị trường rộng lớn
*Đứng đầu thế giới về FDI và ODA.
Tài chính
Tài chính ngân hàng đứng đầu thế giới.
Giao thông vận tải : đứng thứ 3 thế giới về vận tải biển.
Hoạt động 3:
Nêu đặc điểm sx nông nghiệp của NB?
Điều kiện tự nhiên và KT-XH ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển NN của NB? Khó khăn lớn nhất hiện nay của nông nghiệp NB là gì?
Giải thích tại sao đất đai bị thu hẹp?
Tại sao NN chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế NB?
Nhận xét lược đồ nông nghiệp NB? Tại sao ngành đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của NB ?
Nông nghiệp
Điều kiện phát triển
+Tự nhiên: đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng.
Khó khăn : thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hiện nay đang có xu hướng thu hẹp.
KT-XH :Cn phát triển mạnh nên có ưu thế để thực hiện hiện đại hóa trong sản xuất, lao động và trình độ KHKT.
Tình hình phát triển
Cơ cấu đa dạng (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) và phong phú về sản phẩm.
Nền nông nghiệp hiện đại,thâm canh mang lại năng suất cao hướng vào xuất khẩu.
Vai trò của NN đang ngày càng giảm chỉ giữ vị trí thứ yếu trong nền kinh tế.
Hoạt động 4:
Sử dụng SGK và bản đồ kinh tế GV chia lớp thành 4 nhóm lớn(mỗi nhóm tìm hiểu một vùng kinh tế).
Tìm hiểu về các mặt :vị trí, thuận lợi, khó khăn, sản phẩm chính.
Vùng nào kinh tế phát triển nhất ? sự khác nhau giữa các vùng?
HS trả lời GV chuẩn kiến thức
Vùng kinh tế
Bốn vùng gắn với 4 đảo lớn.
Vùng phát triển nhất là đảo Hôn su.
IV.CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
Nền kinh tế của NB
File đính kèm:
- bai 9 nhat ban tiet 2.docx