I . Mục tiêu:
Sau khi thực hành xong h/s cần:
1 . Kiến thức
Hiểu được các đặc điểm của hoạt động kinhtế đối ngoại của NB và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế
2 . Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích thông tin, vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu
II . Đồ dùng dạy học:
Các bảng số liệu sgk
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài thực hành ở nhà.
2 . Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Tiết 23: Thực hành phân tích hoạt động kinh tế đối ngoại của nhật bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 9- nhật bản
Tiết 23: Thực hành
Phân tích hoạt động kinh tế đối ngoại của nhật bản
Ngày soạn:1 /2/09
I . Mục tiêu:
Sau khi thực hành xong h/s cần:
1 . Kiến thức
Hiểu được các đặc điểm của hoạt động kinhtế đối ngoại của NB và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế
2 . Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích thông tin, vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu
II . Đồ dùng dạy học:
Các bảng số liệu sgk
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài thực hành ở nhà.
2 . Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân
w GV ghi nội dung của bài thực hành. Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của bài thực hành
w GV hướng dẫn làm bài thực hành cho cả lớp
1. Phân tích bảng số liệu vẽ biểu đồ.
Dựa vào bảng 9.5 Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm vẽ biểu đồ.
Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình cột. Trục tung biểu hiện giá trị tỉ USD.
Trục hoành biểu hiện năm.
Mỗi năm thể hiện hai cột ghép một cột thể hiện giá trị xuất khẩu, một cột thể hiện giá trị nhập khẩu.
* Nhận xét biểu đồ: - Giá trị xuất khẩu qua các năm, giá trị nhập khẩu qua các năm.
- Cán cân thương mại:
2. Đọc các ô thông tin nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của NB và điền vào bảng.
Hoạt động
Đặc điểm
TĐ đến sự phát triển kinh tế
Xuất khẩu
Nhập khẩu
FDI
ODA
Các HĐ khác
Hoạt động 2:Nhóm nhỏ
GV yêu cầu HS làm việc.
* Làm việc cá nhân: Vẽ biểu đồ như đã hướng dẫn.
GV gọi 2 em lên bảng vẽ và hướng dẫn để cả lớp cùng vẽ.
* Hoạt động nhóm: GV chia thành 2 nhóm lớn một nhóm làm việc với các ô kiến thức ở mục Hoạt động thương mại của NB. Nhóm khác làm việc với các ô kiến kiến thức ở mục đầu tư trục tiếp ra nước ngoài.
Mỗi nhóm lớn chia ra nhiều nhóm nhỏ đọc thông tin ở các ô kiến thức ở các ô chử cần thiết trao đổi và rút ra kết luận và điền vào phiếu học tập.
HS: Làm việc theo nhóm.
GV: Đôn đốc và giúp đở học sinh làm việc theo nhóm.
* GV yêu cầu HS nhận xét phần vẽ biểu đồ của các bạn. GV nhận xét.
* GV gọi các nhóm trình bày phiếu học tập của nhóm mình.
w GV gọi bất kỳ một thành viên nào của nhóm trình bày.
w Thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
w GV nhận xét đánh giá sự làm việc của mổi nhóm.
w GV yêu cầu HS cả lớp cùng so sánh và nhận xét và thống nhất ý kiến.
w Cá nhân làm việc dựa trên những kiến thức các nhóm đã phân tích .
w GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
I. Yêu cầu của bài thực hành.
Phân tích vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thông qua số liệu đã cho.
II.Hướng dẫn:
1. Phân tích bảng số liệu vẽ biểu đồ.
Dựa vào bảng 11.5 Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm vẽ biểu đồ.
Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình cột.
2. Đọc các ô thông tin nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của NB.
III. Tiến hành.
1. Phân tích bảng số liệu vẽ biểu đồ.
* Vẽ biểu đồ cột :
Trục tung biểu hiện giá trị xuất nhập khẩu tỉ USD.
Trục hoành biểu hiện năm.
Mỗi năm thể hiện hai cột ghép một cột thể hiện giá trị xuất khẩu, một cột thể hiện giá trị nhập khẩu.
* Nhận xét biểu đồ:
2. Đọc các ô thông tin nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của NB.
- Đặc điểm của xuất và nhập khẩu.
+ Xuất khẩu :
Chủ yếu là sản phẩm công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu đang có xu hướng tăng.
Thị trường mở rộng nhất là ở các nước phát triển, tiếp đến là các nước đang phát triển và sau cùng là các nước NIC.
+ Nhập khẩu.
Chủ yếu nhập khẩu các nguyên liệu công nghiệp, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng.
+ FDI Tranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái xuất trở lại trong nước.
+ ODA: Tích cực viện trợ để góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của NB vì thế xuất khẩu của NB tăng nhanh ở các nước NIC, ASEAN tăng nhanh.
+ Các hoạt động khác.
* Các hoạt động kinh tê đối ngoại của Nhật Bản đều có tác dụng giúp cho Nhật Bản tận dụng được các nguồn lực trong nước và nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế để nâng cao vị thế của mình
IV .Củng cố
Bài thực hành này các em cần nắm được đặc điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại của NB và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế
V. Dặn dò.
1. HS hoàn thành bài thực hành
2. HS về đọc trước bài Trung Quốc
File đính kèm:
- BA CHUA XU NUI SAI.doc