Giáo án môn Địa lý lớp 11 bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.

CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển địch cớ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Kĩ năng:

- Dựa vào bản đồ nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người .

- Phân tích bảng số liệu về: bình quân GDP/người, cơ cấu kinh tế phân theo khu vực kinh tế của từng nhóm nước.

-Liên hệ với nước ta.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 11 bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/8/2013 Tuần 1 Tiết 1 Ngày dạy: A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:  Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Nhận biết được sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs). - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển địch cớ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức. 2. Kĩ năng: - Dựa vào bản đồ nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người . - Phân tích bảng số liệu về: bình quân GDP/người, cơ cấu kinh tế phân theo khu vực kinh tế của từng nhóm nước. -Liên hệ với nước ta. 3. Thái độ: Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại. 4. Trọng tâm: - Sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển. - Đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới nền kinh tế - xã hội TG II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Giao tiếp:Trình bày về đặc điểm đa dạng của nền kinh tế thế giới, lắng nghe và phản hồi ý kiến nhận xét về biểu hiện của sự chênh lệch về trình độ phát triển KT-XH, ứng xử hòa nhã với bạn bè trong làm việc nhóm. -Tư duy:Tìm, bình luận, phân tích số liệu, thông tin về trình độ phát triển KT-XH khác nhau giữa các nhóm nước. -Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, nhận và hoàn thành trách nhiệm trong hoạt động nhóm khi phân tích tư liệu về sự chênh lệch về trình độ phát triển KT_XH giữa các nhóm nước. III.CÁC PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DAY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Thuyết trình tích cực. -Nhóm nhỏ. -Làm việc cặp đôi IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Phóng to các bảng 1.1,1.2/SGK. - Bản đồ các nước trên TG. - Chuẩn bị phiếu học tập. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức lớp: nề nếp, sĩ số (Thời gian 1 phút) 2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ học tập.(SGK, Bài tập bản đồ, vở ghi) Thời gian 2 phút 3.Bài mới So sánh tương quan cuộc sống giữa VN với Hoa Kỳ => cụôc sống giữa hai nước. Kể một số thành tựu KH mới hiện nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung Họat động 1: tìm hiểu sự phân chia TG thành các nhóm nước . Hình thức: cặp Thời gian 7 phút Phương pháp : suy nghĩ, thảo luận. Tư liệu: SGK Đồ dùng: bản đồ H1.SGK phóng to. B1: GV yêu cầu HS Quan sát hình 1/6/SGK và dựa vào kiến thức đã đọc, trả lời: - Trên TG được chia thành các nhóm nước nào? - Nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên TG theo mức GDP BQĐN (USD/người) qua hình 1. -Liên hệ VN thuộc nhóm nước nào? B2: HS trả lời, HS khác bổ sung. B3:- GVchuẩn kiến thức và giảng thêm cho HS về các chỉ tiêu HDI Họat động 2: sự tương phản về trình độ phát triển KT _XH của các nhóm nước Hình thức: nhóm Thời gian 15 phút Phương pháp : suy nghĩ, thảo luận. Tư liệu: SGK Đồ dùng:bảng số liệu 1;2;3 SGK phóng to. B1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ, các nhóm chuẩn bị trong 3 phút. + Nhóm 1: làm việc bảng 1.1, trả lời câu hỏi: nhận xét chênh lệch về GDP BQĐN giữa các nhóm nước (phiếu HT số 1) + Nhóm 2: làm việc bảng 1.2, trả lời câu hỏi: nhận xét cơ cấu GDP giữa các nhóm nước (phiếu HT số 2) + Nhóm 3: làm việc bảng 1.3 và ô kiến thức kèm theo, trả lời câu hỏi: nhận xét sự khác biệt về HDI và tuổi thọ trung bình giữa các nhóm nước B2: Các nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi, bổ sung.(Mỗi nhóm 2 phút) B3: GV nhận xét sửa chữa bổ sung cho từng nhóm.(6 phút) *Gần đây có những thay đổi trong các nước đang phát triển:tập trung phát triển khi vực II và III. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới. *Tuổi thọ TB và chất lượng cuộc sống của cả TG đều tăng. *Chênh lệch :các nước phát triển ở mức cao, các nước đang phát triển ở mức thấp, Hoạt động 3: tìm hiểu cuộc CM KH và CN hiện đại . Hình thức :cả lớp. Thời gian 12 phút Phương pháp : suy nghĩ, thảo luận. Tư liệu: SGK Đồ dùng: tranh ảnh về, tư liệu về kĩ thuật ,công nghệ hiện đại. - GV giảng giải về cuộc CM KH và CN hiện đại, so sánh các cuộc CM khoa học công nghệ mà con người đã trải qua B1:GV yêu cầu HS đọc SGK mục III và sự hiểu biết trả lời: -Thời gian bắt đầu của Cuộc CMKH –CN hiện đại. -Đặc điểm nổi bật. Cho ví dụ.(Nêu một số thành tựu của 4 ngành công nghệ trụ cột). -Cuộc CMKHCN hiện đại tác động như thế nào đến nền kinh tế TG? - Để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại các em phải làm gì? B2: HS trả lời và bổ sung. B3:GV bổ sung và chốt ý: Cuộc CMKHCN hiện đại góp phần đưa nền kinh tế TG tiến lên một trình độ mới đó là nền kinh tế tri thức. I. Sự phân chia TG thành các nhóm nước - Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển - Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nhiều, HDI thấp - Các nước phát triển thì ngược lại - Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về CN gọi là các nước công nghiệp mới (NICs) II. Sự tương phản về trình độ phát triển KT - XH của các nhóm nước - GDP BQĐN chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển - Trong cơ cấu KT, + Các nước phát triển KV dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, NN rất nhỏ + Các nước đang phát triển tỉ lệ ngành NN còn cao - Tuổi thọ TB các nước phát triển > các nước đang phát triển - HDI các nước phát triển > các nước đang phát triển III. Cuộc CM KH và CN hiện đại - Cuối thế kỷ XX, đầu TK XXI, CM KH và CN hiện đại xuất hiện - Đặc trưng: + Bùng nổ công nghệ cao + Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao + Bốn CN trụ cột: Công nghệ sinh học, vật liệu, năng lượng, thông tin - Tác động của CMKHCN hiện đại + Xuật hiện nhiều ngành CN mới có hàm lượng KT cao: SX phần mềm, CN gen Dịch vụ tri thức : bảo hiểm, viễn thông + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch: tăng tỷ trọng ngành DV, giảm tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp + Nền kinh tế tri thức: KT dựa vào tri thức, kỹ thuật, CN cao 4. Củng cố - Đánh giá (Thời gian 6 phút) Em hãy xây dựng sơ đồ và đặt một số câu hỏi của nội dung bài học Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng) và lập dàn ý trả lời. *Đối với HS trung bình:  1. Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng. Câu 1. Các quốc gia trên TG được chia thành hai nhóm: đang phát triển và phát triển dựa trên cơ sở:    a. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên    b. Sự khác nhau về tổng DS của mỗi nước    c. Sự khác nhau về trình độ KT – XH    d. Sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người    Câu 2. Hàn Quốc, Singapore, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, được gọi là:    a. Các nước đang phát triển b. Các nước phát triển    c. Các nước kém phát triển d. Các nước công nghiệp mới hoặc là các nước đang phát triển    Câu 3. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:    a/ Ra đời hệ thống các ngành công nghệ hiện điện – cơ khí    b/ Chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp    c/ Xuất hiện và phát triển các ngành công nghệ cao    d/ Tự động hóa nền sản xuất công nông nghiệp    Câu 4. Kinh tế tri thức là loại hình KT dựa trên:    a. Chất xám, KT, công nghệ cao b. Vốn, KT cao, lao động dồi dào    c. Máy móc hiện đại , lao động rẻ d. Máy móc nhiều, lao động rẻ  2.Tự luận: Câu 1: Xây dưng sơ đồ tóm tắt nội dung bài học. Câu2:Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT - XH của các nhóm nước. (Trình bày) Câu3: Nêu đặc trưng và tác động c *Đối với HS khá giỏi: ủa cuộc CMKH-CN hiện đại đến nền KT-XH thế giới. (Trình bày) Câu 4: SGK/9 (vận dụng) Câu1 Hãy nêu thành tựu và lợi ích của bốn công nghệ trụ cột trong cuộc CMKH-CN hiện đại. 1.Công nghệ sinh học. -Thành tựu:tạo ra những giống vật nuôi ko có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh -Lợ ích:Làm phong phú giới SV. Hank chế nguy cơ tiệt chủng, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi 2.Côg nghệ vật liệu: -Thành tựu:Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới. -Lợi ích:Tăng tuổi thọ công trình, giảm nguy cơ cạn kiệt tài nguyên. 3.Công nghệ năng lượng: -Thành tựu:Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới . -Lợi ích:Giảm nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. 4.Công nghệ thông tin: -Thành tưụ:Tạo ra các vi mạch, chip điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp sợi quang. -Lợi ích:Nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu giữ thông tin. năng suất và hiệu quả trong, mọi lĩnh vực. Câu 2:VN có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì khi tiếp cận nền KT tri thức? -Thuận lợi: +Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu KT, tiếp cận nền KT này góp phần chuyển dịch cơ cấu KT hiệu quả hơn. +Nước ta đang trong quá trình mở cửa, tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức KT trênTG tạo ĐK cho nước ta cho nước ta tiếp cận với nền Kt này. +Đội ngũ LĐ ngày càng có trình độ tay nghề cao. Có khả năng tiếp yhu và áp dụng những thành tựu và kinh nghiệm của các nước. Và đặc biệt nước ta rất quan tâm đầu tư cho giáo dục và khoa học công nghệ. +Nhiều CSVCKTcủa nước ta đã và đang hình thành là các nôi của nền KT tri thức. -Khó khăn: +Thực tại nền KT nước ta còn đang trong tình trạng pt thấp, nạn chảy máu chất xám thường xuyên diễn ra, vì chế độ ưu đãi cho người LĐ nhìn chung còn thấp chưa thu hút được họ. +Kh công nghệ còn lạc hậu so với khu vực vàTG. +Đội ngũ công nhân tri thức còn ít cả về số lượng và chất lượng. +Mạng lưới cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền KT tri thức còn hạn chế. +Thiếu vốn đầu tư cho công nghệ cao cả về nghiên cứu và xây dựng. +Cơ cấu KT chuyển dịch còn chậm. Nông,CN còn chiếm tỉ trọng cao trong GDP. +Nguy cơ tụt hậu về Kt và trở thành bãi thải công nghệ của nhiều nước pt. Trình độ của người LĐ nhìn chung là thấp. Câu 3: Em hãy cho biết hướng PT nền Kt tri thức ở VN -Coi trọng việc pt giáo dục và đào tào, cải thiện chiến lược đầu tư, ưu tiên pt giáo dụcvà đào tạo,đặc biệt chú trọng pt nhân tài. -Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nghiên cứu khoa học và pt công nghệ : tăng cường năng lực nghiên cứucủa các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học. -Phát triển mạnh các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu và pt khoa học. -Chú trọng pt công nghệ thông tin:ngày nay công nghệ thông tin đặc biệt là internét, thương mại điện tử và công nghệ phần mềm đóng vai trò nền tảng trong việc tiến tới nền KT tri thức. -Chú trọng tiếp cận nền KT thế giới 5. Hoạt động nối tiếp (Thời gian 2 phút)    -Học bài và vẽ BĐ bài tập 3/ 9/ SGK  V. PHỤ LỤC    * Phiếu học tập số 1 :    Dựa vào hình 1, hòan thành bảng sau:    Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên TG theo mức GDP/người (USD/người) năm 2004   GDP/người (USD/người) MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU Mức thấp: < 725 Mức TB dưới: 725-2895 Mức TB trên: 2895- 8955 Mức cao: > 8955    * Phiếu học tập số 2:    Sự tương phản về KT – XH giữa các nhóm nước  Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP(2004) % Tỉ trọng GDP phân theo KV KT (2004) Khu vực I Khu vực II Khu vực III Khu vực I Khu vực II Khu vực III Tuổi thọ bình quân (2005) HDI (2003) THÔNG TIN PHẢN HỒI * Phiếu học tập số 1 : GDP/người (USD/người) MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU Mức thấp: < 725  Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Lào, Căm puchia. Mức trung bình dưới: 725-2895  Liên Bang Nga, Ucraina, Thái lan, Malai xia, Angiêri Mức trung bình trên: 2895- 8955  Braxin, Paragoay, Nam Phi, Mêhicô, Libi Mức cao: > 8955  Hoa Kì, Canađa, Pháp, Đưc, Ô-xtrây-lia *Phiếu học tập số 2: Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP(2004) 79,3% 20,7% Tỉ trọng GDP phân theo KV KT (2004) % KVI KVII KVIII KVI KVII KVIII 2 27 71 25 32 43 Tuổi thọ bình quân (2005) 76 65 HDI (2003) 0,855 0,694 VI.RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGIAO AN Dia11Bai1.doc