Giáo án môn Địa lý lớp 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 2: Kinh tế

Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC).

Tiết 2. KINH TẾ

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này HS sẽ:

- Kiến thức cơ bản:

+ Biết được những thành tựu đáng kể của nền kinh tế Trung Quốc từ khi tiến hành hiện đại hóa.

+ Biết được mục đích của công nghiệp hóa, các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để phát triển công nghiệp và một số thành tựu của công nghiệp trung Quốc.

+ Biết được các biện pháp và kết quả của hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc.

- Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu, kỹ năng đọc lược đồ, bản đồ.

- Thái độ: Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường: THPT Lương Định Của Họ và tên Gsh: Huỳnh Thị Kiều Hoa Lớp: 11A4 Môn: Địa lí Mã số: 6075629 Tiết thứ: 4 Họ và tên GVHD: Trần Thị Hương Giang Ngày 11 tháng 03 năm 2011 Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC). Tiết 2. KINH TẾ I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này HS sẽ: - Kiến thức cơ bản: + Biết được những thành tựu đáng kể của nền kinh tế Trung Quốc từ khi tiến hành hiện đại hóa. + Biết được mục đích của công nghiệp hóa, các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để phát triển công nghiệp và một số thành tựu của công nghiệp trung Quốc. + Biết được các biện pháp và kết quả của hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc. - Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu, kỹ năng đọc lược đồ, bản đồ. - Thái độ: Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Đàm thoại. - Đặt vấn đề. - Diễn giảng. - Hoạt động nhóm. 2. Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế chung của Trung Quốc. III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những thuận lợi của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. 2. Giới thiệu bài mới: Tiết trước, chúng ta đã được tìm hiểu về những đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội của Trung Quốc. Và khi nhắc đến Trung Quốc, người ta không chỉ nghĩ đến một quốc gia có diện tích rộng lớn thứ tư thế giới, một quốc gia có dân số đông nhất thế giới mà người ta còn nghĩ ngay đến một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Đó chính là thành tựu nổi bật mà công cuộc hiện đại hóa đã đem lại cho Trung Quốc. Vậy, công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc diễn ra như thế nào? Nó đã đem lại những kết quả gì? Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được thiết lập từ khi nào? Hiện nay mối quan hệ này ra sao? Những vấn đề này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay qua bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC), tiết 2. KINH TẾ. 3. Dạy bài mới: Thời gian Nội dung lưu bảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Khái quát. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, trung bình là 8%. - Tổng GDP lớn, xếp vị trí thứ 7 trên thế giới, đạt 1.649,3 tỉ USD (2004). - Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng 5 lần trong 20 năm qua. - Cán cân xuất nhập khẩu dương. II. Các ngành kinh tế. 1. Công nghiệp: a. Các nguồn lực phát triển công nghiệp: - Tự nhiên: Khoáng sản phong phú và đa dạng. - Kinh tế - xã hội: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chính sách hỗ trợ nhiều mặt của chính phủ, nguồn đầu tư từ nhiều nước trên thế giới, b. Chính sách phát triển công nghiệp: - Thay đổi cơ chế quản lý: các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ. - Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. c. Quá trình công nghiệp hóa: - Giai đoạn đầu: Phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng truyền thống. - Từ năm 1994: Tập trung phát triển 5 ngành: điện tử, chế tạo máy, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng. d. Thành tựu của hiện đại hóa công nghiệp: - Phát triển các ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động, - Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới, như: xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện e. Phân bố: - Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt là ở vùng duyên hải. - Một số trung tâm công nghiệp chính: Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, 2. Nông nghiệp: a. Nguồn lực phát triển nông nghiệp: - Tự nhiên: Đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng, có nhiều sông lớn - Kinh tế - xã hội: Nguồn lao động dồi dào, chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý, có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật. b. Chính sách phát triển nông nghiệp: - Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. - Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi. - Đưa kỹ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới. - Miễn thuế nông nghiệp. c. Thành tựu nông nghiệp: - Nhiều loại nông sản đạt năng suất cao. - Một số loại nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới (thịt lợn, lương thực, bông,). d. Phân bố: - Nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các đồng bằng phía Đông như Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. - Một số nông sản chính: lúa mì, lúa gạo, ngô, củ cải đường, III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam. - Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ từ rất lâu đời. - Trung Quốc và Việt Nam hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trên nền tảng tình hữu nghị và sự ổn định lâu dài. - Phương châm hợp tác: “Láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. - Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng nhanh. * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về nền kinh tế Trung Quốc. - GV trình bày ngắn gọn về hai giai đoạn xây dựng và phát triển của Trung Quốc: + Từ 1949 đến 1978: Trong giai đoạn này, Trung Quốc thực hiện công cuộc đại nhảy vọt và cách mạng văn hóa. Tuy nhiên, công cuộc này không đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân và gây thiệt hại cho nền kinh tế. Kết quả, Trung Quốc vẫn là một trong những nước nghèo nàn, lạc hậu trên thế giới. + Từ 1978 đến nay: Trong giai đoạn này, Trung Quốc tiến hành công cuộc hiện đại hóa đất nước. Nhờ công cuộc này mà Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, khiến cả thế giới khâm phục. Ø Dựa vào SGK, em hãy cho biết công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thành tựu gì cho Trung Quốc ? - GV chuẩn kiến thức. ¥ Chuyển ý: Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện bước đi chiến lược thứ ba. Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu: từ năm 2000 đến giữa thế kỉ XXI, hoàn thành về cơ bản công cuộc hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp; nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế; đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế trong thế kỉ XXI. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về công cuộc công nghiệp hóa của Trung Quốc. - GV chia lớp làm 4 nhóm. Trong mỗi nhóm, GV cho HS thảo luận theo hình thức cặp đôi. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển công nghiệp của Trung Quốc. + Nhóm 2: Tìm hiểu về các chính sách phát triển công nghiệp của Trung Quốc. + Nhóm 3: Tìm hiểu về quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc. + Nhóm 4: Tìm hiểu về các thành tựu của quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc. - Cho HS thảo luận nhóm trong 3 phút. - Hết thời gian thảo luận nhóm, GV cho đại diện HS mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận theo từng nội dung tìm hiểu. Ø Trung Quốc có nhữngđiều kiện thuận lợi nào về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển công nghiệp? - GV chuẩn kiến thức. Ø Trung Quốc đã áp dụng những chính sách gì để phát triển công nghiệp? - GV chuẩn kiến thức. Ø Quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc diễn ra như thế nào? - GV chuẩn kiến thức. Ø Quá trình công nghiệp hóa của trung Quốc đã đạt được những thành tựu gì? - GV chuẩn kiến thức. - GV cho HS nghiên cứu bảng 10.1, SGK trang 93. Ø Dựa vào bảng 10.1, em hãy nhận xét sự tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc. - GV chuẩn kiến thức (Trong giai đoạn 1985 – 2004, nhìn chung tất cả các sản phẩm đều tăng. Cụ thể: + Than: tăng 1,7 lần. + Điện: tăng 5,6 lần. + Thép: tăng 5,8 lần. + Xi măng: tăng 6,6 lần. + Phân đạm: tăng 2,1 lần. => Xi măng tăng nhanh nhất, than tăng chậm nhất.) Ø Dựa vào hình 10.8 và bản đồ kinh tế chung của Trung Quốc, hãy nhận xét sự phân bố của công nghiệp Trung Quốc. - GV chuẩn kiến thức. Ø Hãy kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc. - GV chuẩn kiến thức. Ø Tại sao các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông? - GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về quá trình hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc. Ø Trung Quốc có nhữngđiều kiện thuận lợi nào về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp? - GV chuẩn kiến thức. Ø Trung Quốc đã thực hiện những chính sách nào để phát triển nông nghiệp? - GV chuẩn kiến thức. Ø Trung Quốc đã đạt được những thành tựu gì trong phát triển nông nghiệp? - GV chuẩn kiến thức. Ø Dựa vào hình 10.9 và bản đồ kinh tế chung của Trung Quốc, hãy nhận xét sự phân bố cảu nông nghiệp Trung Quốc. - GV chuẩn kiến thức. Ø Hãy kể tên một số nông sản chính của Trung Quốc. - GV chuẩn kiến thức. Ø Hãy kể tên một số loài gia súc của Trung Quốc. - GV chuẩn kiến thức. Ø Tại sao lại có sự khác biệt lớn trong sự phân bố nông nghiệp giữa niền Đông và miền Tây của Trung Quốc? - GV chuẩn kiến thức. ¥ Chuyển ý: Trung Quốc là láng giềng của Việt Nam ở phía Bắc, giữa Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ rất lâu đời. Vậy, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam được thiết lập từ khi nào? Nền tảng và phương châm của mối quan hệ này là gì? Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu những vấn đề này trong phần III. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. * Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ø Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ từ khi nào? - GV chuẩn kiến thức. Ø Nền tảng của mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là gì? - GV chuẩn kiến thức. Ø Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay như thế nào? - GV chuẩn kiến thức. * Hoạt động 1: Cả lớp. - Lắng nghe. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. * Hoạt động 2: Nhóm, cặp đôi và cá nhân. - Thảo luận nhóm. - Đại diện HS nhóm 1 trả lời. - Ghi bài vào tập. - Đại diện HS nhóm 2 trả lời. - Ghi bài vào tập. - Đại diện HS nhóm 3 trả lời. - Ghi bài vào tập. - Đại diện HS nhóm 4 trả lời. - Ghi bài vào tập. - Nhận xét sự tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2004. - Lắng nghe. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. - Kể tên một số trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Lắng nghe. * Hoạt động 3: Cá nhân. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. - Nhận xét sự phân bố của nông nghiệp Trung Quốc. - Ghi bài vào tập. - Kể tên một số nông sản chính của Trung Quốc. - Kể tên một số loài gia súc của Trung Quốc. - Lắng nghe. - Giải thích. - Lắng nghe. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. 4. Đánh giá: GV cho HS trả lời một số câu hỏi củng cố: Câu 1: Hãy trình bày kết quả của công cuộc hiện đại hóa công nghiệp của Trung Quốc. Câu 2: Hãy trình bày kết quả của công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc. 5. Hoạt động nối tiếp: - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK trang 95. - Dặn dò HS về nhà đọc và chuẩn bị bài mới, “bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC), (tiếp theo), tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi cảu nền kinh tế Trung Quốc”. Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn: 07/03/2011 Ngày duyệt.......................... Người soạn Chữ ký................................. ......................................

File đính kèm:

  • doctrung quoc tiet 2(1).doc
Giáo án liên quan